Cập nhật lúc

Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính

Theo thống kê của Đại học John Hopkins (Mỹ), tính đến 7h sáng ngày 5/5 (giờ Việt Nam), thế giới đã có hơn 3.578.000 người mắc và hơn 251.000 người tử vong do Covid-19.

undefined
43
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Đài Loan tung tuyên bố 'rắn' về quyền đại diện tại WHO và quốc tế

    Reuters đăng tải, hôm thứ Ba (5/5), người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan tuyên bố, chỉ có chính quyền được bầu cử của Đài Loan mới có thể đại diện cho người dân lãnh thổ này trên chính trường quốc tế, chứ không phải là Trung Quốc.

    Việc Đài Loan không được là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do bị Trung Quốc phản đối, luôn khiến Đài Bắc không hài lòng. Đài Loan coi đó là một động thái góp phần tạo nên một lỗ hổng nguy hiểm trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19 .

    Đài Loan đã tiến hành vận động hành lang để có thể tham dự một cuộc họp trong tháng này của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), với tư cách quan sát viên . WHA cũng chính là cơ quan đưa ra quyết định của WHO. Tuy nhiên, một số nguồn tin chính phủ và ngoại giao tiết lộ, Trung Quốc sẽ ngăn chặn hành động của Đài Loan.

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Ngày 4/5, người đứng đầu bộ phận pháp lý của WHO, ông Steven Solomon nói, WHO công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung hoa là "một đại diện pháp lý của Trung Quốc" theo chính sách của Liên Hợp Quốc kể từ năm 1971. Do vậy, câu trả lời cho sự tham gia của Đài Loan vào WHO phụ thuộc vào 194 thành viên của tổ chức này.

    Phát ngôn viên của cơ quan đối ngoại Đài Loan Joanne Ou chỉ ra, quyết định năm 1971 chỉ giải quyết vấn đề ai đại diện cho Trung Quốc, chứ không phải là vấn đề của Đài Loan, đồng thời, nó cũng không đem lại cho Trung Quốc quyền được đại diện cho Đài Loan trên chính trường quốc tế.

    "Chỉ có chính quyền được bầu cử dân chủ của Đài Loan mới có thể đại diện cho 23 triệu người dân Đài Loan trong cộng đồng quốc tế", bà Joanne tuyên bố. "Đừng để sự can thiệp chính trị không phù hợp của Trung Quốc trở thành một thách thức ngăn cản cuộc chiến đoàn kết của thế giới chống lại virus [COVID-19]."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia: Lây nhiễm không triệu chứng - điểm mấu chốt khiến Covid-19 lan ra toàn cầu

    Các trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng bệnh có thể là một trong những nguyên nhân khiến Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu. Đây là nhận định của ông Trương Hồng Đào (Zhang Hongtao), Phó giáo sư Trung Quốc của Đại học Pennsylvania Hoa Kỳ.

    Theo ông Trương Hồng Đào, người bệnh sau khi mắc Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) thường xuất hiện triệu chứng khá nhanh và tương đối điển đình, nên được kiểm soát và cách ly ngay thời kỳ đầu phát bệnh.

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Ông lấy ví dụ, nếu trên một chuyến bay có bệnh nhân nhiễm các chứng bệnh trên, ai đó bị lây thì ngay khi còn trên máy bay hoặc vừa xuống máy bay lập tức bắt đầu sốt, như vậy có thể kiểm soát và cách ly ngay, giúp hạn chế sự lan truyền của virus.

    Trong khi đó, với SARS-CoV-2, người bệnh sau khi nhiễm virus chưa kịp có triệu chứng đã trở thành nguồn lây bệnh. Rất hiếm trường hợp nào sau khi nhiễm virus được phát hiện ngay. Loại virus này có tới trên 3 ngày ủ bệnh, do vậy chuyên gia này cho rằng, "một trong những nguyên nhân chính khiến Covid-19 bùng phát toàn cầu có thể là do sự lây nhiễm không triệu chứng của SARS-CoV-2".

    Theo ông, sự di chuyển của con người càng lớn, các loại bệnh truyền nhiễm sẽ bùng phát càng nhanh và có khả năng nhanh chóng lây ra toàn cầu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng ảnh hưởng tới phạm vi hoạt động của các loài sinh vật. Sự thay đổi nhiệt độ có thể đã tác động tới môi trường sống của dơi, làm chúng thay đổi nơi cư trú. Đây là điều đáng được nghiên cứu thảo luận.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh trở thành quốc gia có nhiều người tử vong do COVID-19 nhất châu Âu

    Theo dữ liệu Thống kê Quốc gia Anh, số người chết do virus SARS–CoV-2 trên toàn Vương quốc Anh hiện là 32.313. Vương quốc Anh trở thành nước có số ca thiệt mạng nhiều nhất châu Âu.

