*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Đại dịch đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các nước cũng ghi nhận 743.567 bệnh nhân COVID được điều trị khỏi bệnh.
Trong cuộc họp báo hàng tuần, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump về đề xuất tiêm thuốc khử trùng để góp phần chữa COVID-19 mà ông đưa ra mới đây và đề cập tới bình luận của lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Mitch McConnell rằng phá sản có thể là điều tốt nhất cho chính quyền bang và địa phương.
"Tổng thống đang đề nghị người dân tiêm Lysol vào phổi của họ và Mitch thì nói rằng các bang nên phá sản đi. Trong vòng 24 giờ đó rõ ràng là cách mà Đảng Cộng hòa khước từ khoa học và công tác quản lý", bà Pelosi nói, "Không có khoa học trong quá trình ra quyết định thì chúng ta sẽ không đi trên 1 con đường thành công lắm đâu".
"Không may là chúng ta đang thấy thành viên Đảng Cộng hòa đưa ra các bình luận không một chút liên hệ nào với khoa học và thực tế", bà Pelosi nói thêm, "Rõ ràng và đáng buồn là Tổng thống không lắng nghe các chuyên gia y tế. Tôi không biết là nếu có thì ông ấy đang nghe ai nữa".
Phát ngôn của bà Pelosi được đưa ra trong thời điểm số người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ đã vượt mốc 50.000.
Trong cuộc họp báo hàng tuần, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump về đề xuất tiêm thuốc khử trùng để góp phần chữa COVID-19 mà ông đưa ra mới đây và đề cập tới bình luận của lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Mitch McConnell rằng phá sản có thể là điều tốt nhất cho chính quyền bang và địa phương.
"Tổng thống đang đề nghị người dân tiêm Lysol vào phổi của họ và Mitch thì nói rằng các bang nên phá sản đi. Trong vòng 24 giờ đó rõ ràng là cách mà Đảng Cộng hòa khước từ khoa học và công tác quản lý", bà Pelosi nói, "Không có khoa học trong quá trình ra quyết định thì chúng ta sẽ không đi trên 1 con đường thành công lắm đâu".
"Không may là chúng ta đang thấy thành viên Đảng Cộng hòa đưa ra các bình luận không một chút liên hệ nào với khoa học và thực tế", bà Pelosi nói thêm, "Rõ ràng và đáng buồn là Tổng thống không lắng nghe các chuyên gia y tế. Tôi không biết là nếu có thì ông ấy đang nghe ai nữa".
Phát ngôn của bà Pelosi được đưa ra trong thời điểm số người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ đã vượt mốc 50.000.
Ổ dịch xuất hiện trên tàu hải quân Đài Loan mới đây dấy lên lo ngại về nỗ lực chống dịch hiệu quả của hòn đảo này suốt nhiều tháng qua.
27 thủy thủ trên một tàu tiếp tế của hải quân Đài Loan được xác nhận mắc COVID-19 không lâu sau khi trở về từ chuyến thăm hữu nghị đến Palau hồi đầu tháng.
Người đứng đầu cơ quan Quốc phòng Đài Loan lên tiếng xin lỗi vào tối 21/4, và nói rằng ông sẵn sàng từ chức. Trong cuộc họp ngắn hôm 22/4, người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn cũng gửi lời xin lỗi và nói sẽ chịu trách nhiệm. Hiện giới chức hòn đảo này đang điều tra ổ dịch trên tàu.
Theo người đứng đầu Đài Loan, con tàu được điều động để tham gia một cuộc tập trận thường niên, cũng như thực hiện nhiệm vụ đặc biệt tại Palau.
Những lời xin lỗi trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều người bày tỏ lo ngại khi quân đội Đài Loan mắc phải sai lầm, vì để 744 thủy thủ trên 3 con tàu chiến lên bờ và di chuyển tới hơn 90 địa điểm, sau khi trở về Đài Loan hôm 9/4.
Tuy nhiên, Palau hiện chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Do đó các quan chức y tế Đài Loan nghiêng về khả năng các thủy thủ nhiễm bệnh trước khi rời bến.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ả Rập Saudi mới đây đã tuyên bố gia hạn lệnh ngừng bắn đơn phương ở Yemen thêm 1 tháng để ủng hộ nỗ lực khống chế đại dịch COVID-19 ở đất nước vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh.
Thông báo được đưa ra sau quyết định ngừng bắn 2 tuần của liên minh do Ả Rập Saudi dẫn đầu trong cuộc đối đầu với nhóm phiến quân Houthi, hiện đang nắm giữ quyền kiểm soát 1 số khu vực ở Yemen.
Cuộc chiến của Yemen được coi là "Cuộc Khủng hoảng Nhân đạo Tồi tệ nhất Thế giới" trong 3 năm liên tiếp. Tổ chức Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết chỉ 1 nửa trong số các trung tâm y tế của Yemen hoạt động được.
CNN dẫn nguồn quan chức cho biết, Hải quân Mỹ vừa phát hiện 1 ổ dịch COVID-19 với ít nhất 18 ca bệnh trên tàu khu trục USS Kidd, hiện đang thực hiện nhiệm vụ chống ma túy ở khu vực biển Carribe/Đông Thái Bình Dương.
USS Kidd. Ảnh:Crishanda K. McCall/U.S. Navy/Reuters
Lầu Năm Góc đã xác nhận có tình trạng bùng dịch trên tàu này với hơn 1 ca dương tính với SARS-CoV-2. Thủy thủ đầu tiên cho kết quả dương tính với virus đã được đưa khỏi tàu khi xuất hiện các dấu hiệu.
"Họ đang chuẩn bị quay trở lại cảng, nơi họ tiến hành nỗ lực nhằm làm sạch con tàu. Họ sẽ giảm bớt 1 phần thủy thủ đoàn trên tàu. Và cố gắng giúp mọi người khôi phục sức khỏe, đưa con tàu trở lại biển cả", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết.
Một đội y tế của Hải quân Mỹ đang tiến hành công tác theo dõi tiếp xúc và cách ly những cá nhân có nguy cơ.
Việt Nam đang chịu nhiều tác động do đại dịch gây ra, nhưng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam quyết định đóng góp 50.000 USD hỗ trợ Quỹ Ứng phó Covid-19 của WHO với hy vọng sẽ phần nào giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 24-4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trao tượng trưng khoản đóng góp 50.000 USD của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam ủng hộ Quỹ ứng phó với Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm góp phần chung tay phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trao tượng trưng khoản đóng góp 50.000 USD của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam ủng hộ Quỹ ứng phó với Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới tới ông Kidong Park, Đại diện WHO tại Việt Nam. Ảnh: BNG
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo CNBC, mới đây cộng đồng tình báo Mỹ cho biết sẽ kiểm tra về khả năng liệu có phải virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không. Ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của tổng thống Nga Vladimir Putin, mới đây đã trả lời về vấn đề này.
Khi được hỏi về liệu ông Putin có nói về việc điều tra với ông Trump hay không, ông Peskov nói: "Việc này chưa bao giờ được hai tổng thống đề cập".
"Chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi có thể hỗ trợ điều tra nguồn gốc của virus. Chúng tôi không cho rằng điều tra và đổ lỗi cho bất kì quốc gia nào trên thế giới về virus này mà không có bằng chứng cụ thể là điều nên làm".
Có thể thấy, Nga đang cố gắng giữ vị trí trung lập trong những tranh cãi xoay quanh mối quan hệ Mỹ - Trung giữa đại dịch COVID-19 . Trước khi dịch bệnh bùng phát mạnh, Washington và Bắc Kinh đã trải qua khoảng thời gian gay gắt vì các động thái trong chiến tranh thương mại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, dự kiến sẽ khởi động một chương trình "hợp tác mang tính dấu mốc nhằm thúc đẩy quá trình phát triển, sản xuất và phân phối vaccine, chẩn đoán cũng như liệu pháp cho COVID-19 một cách công bằng".
Theo WHO, mục đích của việc hợp tác là để khiến vaccine, chẩn đoán và liệu pháp cho COVID-19 có thể dễ dàng tiếp cận với những người cần, trên toàn thế giới.
Pháp cho biết nước này sẽ không xác định thời điểm dỡ bỏ các hạn chế đối với nhà hàng và quán cafe cho tới cuối tháng 5.
"Không có gì tệ hơn việc nóng vội mở cửa trở lại để rồi sau đó phải ra lệnh đóng cửa mới. Chúng tôi muốn từ từ lên kế hoạch cho quá trình mở cửa trở lại trong điều kiện vệ sinh tốt nhất có thể", Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire nói.
Ông Le Maire nói thêm rằng, các chủ bất động sản nên thể hiện "sự đoàn kết" đối với các chủ nhà hàng, những người không thể trả tiền thuê nhà, nếu không nhà hàng sẽ phải tuyên bố phá sản và họ "đằng nào cũng sẽ không nhận được tiền".
Trong 24 giờ qua, tại Nga đã ghi nhận thêm 5.849 ca nhiễm virus SARS-Cov-2, nâng tổng số mắc bệnh lên 68.622 người ở 85 chủ thể của đất nước.
Theo Ban điều hành về ngăn ngừa và chống lây lan dịch Covid-19 của Nga , đáng chú ý là có tới hơn 46% các trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng. Đến thời điểm này, trên cả nước Nga đã có 5.568 người được chữa khỏi, 615 trường hợp tử vong.
Phần lớn những ca nhiễm mới vẫn là ở thủ đô Moscow, trong vòng một ngày đêm đã có thêm 2.957 người mới, nâng tổng số mắc bệnh lên gần 36.900 người, trong đó có 2.735 người đã bình phục, 325 trường hợp tử vong. Đa số các bệnh nhân tử vong có bệnh nền như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Khi số ca tử vong do nhiễm COVID-19 ở thành phố New York vượt quá 10.000 người thì những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tang lễ bận rộn không ngơi tay.
Các công ty vận chuyển tử thi đến nơi an nghỉ cuối cùng đang nhận quá nhiều yêu cầu, cộng với tình trạng quá tải tại các nhà tang lễ và nghĩa trang đang khiến các gia đình không thể tiến hành chôn cất người thân ngay được.
"Các công ty sản xuất quan tài còn không còn quan tài để bán nữa," ông James Donofrio - giám đốc nghĩa trang Mount Richmond - nói.