    Con số này lớn hơn 29.079 ca thiệt mạng ở Italy. Anh cùng với Tây Ban Nha, Italy hiện là 3 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 ở châu Âu.

    Số người chết do COVID-19 cao gia tăng áp lực đối với Thủ tướng Boris Johnson về các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

    Hôm 23/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố lệnh phong tỏa toàn quốc. Theo đó, người Anh hiện vẫn được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài để làm việc, mua nhu yếu phẩm hoặc tập thể dục, duy trì khoảng cách 2 m với người khác.

    Tuần trước, Thủ tướng Johnson tuyên bố đất nước đã qua đỉnh dịch, song vẫn chưa sẵn sàng dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo Anh vẫn chưa qua đỉnh dịch.

    Chính phủ Anh cũng vừa ban hành hướng dẫn mới về giãn cách tại nơi làm việc. Theo đó nhân viên văn phòng sẽ được khuyến khích làm việc ở nhà trong nhiều tháng.

    Trong khi đó, nước này vẫn chưa có kế hoạch mở cửa trở lại các trường học.

    . Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vtc.vn/thoi-su-quoc-te...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM xác nhận thêm 1 ca tái dương tính

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hậu COVID-19: "Gió Đông" đã nổi, Ấn Độ có làm được điều quan trọng đã biến TQ thành "công xưởng thế giới"?

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Trong bài viết đăng trên tạp chí Diplomat, hai nhà phân tích Akshobh Giridharadas và Vaman Desai cho biết, đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động chưa từng thấy trên nhiều phương diện liên quan đến sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.

    Kể từ dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, chưa có đại dịch nào khiến các cường quốc kinh tế rơi vào tình trạng bế tắc như vậy.

    Thậm chí ngay trong những giai đoạn đầu, khi COVID-19 chỉ được nhìn nhận một cách thiển cận như vấn đề của riêng Trung Quốc, thì nó vẫn là một câu hỏi hóc búa mang tính toàn cầu – bởi đúng như câu ngạn ngữ trong giới tài chính: "Khi Trung Quốc hắt hơi, phần còn lại của thế giới sẽ bị cảm lạnh" [ám chỉ Trung Quốc nắm giữ vị thế như một công xưởng của thế giới].

    Chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị gián đoạn đồng nghĩa chuỗi cung ứng trên toàn thế giới cũng bị gián đoạn. Một tập hợp các công ty đa ngành nghề đã bị ảnh hưởng tới mức độ đáng kinh ngạc khi mạng lưới sản xuất và phân phối gặp vấn đề.

    Tuy nhiên, trong lúc các ngành công nghiệp bị đình trệ giữa bối cảnh đại dịch ấy, có thể có một hình thái gián đoạn khác hình thành. Theo cách cắt nghĩa được dùng ở Thung lũng Silicon thì đó là sự biểu thị của một làn gió mới. Vậy làn gió mới nào đang thổi về phía Ấn Độ?

    Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền vào năm 2014 và màn ra mắt hoành tráng của sáng kiến sản xuất "Make in India" được xem như bước ngoặt đánh dấu thời kỳ bùng nổ đối với tiềm năng sản xuất của Ấn Độ.

    Tuy được nhìn nhận vì có cách tiếp cận đầy tham vọng nhưng sáng kiến này lại chung chung và thiếu trọng tâm chính sách. Khi dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế dịch vụ trong những năm 1990, Ấn Độ đã bỏ qua một thành tố sản xuất quan trọng, chính nó đã đưa Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.

    Mặc dù sáng kiến "Make in India" đã tìm cách đưa Ấn Độ trở thành một "điểm đến sản xuất" thay thế Trung Quốc nhưng việc đầu tư vào một dự án diện rộng, gồm 25 lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất da cho tới các thiết bị không gian, sẽ đồng nghĩa với việc chỉ tập trung vào bức tranh lớn mà hy sinh chi phí của những lĩnh vực cụ thể hơn.