Tổ chức Hebrew Free Burial đã chuẩn bị sẵn một số quan tài và một số đồ bảo hộ cá nhân cho nhân viên và vải liệm cho tử thi trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại New York. Họ nghĩ lượng dữ trữ sẽ đủ dùng. Nhà lạnh mà họ đặt mua từ tháng trước để giữ lạnh thêm 4 thi thể sẽ đủ đáp ứng cho nhu cầu tang lễ trong khu vực.Vậy mà, tất cả đều không đủ. Bây giờ, họ thậm chí còn đang duy trì 1 xe rơ-moóc lạnh có sức chứa lên tới 20 thi thể.
Đọc bài đầy đủ trong link dưới:
Lãnh đạo EU đã đồng ý lập quỹ mới để tái thiết các nền kinh tế khu vực bị tổn hại bởi đại dịch COVID-19. Có thể mức gây quỹ thấp nhất là 1 nghìn tỷ euro (1,1 nghìn tỷ USD).
"Quỹ này sẽ nhắm tới những khu vực và các vùng địa lý bị ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu và dành để xử lý cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ này", lãnh đạo 27 nước EU tuyên bố trong thông cáo.
Các lãnh đạo EU cũng chính thức thông qua một gói cứu trợ trị giá ít nhất 500 tỷ euro, trong đó bao gồm 100 tỷ euro trợ cấp tiền lương.
18h ngày 24/4, Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 mới. Tổng số ca mắc hiện tại là 270 trường hợp, trong đó 225 người đã khỏi bệnh.
Cả 2 trường hợp mắc mới đều là du học sinh từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 22/4 trên chuyến bay VN311. Ngay sau nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình.
- Ca bệnh 269 (BN269): Bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ ở Hương Mai, Việt Yên, Bắc Giang.
- Ca bệnh 270 (BN270): Bệnh nhân nữ, 22 tuổi, địa chỉ ở Đông Thắng, Tiến Dũng, Yên Dũng, Bắc Giang.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tỷ lệ lây nhiễm của virus corona chủng mới ở Đức đã tăng lên 0,9 - có nghĩa là cứ 10 người mang virus thì trung bình có thể lây bệnh cho 9 người khác, Viện Robert Koch - trung tâm kiểm soát và dịch bệnh Đức cho hay.
Như vậy, tỷ lệ lây nhiễm của SARS-CoV-2 ở nước này đã tăng lên so với mức 0.7 cách đây 1 tuần, Phó Chủ tịch Lars Schaade cho biết.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo rằng nếu tỷ lệ này - còn được biết tới là hệ số R0 - vượt mức 1 thì hệ thống y tế của Đức sẽ bị quá tải.
Hôm qua, 23/4, bà Merkel bày tỏ lo ngại rằng một số bang ở Đức đã tiến tới nới lỏng hạn chế chống dịch quá sớm và động thái này có thể làm ảnh hưởng tới những kết quả mà Đức đã đạt được.
Đức bắt đầu nới lỏng một số hạn chế. Ảnh: Getty
Tính đến thời điểm hiện tại, Đức có 150.383 ca COVID-19 và 5.321 trường hợp tử vong do căn bệnh này.
Đức ghi nhận 2.337 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua - giảm nhẹ sau 3 ngày liên tiếp số ca nhiễm mới leo thang.
Giới chức địa phương Nhật Bản quyết định "hy sinh" hàng nghìn bông hoa đẹp để ngăn ngừa tình trạng tập trung đông người, tránh lây lan COVID-19.
Tờ Guardian (Anh) ngày 24/4 cho biết thưởng thức hương hoa hồng phảng phất trong gió là truyền thống đặc biệt tại Nhật Bản khi Xuân đến. Tuy nhiên, năm nay xuất hiện nhiều lo ngại rằng các lễ hội hoa có thể trở thành "ổ dịch" lây nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong tuần này, nhiều công nhân đã bắt đầu cắt búp của 3.000 cây hoa hồng ở công viên Yono tại Saitama, phía Bắc Tokyo.
Thông tin được dẫn nguồn từ Báo Tin tức. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Theo NBC News, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/4 (giờ Mỹ) đã đề xuất rằng có thể sử dụng chất khử trùng để chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng đây là một phương pháp cực kỳ nguy hiểm và có thể khiến người bệnh tử vong.
Cụ thể, sau khi một quan chức An ninh Nội địa Mỹ đề cập tới khả năng chất khử trùng, chất tẩy rửa có thể tiêu diệt virus corona trên các bề mặt, ông Trump đã nói về chi tiết này giữa cuộc họp báo ở Nhà Trắng.
"Tôi thấy rằng chất khử trùng có thể tiêu diệt virus corona trong một phút. Chỉ trong một phút. Và chúng ta có thể làm những điều tương tự như vậy, ví dụ như tiêm vào người chăng? Bởi vì virus corona xuất hiện ở phổi, và lây lan số lượng lớn trên phổi. Sẽ rất thú vị khi thử tới khả năng đó. Tôi thấy nó rất thú vị".
Ảnh: Michael Reynolds | EPA | Bloomberg via Getty Images
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết các chất khử trùng rất độc hại và sẽ gây nguy hiểm lớn tới sức khỏe nếu sử dụng sai cách.
"Đề xuất ý tưởng tiêm hoặc cho bệnh nhân tiêu hóa bất kì loại sản phẩm tẩy rửa nào cũng là vô trách nhiệm và nguy hiểm. Đây là phương pháp mà người ta dùng khi họ muốn tự sát," Tiến sĩ Vin Gupta, bác sĩ chuyên khoa phổi và là chuyên gia về chính sách y tế toàn cầu, cho biết.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cảnh báo người dân không được uống các loại hóa chất như thuốc tẩy và cho biết khi sử dụng những loại hóa chất này người uống sẽ "buồn nôn, nôn, tiêu chảy và xuất hiện các triệu chứng mất nước nghiêm trọng".
"Chất tẩy hoặc cồn isopropyl hoặc bất kỳ loại chất tẩy rửa gia dụng thông thường nào đều không phù hợp để uống kể cả khi chỉ là một lượng nhỏ. Một lượng nhỏ cũng đủ gây chết người," tiến sĩ Gupta nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tờ The Telegraph viết: Dù ghi nhận các trường hợp nhiễm Covid-19 ngay từ tháng 1 – thời điểm dịch bệnh mới chỉ bùng phát nghiêm trọng trong lãnh thổ Trung Quốc, thì cho đến nay, số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang được giữ ở mức cực kỳ thấp so với phần còn lại của thế giới.
Từ sáng ngày 23/4, Việt Nam đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm nghiêm ngặt và hạn chế giãn cách xã hội cho phép cuộc sống ở các thành phố lớn dần được trở lại bình thường mặc dù nhiều quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á vẫn còn thực hiện các lệnh cấm này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo vào thứ Tư tuần này trừ một vài khu vực ở một số địa phương thì không có tỉnh nào nằm trong diện có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở mức cao. Mặc dù dỡ lệnh phong tỏa nhưng một số cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ vẫn phải đóng cửa.
Theo Telegraph, đất nước 95 triệu dân này trở thành một câu chuyện thành công trong đại dịch này. Đến nay, Việt Nam chỉ có 268 trường hợp nhiễm Covid-19 và chưa có trường hợp tử vong nào.
Chính phủ Việt Nam đã cố gắng kiểm soát dịch bệnh trong bối cảnh các nước khác ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản bùng phát dịch. Quan trọng hơn là Việt Nam có 1.406km đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc.
Remdesivir, thuốc thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân COVID-19, đã không đạt yêu cầu trong thí nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đầu tiên, gây thất vọng cho những người đang theo dõi sát sao quá trình này.
Một bản kết luận được đăng trong thời gian ngắn trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được báo Financial Times và Stat chụp lại.
Nhưng Gilead Sciences, công ty sản xuất remdesivir, bác bỏ bản kết luận đã bị gỡ bỏ khỏi website của WHO, nói rằng số liệu cho thấy "lợi ích đáng kể".
Bản kết luận nói rằng thử nghiệm ở Trung Quốc được tiến hành trên 237 bệnh nhân, trong đó 158 người dùng remdesivir còn 79 người thuộc nhóm đối chứng. Nhưng remdesivir đã sớm bị ngưng sử dụng ở 18 bệnh nhân do tác dụng phụ.
Sau 1 tháng, 13,9% bệnh nhân dùng remdesivir đã chết, trong khi tỷ lệ tử vong ở nhóm đối chứng là 12,8%.
WHO nói với Financial Times rằng bản kết luận này đang được đánh giá ngang hàng và việc đăng tải kết luận sớm là do sai sót.
Remdesivir, loại dùng để tiêm tĩnh mạch, là một trong những thuốc đầu tiên được đề xuất sử dụng chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 và nhận được nhiều kỳ vọng.
Ông Stephen Evans, giáo sư ngành công tác tại Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London, người không tham gia vào nghiên cứu, cho rằng nghiên cứu được tiến hành trên quy mô quá nhỏ để có thể xác định lợi ích hay rủi ro.
Nhưng ông cũng cho rằng nếu thuốc này chỉ có hiệu quả tốt khi được tiêm sớm cho bệnh nhân thì sẽ không có hiệu quả cao trên thực tế.
Tuần trước, báo Stat đưa tin remdesivir cho thấy hiệu quả đáng kể tại một bệnh viện ở Chicago khi các bệnh nhân tham gia vào một thử nghiệm quy mô lớn hơn được tiêm thuốc này.
Viện Y tế quốc gia Mỹ cho biết remdesivir chứng tỏ hiệu quả trong một thí nghiệm nhỏ trên khỉ.
Trước đây từng thất bại trong các thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân Ebola, remdesivir thuộc nhóm thuốc hoạt động bằng cách tấn công trực tiếp virus. Nó bắt chước 1 trong 4 khối RNA và DNA để đi vào bộ gien của virus, từ đó ngăn mầm bệnh sao chép trong cơ thể.
Các thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine và chloroquine cũng được kỳ vọng có thể sử dụng cho bệnh nhân COVID-19, nhưng những nghiên cứu ban đầu cho kết quả lẫn lộn. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gọi thuốc sốt rét là "nhân tốt thay đổi cuộc chơi" trong đại dịch COVID-19, nhưng đến nay ông đã không còn nhắc đến điều này.