    Ngoài ra, chính sách này chưa tính đến đầy đủ các lợi thế mang tính cạnh tranh của Ấn Độ. Kết quả là, Việt Nam và Bangladesh đã tận dụng được tối đa các cơ hội sản xuất nảy sinh, đặc biệt là vào thời điểm chi phí sản xuất tại Trung Quốc gia tăng khi Bắc Kinh chuyển sang nền kinh tế dựa trên mức tiêu thụ.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục chưa cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Trong phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020 vào chiều nay, 5/5, đề cập đến phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng nêu rõ, đếu nay, chúng ta kiểm soát được dịch bệnh, đẩy lùi COVID-19 tại Việt Nam, nước có tỷ lệ số ca lây nhiễm trên dân số thấp nhất. Tuy nhiên, không được chủ quan, mất cảnh giác, vẫn tiếp tục chưa cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, vẫn đeo khẩu trang nơi đông người. Kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát trở lại.

    Chính phủ đã có nhiều chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn, kịp thời, hợp lòng dân, đặc biệt là lần đầu tiên Đảng, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ cho 20 triệu người khó khăn. Thủ tướng nhắc lại yêu cầu, phải đưa tiền đến đúng đối tượng, kịp thời gian.

    "Tại phiên họp này tất cả các đồng chí thành viên Chính phủ và các vị đại biểu đều thống nhất quan điểm tiếp tục thực hiện mục tiêu kép trong tình hình mới, đặc biệt là phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, thực hiện nới lỏng để phát triển kinh doanh, nhất là các vùng công nghiệp trọng điểm, các đô thị lớn, những điểm tham quan nổi tiếng để phát triển mạnh du lịch nội địa", Thủ tướng nói và giao cho chính quyền địa phương căn cứ thực trạng tình hình trên địa bàn thực hiện các biện pháp, đối sách phù hợp.

    Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, cần quán triệt tinh thần "khó khăn gấp đôi thì cố gắng gấp ba", chung sức, đồng lòng, quyết liệt trên mặt trận sản xuất, kinh doanh và cảnh giác dịch bệnh. Một tinh thần quyết tâm vượt khó khăn, thách thức trên mặt trận phát triển kinh tế-xã hội, khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết thúc đẩy nền kinh tế bật dậy, phát triển mạnh sau dịch.

    Thủ tướng đề nghị từng đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương sâu sát hơn, giải quyết kịp thời các bức xúc của người dân và doanh nghiệp. Đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu, kiên quyết không để cơ quan hành chính, thủ tục hành chính, cán bộ, công chức cản trở sự phát triển. Tất cả các cơ quan phải thực hiện nghiêm tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên. Phải xắn tay áo lên, vào cuộc, tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển ngành, địa phương mình trong phạm vi được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Các thành viên Chính phủ thể hiện bản lĩnh trí tuệ, đạo đức cách mạng của người lãnh đạo, "không phải quyền anh, quyền tôi lúc này mà chính là vì đất nước, vì dân tộc, vì 100 triệu dân".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây http://baochinhphu.vn/Hoat-don...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha bước sang ngày thứ 3 liên tiếp có số ca tử vong mới dưới 200

    Ngày 5/5, Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 185 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 25.613 ca.

    Đây là ngày thứ ba liên tiếp Tây Ban Nha có số ca tử vong hàng ngày dưới 200 người. Số ca nhiễm mới đã tăng từ 218.011 ca lên 219.329 ca.

    Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Áo Rudolf Anschober tuyên bố đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này đã được kiểm soát, 3 tuần sau khi Áo bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.

    Bộ trưởng Anschober khẳng định tình hình đang rất ổn định, khi số ca nhiễm mới hằng ngày đã giảm từ mức tăng 50% vào giữa tháng 3 xuống còn 0,2%. Ông nhấn mạnh giai đoạn đầu của việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa đã thành công, đồng thời kêu gọi người dân cẩn trọng dù các biện pháp nới lỏng đã được áp dụng.

    Các cửa hiệu nhỏ và cửa hàng cây cảnh đã mở lại từ giữa tháng 4 sau một tháng Áo áp dụng lệnh phong tỏa. Người dân được yêu cầu phải đeo khẩu trang khi vào cửa hàng, lên phương tiện giao thông công cộng và thực hiện giãn cách xã hội. Các cửa hàng với quy mô lớn hơn sẽ hoạt động trở lại vào cuối tuần này. Dự kiến các trường học sẽ mở lại trong tháng này, trong khi các nhà hàng sẽ nối lại hoạt động vào giữa tháng 5.

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Vienna, Áo ngày 14/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

    Cũng trong ngày 5/5, Luxembourg đã hối thúc Đức chấm dứt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan tại biên giới trong bối cảnh các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) đang phải vật lộn phối hợp ứng phó với đại dịch COVID-19.