Những phương pháp khác đang được sử dụng thử nghiệm cho bệnh nhân COVID-19 bao gồm sử dụng kháng thể từ những người đã hồi phục sau khi mắc bệnh để tiêm cho người đang bệnh, hoặc dùng kháng thể từ chuột biến đổi gien bị cho nhiễm bệnh.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính đến 12h trưa ngày hôm nay (24/4 - theo giờ địa phương), Singapore đã ghi nhận thêm 897 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó đại đa số là những người lao động nhập cư sống trong các khu nhà tập thể đông đúc.
Đầu tuần này, số ca nhiễm COVID-19 tại Singapore đã vượt ngưỡng 10.000 người. Tâm dịch tại Singapore hiện nay là từ các khu nhà ở của lao động nước ngoài với tổng cộng 8.094/10.141 ca mắc COVID-19, chiếm 80%. Singapore có 43 khu nhà ở quy mô lớn và hơn 1.200 khu nhà ở hoán cải quy mô nhỏ hơn, với tổng cộng 323.000 lao động.
Singapore đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện cách ly xã hội thêm 4 tuần, tới ngày 1/6, đồng thời triển khai thêm một loạt biện pháp mạnh, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/4 như giảm thêm một số dịch vụ thiết yếu, giảm lưu lượng đi lại từ 20% hiện nay xuống còn 15%, đóng cửa như các cửa hàng bán đồ uống đơn lẻ, các hiệu cắt tóc, giặt là... nhằm ngăn dịch bệnh COVID-9 lây lan mạnh.
Nhận định trên "The Ingraham Angle" của Fox News hôm 22/4 (giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Trung Quốc đã không tạo ra "sự minh bạch và cởi mở cần thiết" liên quan đến đại dịch Covid-19, được cho là bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán và sau đó lan rộng ra toàn thế giới.
Ông Pompeo là một trong những người chỉ trích Trung Quốc nhiều nhất về dịch Covid-19 khi cùng với Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Mỹ đã công kích Bắc Kinh và ủng hộ thuyết âm mưu rằng virus SARS-CoV-2 có thể đã "rò rỉ từ một phóng thí nghiệm khoa học ở Vũ Hán". Hiện vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho giả thuyết trên, song điều đó không ngăn được Tổng thống Trump và ông Pompeo ám chỉ đến việc này.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết: "Thậm chí cho tới nay, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa cho phép các nhà khoa học Mỹ vào nước này, không chỉ là tới phòng thí nghiệm Vũ Hán mà là bất kỳ nơi nào cần thiết để tìm hiểu về virus SARS-CoV-2 cũng như nguồn gốc của nó".
Tuy nhiên, ông Pompeo không nêu chi tiết các yêu cầu mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra để đến Trung Quốc.
Các nhà chức trách địa phương tại Vũ Hán và chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đã không báo cáo kịp thời cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như các quốc gia khác về mức độ nghiêm trọng và quy mô của dịch Covid-19. Bắc Kinh cũng bị cáo buộc đã không báo cáo chính xác số liệu các ca tử vong trong dịch bệnh này. Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ mọi chỉ trích trên.
Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới Hans Kluge kêu gọi các nước hãy thận trọng với đại dịch Covid-19 khi nới lỏng các hạn chế.
Theo ông Hans Kluge, chủ quan là kẻ thù tồi tệ nhất của thế giới vào thời điểm hiện nay.
"Mọi tín hiệu cho thấy virus đang được kiểm soát là một thông tin tốt. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục phải đưa ra cảnh báo rằng, chủ quan có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của thế giới vào thời điểm hiện nay. Chúng ta không thể cho phép mình tin rằng mọi thứ đã an toàn. Bất kỳ bước nào nhằm giảm bớt các biện pháp giãn cách xã hội đều phải được xem xét cẩn thận và thực hiện theo từng bước" - ông Hans Kluge nói.
Nhiều nước trên thế giới đang xem xét hoặc thực hiện các bước nhằm nới lỏng tình trạng phong tỏa sau khi dịch bệnh ở khu vực Tây Âu đã có dấu hiệu ổn định hoặc giảm. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, việc nới lỏng nên được thực hiện từ từ và chỉ khi có khả năng cách ly các trường hợp nhiễm bệnh và truy dấu những người từng tiếp xúc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AP
Chia sẻ trên chương trình của đài Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tiếp tục khắc sâu thêm những lời chỉ trích của ông đối với Trung Quốc:
"Trung Quốc đã gây ra nỗi đau rất lớn vì không chia sẻ thông tin [về dịch bệnh], khiến chúng ta đã mất đi nhiều mạng người và giờ đây toàn thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về kinh tế. Nước Mỹ cũng không phải là ngoại lệ".
"Tôi tin là Trung Quốc sẽ phải trả giá, ít nhất là Mỹ [sẽ bắt Trung Quốc làm điều đó]", Ngoại trưởng Pompeo khẳng định.
Sau đó, trên trang Twitter cá nhân, ông Pompeo đã tiếp tục cáo buộc Trung Quốc không báo cáo kịp thời về dịch bệnh cho WHO: "Ngay cả khi Trung Quốc đã thông báo cho WHO, thì họ vẫn không cung cấp toàn bộ các thông tin mà họ có về dịch bệnh" - ông Pompeo viết.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 23:59’ ngày 23/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 35.078 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 , trong đó có 1.758 trường hợp mới mắc bệnh.
Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến 1.272 người dân ở khu vực này thiệt mạng, tăng 31 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 9.045 trường hợp.
Trong vòng 24h qua, Singapore có số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất khu vực trong ngày thứ 11 liên tiếp (1.037 người), tiếp tục là nước thành viên ASEAN có nhiều ca COVID-19 nhất và bỏ xa các quốc gia khác. Ngoài Singapore, Philippines và Indonesia cũng ghi nhận hàng trăm ca bệnh mới, song số ca tử vong đã giảm.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu chững lại tại một số nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Malaysia và Lào... Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một điểm sáng về phòng chống đại dịch COVID-19 khi chặn đứng số ca mắc bệnh ở mức 268, ngày thứ 7 liên tiếp không phát sinh ca dương tính nào mới và số ca khỏi bệnh đã tăng lên 224. Như vậy, Việt Nam chỉ còn 44 ca đang phải điều trị.
Trong cuộc họp báo ngày hôm nay (23/4), Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng "bênh vực" cho Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) trước những lời cáo buộc của "một số quốc gia phương Tây" mà Nga cho là "vô căn cứ".
Cụ thể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga đã trả lời báo giới như sau:
"Một số quốc gia đã tăng cường những lời công kích, cáo buộc vô căn cứ và áp đặt đối với các quốc gia và tổ chức quốc tế, cố gắng đổ lỗi cho người khác trong cuộc khủng hoảng do đại dịch hiện nay. Điều này vô cùng không phù hợp trong tình hình phức tạp hiện nay".
Phát biểu trên được đưa ra sau khi Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc che giấu các thông tin quan trọng về sự bùng phát của dịch bệnh trong giai đoạn đầu, bao gồm các thông tin về số người nhiễm bệnh và thông tin về khả năng lây nhiễm từ người sang người của virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19).
Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc trên, và khẳng định rằng họ đã lập tức báo cáo tất cả các diễn biến liên quan tới dịch bệnh cho WHO ngay sau khi có thông tin về dịch bệnh.
Song song với những lời cáo buộc Trung Quốc, Tổng thống Trump cũng liên tục chỉ trích WHO là tổ chức "thiên vị Trung Quốc"; ông nói rằng WHO đã tiếp tay, giúp Bắc Kinh che giấu các thông tin về dịch bệnh, và hành động yếu kém trong giai đoạn dịch bệnh khởi phát.
Quý độc giả đọc toàn bộ nội dung bài viết tại đây:
Ảnh: AFP
Theo thông tin của Thời báo Hoàn Cầu, thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, đã trở thành một "điểm nóng" mới tại Trung Quốc sau khi một ổ dịch có liên quan tới một du học sinh trở về từ New York, Mỹ được phát hiện.
Truyền thông cho biết hơn 70 người nhiễm COVID-19 đã được phát hiện tại thành phố này, và hơn 4.000 người đang được xét nghiệm. Quan chức thành phố Cáp Nhĩ Tân đã ban lệnh cấm tụ tập, lắp đặt trạm kiểm soát tại sân bay, nhà ga và yêu cầu địa phương giám sát chặt chẽ người dân cũng như những người đến từ tỉnh khác.
Để đảm bảo không bỏ sót ca nhiễm, chính quyền thành phố đã yêu cầu tất cả các ca nhiễm, nghi nhiễm và người tiếp xúc gần theo diện từ F1 đến F4 đều phải xét nghiệm và cách ly.
Được biết, trước khi ban lệnh phong tỏa, chính quyền Cáp Nhĩ Tân đã tiến hành các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt như lệnh cách ly 28 ngày đối với những người đến từ nước ngoài và làm 2 lần xét nghiệm đối với những đối tượng này.
Theo chỉ thị mới của chính phủ Trung Quốc, trước khi vào các địa điểm, phương tiện công cộng và khu dân cư, người dân phải đo nhiệt độ và xuất trình mã QR trên ứng dụng y tế được chính phủ phê duyệt và ban hành để chứng minh họ không nhiễm COVID-19. Người dân Trung Quốc cũng phải tiếp tục tuân thủ các quy định về cách ly xã hội và đeo khẩu trang.
Xem thêm:
Ông William Bryan, người đứng đầu Bộ phận Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ, cho biết các nhà nghiên cứu chính phủ Mỹ cho rằng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) sống sót tốt nhất trong nhà, trong điều kiện khô ráo và suy yếu khi nhiệt độ và độ ẩm tăng, đặc biệt là khi chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Ông Bryan cho hay trong cuộc họp tại Nhà Trắng: "Virus corona chủng mới bị tiêu diệt nhanh nhất khi tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời".
Nghiên cứu cho thấy trên các bề mặt thép không gỉ, số lượng virus có thể giảm phân nửa trong 18 giờ với điều kiện tối và môi trường độ ẩm thấp.
Nếu điều kiện độ ẩm cao thì số lượng virus trên các bề mặt giảm phân nửa trong 6 giờ và chỉ trong 2 phút nếu có thêm ánh nắng. Với độ ẩm 80% và có ánh nắng, SARS-CoV-2 trong không khí sẽ giảm phân nửa chỉ trong 1 phút rưỡi.