    Một số thành viên trong EU đã bắt đầu hoạt động bình thường trở lại theo từng giai đoạn sau khi có nhiều dấu hiệu cho thấy đỉnh dịch đã qua. Tuy nhiên, vào ngày 4/5, Đức vẫn quyết định duy trì kiểm soát tại khu vực biên giới với những nước láng giềng nhỏ hơn cho đến ít nhất là ngày 15/5 tới, bất chấp những lời kêu gọi đoàn kết trong nội khối.

    Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn đã gửi thư đến Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer nhằm phản đối biện pháp này, bởi Luxembourg phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động xuyên biên giới.

    Ngoại trưởng Asselborn cảnh báo rằng việc kiểm soát và đóng cửa biên giới đang gây bất bình cho người dân ở hai phía, đồng thời kêu gọi ngừng biện pháp này. Theo ông, đây không chỉ là tín hiệu quan trọng đối với công dân tại khu vực châu Âu, mà còn cả việc khởi động lại Hiệp ước Schengen, một trong những thành tựu lớn nhất của quá trình thống nhất châu Âu.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trong số những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Anh, có nhiều trường hợp không liên quan tới Trung Quốc

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Theo Trưởng cố vấn khoa học của Chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance, trong số các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Anh có nhiều trường hợp liên quan tới các nguồn lây nhiễm ở châu Âu và không liên quan tới Trung Quốc.

    Cụ thể, theo ông này, xét về bộ gen của virus corona chủng mới được phát hiện tại nước này, nguồn lây nhiễm chủ yếu trong giai đoạn đầu tại Anh là từ Italy và Tây Ban Nha - trùng hợp vào giai đoạn cao điểm du lịch tại Anh vào thời điểm đó.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3 bác sỹ tuyến đầu chống COVID-19 'rơi' từ cửa sổ bệnh viện ở Nga

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Bác sỹ Alexander Shulepov (trái) và đồng nghiệp. (Ảnh: NY Post)

    3 bác sỹ tuyến đầu chống dịch COVID-19 rơi khỏi cửa sổ bệnh viện trong 2 tuần qua, thu hút sự chú ý của công chúng Nga.

    Alexander Shulepov, bác sỹ cấp cứu ở Voronezh, thành phố cách Matxcơva hơn 500 km về phía nam đang trong tình trạng nguy kịch sau khi rơi từ cửa sổ bệnh viện hôm 2/5.

    Truyền hình địa phương dẫn lời quan chức y tế khu vực cho biết Shulepov, rơi từ cửa sổ tầng 2 của bệnh viện Novousmanskaya, nơi ông này làm việc và đang được điều trị sau khi mắc COVID-19 .

    Shulepov nhập viện hôm 22/4, cùng ngày anh và đồng nghiệp Alexander Kosyakin đăng một đoạn video lên mạng nói rằng Shulepov bị buộc phải làm việc dù đã được xác nhận nhiễm bệnh.

    Kosyakin trước đó chỉ trích các quan chức bệnh viện vì vấn đề thiếu hụt thiết bị bảo hộ. Không lâu sau, anh bị cảnh sát thẩm vấn vì cáo buộc lan truyền tin giả.

    Về tai nạn mới đây của đồng nghiệp, Kosyakin cho biết: "Anh ấy cảm thấy ổn, đã sẵn sàng để được xuất viện rồi chuyện này xảy ra, không rõ tại sao và vì điều gì. Rất nhiều câu hỏi mà tôi không thể tìm được câu trả lời".

    Cảnh sát Nga chối bình luận khi phóng viên CNN liên lạc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cầu thủ Ai Cập trải qua liệu pháp lửa 'rực cháy' chuẩn bị thể lực trở lại sau COVID-19

    Phóng sự về liệu pháp được cho có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa vấn đề liên quan đến sức khỏe

    Đọc bài viết nguồn tại đây 

    Cầu thủ Ai Cập trải qua liệu pháp lửa 'rực cháy' chuẩn bị thể lực trở lại sau COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: 19 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, 232 bệnh nhân đã khỏi bệnh

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Âu ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức chưa từng thấy, với 40 triệu người phải nghỉ việc khi đại dịch bùng phát

    Theo số liệu từ các nền kinh tế lớn nhất khu vực, hơn 40 triệu người lao động đã phải nghỉ việc trong thời gian phong toả, số này đều được nhận một phần tiền lương nhờ nhà nước chi trả.

    Chính phủ các nước châu Âu đã phải chi khoản tiền lớn để hỗ trợ người lao động trong thời gian áp dụng các lệnh hạn chế, nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Tuy nhiên, gánh nặng về mặt tài chính dường như lại là một điều gì đó xứng đáng.

    Theo số liệu từ các nền kinh tế lớn nhất khu vực, hơn 40 triệu người lao động đã phải nghỉ việc trong thời gian phong toả, số này đều được nhận một phần tiền lương nhờ nhà nước chi trả. Nếu không có hỗ trợ của chính phủ, nhiều người có thể đã mất việc và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức chưa từng chứng kiến.

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Bloomberg Economics ước tính, nếu toàn bộ người lao động có nguy cơ thất nghiệp, thì tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha – 4 nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, có thể tăng vọt lên mức 42% trong thời gian áp dụng lệnh phong toả. Đây sẽ là cú sốc lớn đối với nền kinh tế khu vực đồng euro – nơi thị trường lao động mới chỉ hồi phục chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công trong khu vực.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: 108 loại vaccine COVID-19 tiềm năng đang được phát triển trên toàn thế giới

    Trong đó, 8 loại vaccine đã được chấp nhận thử nghiệm lâm sàng. 

    Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Mỹ là cơ quan đầu tiên tiến hành thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên người vào ngày 16/3.

    Theo thông tin của WHO, nhiều nhóm nghiên cứu khác trên thế giới, bao gồm Đại học Tokyo, Đại học Tulane, Đại học Alberta và Đại học Pittsburgh, đang tiến hành các thử nghiệm tiền lâm sàng.

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Để đẩy lui đại dịch Covid-19 Việt Nam cũng đã bắt đầu công cuộc sản xuất vắc xin. TS. Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH cho hay, khi Việt Nam xuất hiện ca bệnh mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc-xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus.

    Quá trình hợp tác nghiên cứu các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus SARS-CoV-2.

    Theo đó thành phần vắc-xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc-xin.

    Bước đầu các nhà khoa học đã phát triển thành công dự tuyển vắc-xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm trong các tuần qua. Các nhà khoa học Việt Nam đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

    Cũng theo TS. Đỗ Tuấn Đạt cũng trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2.

    Tiếp sau đó, vắc-xin phòng Covid-19 dự tuyển sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn, tính sinh miễn dịch...

    Bài viết được tham khảo và trích dẫn từ nguồn:

    Việt Nam thử nghiệm vắc xin phòng bệnh Covid-19 trên chuộtsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hồng Kông chuẩn bị nới lỏng một số lệnh hạn chế

    Tuyên bố trên vừa được Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam đưa ra trong một cuộc họp báo ngày hôm nay (5/5), theo CNN. Các quy định mới sẽ được áp dụng đến ngày 21/5.

    Cụ thể, bắt đầu từ ngày 8/5, số người tối đa được phép tụ tập theo nhóm sẽ tăng từ 4 lên 8 người, tuy nhiên mọi người vẫn được yêu cầu đeo khẩu trang trừ lúc ăn uống.

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Các nhà hàng được yêu cầu tiếp tục đảm bảo về khoảng cách 1,5m giữa các bàn, kiểm tra nhiệt độ và cung cấp nước rửa tay cho khách hàng.

    Một số loại hình dịch vụ khác tại thành phố này cũng được cho phép hoạt động trở lại, bao gồm quán game, trung tâm thể hình, rạp phim, rạp hát, tiệm massage, thẩm mỹ viện, quán bars... Tuy nhiên, các địa điểm này vẫn sẽ phải tuân thủ về giới hạn số hành khách được phục vụ trong một lượt, và các buổi biểu diễn nhạc sống vẫn tiếp tục bị cấm.

    Các trường học tại Hồng Kông cũng sẽ bắt đầu mở cửa trở lại từ ngày 27/5.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân Mỹ độc chiếm cỗ máy thở duy nhất ở Trung Quốc và những cuộc đời sống chung với 'lá phổi sắt'

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Có những người bệnh sống hàng chục năm trong cỗ máy đó, thậm chí kết hôn cũng ở trong cỗ máy này.

    Chuyến chu du tới Bắc Kinh và căn bệnh bất ngờ

    Thoạt đầu Frederick Snite không để ý đến mấy triệu chứng như đau bụng, sốt, chóng mặt, rồi sẽ qua thôi. Cũng có thể do anh chưa quen với thời tiết khí hậu ở nơi xa lạ này.

    Năm 1936 Frederick Snite có chuyến chu du thế giới và mở đầu là ở Bắc kinh. Anh là con trai một gia đình giầu có ở Chicago, anh không muốn chuyến đi trong mơ này của mình bị ảnh hưởng.