Phát hiện trên có thể giúp tăng thêm hy vọng SARS-CoV-2 giống các bệnh về đường hô hấp khác như cúm thường ít lây lan trong thời tiết ấm áp.
Tổng thống Donald Trump cho biết những phát hiện trên nên được giải thích một cách thận trọng nhưng góp phần củng cố cho giả thuyết trước đây của ông rằng SARS-CoV-2 có thể biến mất vào mùa hè.
Ông Trump nói trong cuộc họp: "Tôi từng đề cập rằng chúng có thể biến mất với nhiệt độ cao và ánh sáng nhưng mọi người không thích tuyên bố đó cho lắm".
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) đã xác nhận thông tin trên, theo CNN.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã 4 ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức 1 chữ số, cho thấy các biện pháp kiểm dịch của nước này đã đạt được hiệu quả.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 10.708 ca nhiễm, và chỉ còn dưới 2.000 ca bệnh đang được điều trị.
Theo các nhà khoa học, trọng tâm chính của thử nghiệm ban đầu trên người là tìm hiểu xem loại vaccine này có tác dụng với Covid-19 hay không, liệu có gây tác dụng phụ không thể chấp nhận được hay có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hay không. Với kinh nghiệm từ các dự án phát triển vaccine từng tham gia, GS. Sarah Gilbert thuộc Đại học Oxford rất tin tưởng, nghiên cứu sẽ thành công.
Các nhà khoa học Đại học Oxford hồi tuần trước cho biết đã bắt đầu sản xuất quy mô lớn khoảng 1 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 ngay cả trước khi bắt đầu tiến hành thử nghiệm ban đầu trên người. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các liều thuốc được sản xuất số lượng lớn vẫn có khả năng vô dụng nếu thử nghiệm không chứng minh được hiệu quả.
Vaccine của các nhà khoa học tại Đại học Oxford là một trong số gần 100 loại vaccine tiềm năng đang được các nhà nghiên cứu và công ty công nghệ sinh học trên khắp thế giới phát triển. Ít nhất 5 trong số các loại vaccine này đang trong giai đoạn thử nghiệm bước đầu trên người.
Ảnh minh họa: AP
Theo CNN, quần đảo Hawaii vốn là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch, hiện phải trả tiền để "mời" du khách rời đảo.
Theo đó, cơ quan du lịch của quần đảo này đã dành ngân sách 25.000 USD để chi trả các chi phí để "mời" du khách rời đảo, nếu các du khách này không tuân thủ quy định cách ly kiểm dịch 14 ngày của Hawaii.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đã có 19 du khách buộc phải quay trở về nước và một số người phải trả tiền phạt vì vi phạm quy định kiểm dịch của Hawaii.
Thống đốc New York Andrew Cuomo. Ảnh: CNN
Thống đốc New York Andrew Cuomo đã đưa ra bình luận trên trong cuộc phỏng vấn với đài CNN. Ông cho rằng quyết định này đã được Tổng thống Trump đưa ra quá trễ, bởi khi đó virus corona "đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc".
Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông cho biết "chủng virus ở New York đến từ châu Âu chứ không phải từ Trung Quốc".
"Đóng cửa với Trung Quốc ư? Khi đó virus đã vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc... nó giống như việc mất bò mới lo làm chuồng vậy.
Chúng ta chưa từng trải qua [đại dịch toàn cầu]. Tôi không nghĩ rằng nước Mỹ đã sẵn sàng để đối mặt với điều đó. Thậm chí cả các chuyên gia của chúng ta cũng chưa sẵn sàng cho điều này", ông Cuomo nói.
Với dân số già thứ hai ở châu Âu và một nền kinh tế mong manh, Hy Lạp đến lúc này cơ bản kiểm soát không để dịch COVID-19 tấn công ồ ạt như tại các nước láng giềng của họ.
Theo các nhà phân tích, chìa khóa cho sự thành công của Hy Lạp là những hành động sớm của chính phủ nhằm ngăn chặn SARS-CoV-2 trước hầu hết châu Âu.
Vào cuối tháng 2, trước khi ca tử vong đầu tiên được ghi nhận, các lễ hội tại Hy Lạp đã bị huỷ. Các trường học và đại học trên toàn quốc đóng cửa vào ngày 10/3, khi chỉ có 89 trường hợp mắc bệnh. Quán cà phê, nhà hàng và điểm du lịch bị đóng cửa 3 ngày sau đó.
Tiến sĩ Stella Ladi, cựu cố vấn chính sách công của chính phủ Hy Lạp, hiện là Phó giáo sư tại Đại học Panteion (Athens) nhận xét chính phủ đã hành động nhanh chóng vì họ hiểu rằng hệ thống y tế nước nhà sẽ không thể chống đỡ được.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Giới chức y tế Canada khẳng định khoảng 1 triệu khẩu trang KN95 từ Trung Quốc, tương tự khẩu trang N95, không đạt chuẩn liên bang chống virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 dành cho nhân viên y tế tuyến đầu.