    Nhưng sáng hôm sau anh thấy cánh tay phải bỗng nhiên bị liệt và Snite cảm thấy khó thở. Snite hơi hoảng sợ và vội vàng đến khám bệnh ở Rockefeller Memorial Hospital ở Bắc Kinh, thời đó bệnh viện này thuộc diện hàng đầu ở đông bán cầu.

    Kết quả chẩn đoán bệnh là một cú sốc đối với chàng trai 25 tuổi, Snite bị bại liệt trẻ em, Polio. Bệnh này có thể gây chết người nếu các cơ ở bộ máy hô hấp bị tê liệt – và có nhiều biểu hiện cho thấy chàng trai người Mỹ này có nguy cơ bị liệt đường hô hấp.

    Tuy nhiên Snite gặp may. Bệnh viện có một máy thở, mà đây là cái máy thở duy nhất ở TQ thời đó, máy dài hai mét, nặng 600 kilo, hoàn toàn bằng kim loại, hồi đó có tên là lá phổi sắt. Năm 1936 cả thế giới có 222 cỗ máy loại này – cỗ máy ở Bắc kinh là cứu tinh của cậu.

    Tuy nhiên tấn bi kịch giờ mới bắt đầu: Cỗ máy cứu Frederick Snite thoát chết ngạt, nhưng giờ đây nó lại trở thành nhà tù với Snite, cũng có thể nói đây là quan tài thép đã vào không có lối thoát.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Thông tin về hai học sinh ở Hà Đông bị sốt, cách ly trong ngày đầu tiên đi học

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Ảnh: Tiến Tuấn.

    Chiều 5/5, trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo quận Hà Đông (Hà Nội) đã thông tin về tình hình sức khỏe của 2 học sinh phát hiện bị sốt trong ngày đầu tiên trở lại trường hôm qua (4/5).

    Cụ thể, ngày 4/5, trong ngày đầu tiên học sinh trở lại trường, trên địa bàn quận Hà Đông phát hiện 2 học sinh bị sốt, 1 trường hợp đo xác định 37,3 độ C và 1 trường hợp ở trường THCS Kiến Hưng xác định gần 38 độ C. Ngay sau đó, nhà trường đã tổ chức cách ly để theo dõi.

    Khoảng 1 giờ sau khi đo nhiệt độ, 1 trường hợp học sinh có mức nhiệt 37,3 độ C đã hạ nhiệt còn 36,7 độ C và được tiếp tục học.

    "Theo báo cáo của nhà trường, cháu học sinh này nhà ở cách xa trường, tự đạp xe đến lớp với quãng đường dài, do vậy thân nhiệt tăng.

    Sau khi được nhà trường, bộ phận y tế đưa vào nghỉ ngơi, thân nhiệt cháu đã xuống và vào học bình thường, không có vấn đề gì", bà Hương nói.

    Với trường hợp thứ hai tại trường THCS Kiến Hưng, sau khi được cho cách ly, thân nhiệt vẫn giữ mức 37,5 độ C nên lãnh đạo nhà trường đã trao đổi với phụ huynh học sinh và đề nghị đưa về nhà theo dõi thêm.

    "Nhà trường cũng đã thông tin với y tế phường, gia đình và kiểm tra chẩn đoán xác định, cháu bị viêm amidan dẫn đến sốt. Sau khi được đưa về nhà chăm sóc và cơ quan y tế theo dõi, đến hôm nay, cháu đã bớt sốt, sức khỏe bình thường.

    Gia đình cũng cháu hay, sáng nay, cháu nói đã ổn, muốn đi học lại nhưng chúng tôi đã đề nghị cơ quan y tế, nhà trường tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe, để cháu nghỉ ngơi và khi nào hết sốt hoàn toàn mới cho đi học trở lại", bà Hương thông tin thêm.

    Trước đó, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều 4/5, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã thông tin có 3 trường hợp học sinh bị sốt trong ngày đầu đi học trở lại.

    Những học sinh này đã được cho cách ly và lấy mẫu xét nghiệm kịp thời.

    Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay trong hôm nay, trên địa bàn TP có hơn 1,2 triệu học sinh đến trường, nhìn chung các nhà trường thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.

    "Hiện chưa có diễn biến phức tạp xảy ra, ngoài việc ghi nhận 3 học sinh sốt và đã tổ chức cách ly, xét nghiệm", ông Chung nói.

    Về khó khăn trong giãn cách học đường, ông Chung đề nghị các trường cần cố gắng giữ khoảng cách 1 - 1,5m giữa học sinh "trong điều kiệu của mình".

    Chủ tịch Hà Nội đề nghị các trường phải phản ứng nhanh, thực hiện cách ly, xét nghiệm ngay các trường hợp có dấu hiệu ho, sốt để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

    Ngoài ra, ông cũng đề nghị ngành giáo dục phải chuẩn bị đầy đủ yêu cầu trong một tuần nữa học sinh tiểu học và mẫu giáo đến trường.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Cảnh tượng tuyệt vọng chưa từng thấy ở Nam Phi

    Xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp không liên quan tới TQ; Nga có hơn 150.000 ca dương tính - Ảnh 1.

    Cảnh quay trên không cho thấy hàng ngàn người xếp hàng dài trên một con đường đất ở Nam Phi để nhận viện trợ thực phẩm, giúp họ sống sót giữa lệnh phong tỏa vì Covid-19.

    Những hình ảnh này được ghi từ 2 khu ổ chuột Mooiplaas và Spruit, ở ngoại ô thủ đô Pretoria. Người dân xếp hàng hàng giờ đồng hồ để nhận một trong 8.000 gói thực phẩm cứu đói. 

    Lệnh phong tỏa đã kéo dài hơn 5 tuần do Covid-19 , khiến các doanh nghiệp khốn đốn và đẩy những người nghèo vào tình cảnh không còn gì để ăn.Dòng người xếp hàng dài không thấy điểm cuối. 

    Họ xếp thành 2 hàng, hoàn toàn không có khoảng cách xã hội, có những đoạn trông rất trật tự, có hàng có lối nhưng ở một số điểm khác trông lại rất lộn xộn. Hai bên con đường đất là những mảng cháy lớn hoặc được bao phủ bởi rác thải, những ngôi nhà nhỏ tồi tàn lợp bằng mái tôn. 

    phẩm viện trợ được đặt trong xe tải, xung quanh đó có lực lượng cảnh sát bảo vệ để tránh xảy ra ẩu đả, cướp giật.Video cho thấy đám đông xếp hàng dài 4 km chờ để được nhận một gói thực phẩm viện trợ. 8.000 gói thực phẩm được quyên góp từ cộng đồng Hồi giáo Tshwane và các doanh nghiệp tư nhân quá ít so với nhu cầu thực tế. Nhiều ý kiến lo ngại nạn đói sẽ ngày càng nghiêm trọng khi đất nước tiếp tục phong tỏa.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bác sĩ kể về những thời điểm "căng như dây đàn" điều trị cho bệnh nhân 161 mắc Covid-19 nặng

    Bất ngờ xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp từ tháng 12/2019, không liên quan Trung Quốc - Ảnh 1.

    Bệnh nhân số 161 là một trong 5 bệnh nhân nặng nhất phải can thiệp thở máy xâm nhập và lọc máu. Bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh Covid-19 và tiếp tục điều trị bệnh lý nền.

    Bác sĩ "căng như dây đàn" khi điều trị cho bệnh nhân

    Bác sĩ Mạc Duy Hưng, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương một trong những người tham gia trực tiếp tham gia vào công tác điều trị cho bệnh nhân 161 cho hay, bệnh nhân đã khỏi Covid-19. Tiếp theo bệnh nhân sẽ quay trở lại Bệnh viện Bạch Mai để điều trị bệnh lý nền.

    Trường hợp bệnh nhân 161 là bệnh nhân "đặc biệt" với tiền sử có chảy máu não thất – tăng huyết áp, điều trị tại Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai. Đây cũng là bệnh nhân lớn tuổi nhất tại Việt Nam mắc Coivi-19 (88 tuổi).

    Bệnh nhân 161 với các yếu tố nguy cơ cao kể trên khi mắc thêm Covid-19 đã rất yếu. Tiên lượng của bệnh nhân khi nhập viện là rất xấu.

    "Bệnh nhân bắt đầu vào khoa là thời điểm căng thẳng nhất. Khi đó, bệnh nhân rất nặng. Chúng tôi lúc nào cũng "căng như dây đàn" khi chăm sóc cho bệnh nhân. Rất may mắn bệnh nhân đã đáp ứng điều trị cải thiện. Tất cả mọi người đều hy vọng bệnh nhân có cơ hội hồi phục", bác sĩ Hưng nói.

    Theo bác sĩ Hưng Covid-19 là bệnh mới chưa có thuốc điều trị nên việc điều trị cho các bệnh nhân nặng là vô cùng khó khăn. Đối với bệnh nhân 161 là bệnh nhân cao tuổi, xuất huyết não, liệt nửa người… Tất cả nhân viên trong khoa đã dồn sức chăm sóc bệnh nhân từng ly từng tý.