Vì thế, chính phủ liên bang không phân phát lượng khẩu trang này cho những tỉnh và vùng lãnh thổ thiếu trang thiết bị y tế, người phát ngôn Cơ quan y tế công Canada (PHAC) Eric Morrissette thông báo.
Theo Politico, đây là một thách thức khác đối với Canada trong việc đảm bảo thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và nguồn cung y tế giữa lúc các nước cạnh tranh mua gay gắt. Trung Quốc là nguồn cung cho khoảng 70% PPE của Canada, phần lớn còn lại đến từ Mỹ, Anh và Thụy Sĩ, theo một quan chức cấp cao giấu tên của Canada.
Cụ thể, Trung Quốc có kế hoạch bổ sung khoảng 10 triệu tấn đậu nành, 20 triệu tấn ngô và 1 triệu tấn bông vào kho dự trữ nhà nước, 2 trong số các nguồn tin ẩn danh cho biết về kế hoạch của chính phủ Trung Quốc.
Phần lớn các loại cây trồng sẽ là hàng nhập khẩu, và chủ yếu từ Mỹ.
Thời điểm này có thể thuận lợi cho quyết định mua nông sản của Bắc Kinh, vì giá đậu nành và ngô của Trung Quốc cao gấp đôi so với Mỹ, nơi hàng nông sản tồn kho ngày một chất đống trong khi cầu bị cắt giảm do đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Anh sẽ đi làm trở lại sau hơn 1 tháng vắng mặt vì nhiễm Covid-19.
Theo thông tin do tờ "Điện tín" (The Telegraph) đưa ra, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gần như phục hồi hoàn toàn và đã ra lệnh cho các trợ lý sắp xếp các buổi họp cho ông với các Bộ trưởng vào thứ hai tuần sau, ngày 27/4.
Ông Boris Johnson đã vắng mặt từ hôm 26/03 sau khi nhiễm virus SARS CoV-2. Sau gần 10 ngày cách ly tại nhà riêng, đầu tháng 4 ông Johnson đã phải nhập viện điều trị và sau đó phải được đưa vào khoa điều trị tích cực do bệnh tình trở nặng. Thủ tướng Anh xuất viện sau hơn 1 tuần nhập viện và tiếp tục quá trình phục hồi trong gần 2 tuần qua tại nhà riêng.
Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều cho biết, đến thời điểm hiện tại, nước này vẫn chưa có ca mắc Covid-19 nào.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại quốc gia láng giềng Trung Quốc, Triều Tiên đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn ngừa dịch xâm nhập vào nước này. Ngày 30/1, Triều Tiên công bố "tình trạng khẩn cấp quốc gia" nhằm đối phó với dịch Covid-19. Ngày 2/2, nước này tuyên bố không có ca mắc Covid-19, ngày 3/2 Triều Tiên yêu cầu mọi cá nhân nhập cảnh vào Triều Tiên sau ngày 13/1 đều được đặt dưới sự giám sát y tế đặc biệt.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tại buổi họp báo của chính phủ Anh ngày 22/4, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock thông báo rằng một loại vắc-xin phòng COVID19 tại Anh sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người bắt đầu từ 23/4.
Nghiên cứu bởi Viện Jenner, ĐH Oxford, vắc-xin mang tên "ChAdOx1 nCoV-19" được lựa chọn là loại phù hợp nhất để chống COVID-19, vì chỉ một liều cũng có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh. Mục tiêu của nhóm là sản xuất được 1 triệu liều vắc-xin này trước tháng Chín năm nay, tuy nhiên sẽ cần nhiều lần thử nghiệm để đánh giá hiệu quả.
Chính phủ Anh đã hỗ trợ 20 triệu bảng Anh cho ĐH Oxford và 22 triệu bảng Anh cho ĐH Hoàng Gia London để nghiên cứu vắc-xin, nhằm ngăn chặn dịch bệnh này tại Anh và trên thế giới.
Tính đến 6h ngày 24/4, Việt Nam ghi nhận vẫn dừng lại ở 268 trường hợp mắc Covid-19 tại 28 tỉnh, thành phố, là quốc gia đứng thứ 122 trong số 212 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch Covid-19.
- Tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ: 145.786
- Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly: 416 (trong đó: số mới trong ngày: 73, số cũ đang theo dõi: 342).
- Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.890 (trong đó: cách ly tập trung tại bệnh viện: 354; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 17.832; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 50.706).
- Tổng số 189.253 mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm đến nay (số mẫu dương tính: 268).
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 15 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 2 ca.
Sáng 24/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu là 2.710.294 trường hợp, trong đó có 190.110 người tử vong.
Đến nay, đại dịch đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các nước cũng ghi nhận 743.567 bệnh nhân COVID được điều trị khỏi bệnh, trong khi còn 58.675 người trong tình trạng nguy kịch và 1.776.617 đang phải điều trị tích cực.
Mỹ tiếp tục bỏ xa các nước khác về cả số ca bệnh lẫn số ca tử vong. Tại Mỹ, trong vòng 24h qua, nước này ghi nhận 2.078 ca tử vong và 29.289 ca mắc bệnh mới, nâng tổng số người tử vong và mắc COVID-19 tại Mỹ lên lần lượt là 49.737 và 878.006.
Các điểm nóng COVID-19 tiếp theo sau Mỹ gồm có Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Anh và Đức.