    Quá trình chăm sóc bệnh nhân các bác sĩ rất căng thẳng phải theo dõi từng phút, điều chỉnh thông số, thuốc… Tuy nhiên, khi nói về công sức điều trị cho bệnh nhân 161 các bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực lại cho rằng bệnh nhân phục hồi được là do may mắn.

    Bác sĩ Hưng cho biết: "Sự hồi phục của bệnh nhân 161 chủ yếu do yếu tố may mắn và sự cố gắng chiếu đấu với bệnh tật của chính bệnh nhân. Bệnh nhân hiện còn di chứng xuất huyết não và được chuyển Bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca dương tính tại Nga vượt mốc 150.000

    Nga đã ghi nhận thêm 10.102 ca nhiễm mới vào ngày 5/5, nâng tổng số ca nhiễm chính thức lên 155.370 trường hợp với 1.451 ca tử vong. Có 19.865 bệnh nhân đã được xuất viện.

    Tuần trước, Nga đã kéo dài thời gian giãn cách xã hội tới hết ngày 11/5. "Đỉnh dịch vẫn chưa tới, chúng ta sẽ phải đối diện với một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn của dịch bệnh. Sự nguy hiểm từ virus vẫn hiện hữu," tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

    Trong khi đó, nhiều nhân viên y tế tại Nga cho biết rất bức xúc vì một số bệnh viện đã phải đóng cửa vì cách ly và nhiều y bác sĩ bị nhiễm bệnh. Một số nguồn tin từ Nga cho biết những nhân viên y tế ở Nga không được cung cấp đủ trang thiết bị bảo hộ trong đại dịch. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ 100.000 yen cho người dân kể cả người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 1.300 tù nhân dương tính với COVID-19 trong các nhà tù ở Texas

    Theo Sở Tư pháp Texas (TDCJ), khoảng 1.275 tù nhân ở khu vực này đã được xác định dương tính với COVID-19.

    Ít nhất 22 tù nhân đã tử vong do dịch bệnh, 12 ca tử vong khác đang được xét nghiệm lại.

    Tổng cộng, 461 nhân viên và nhà thầu của TDCJ đã bị dương tính. 

     

    "20.063 tù nhân đang được kiểm soát y tế bởi vì có thể họ đã tiếp xúc với nhân viên hoặc một tù nhân khác đã nhiễm bệnh hoặc đang chờ kết quả xét nghiệm COVID-19".

    TDCJ

    TDCJ cho biết sẽ tiếp tục điều tra y tế đối với những trường hợp không có triệu chứng nhưng vẫn có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 dựa trên cơ sở sức khỏe và tuổi tác.

    Tại Mỹ, các nhà tù và nơi giam giữ đang trở thành những điểm nóng đối lây nhiễm virus corona bởi vì những khu vực này có khoảng không gian hẹp và có một số nguy cơ về bạo lực giữa các tù nhân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thiếu cam kết từ các ông lớn trong hợp tác nghiên cứu vaccine toàn cầu

    Bất ngờ xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp từ tháng 12/2019, không liên quan Trung Quốc - Ảnh 1.

    Nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế hôm 4/5 cam kết đóng góp 8 tỉ USD để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu sản xuất và phân phối vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2 . Tuy nhiên, hội nghị trực tuyến này thiếu vắng cam kết của những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Nga, bất chấp đang diễn ra cuộc đua hàng tỉ đôla đổ vào hoạt động nghiên cứu vaccine trong nước. Điều này đặt ra câu hỏi về vấn đề trách nhiệm hay cuộc đua cơ hội để kiếm tiền của các nước giữa đại dịch.

    Trong số những quốc gia đóng góp lớn tại hội nghị lần này có Na Uy là 1 tỷ USD, Nhật Bản đóng góp 800 triệu USD, Đức 525 triệu euro, Italy và Tây Ban Nha cho biết sẽ đóng góp hơn 1 triệu euro… Cam kết tại hội nghị trực tuyến do Liên minh châu Âu và Na Uy đồng tổ chức thiếu 100 triệu USD so với kêu gọi ban đầu, nhưng dự kiến có thêm các cam kết được đưa ra trong những ngày sắp tới.

    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyeus hối thúc các nước tiếp tục cùng chung tay đối phó với Đại dịch: "Chúng ta phải đi cùng nhau và chúng ta sẽ chiến thắng. Cuộc chiến tìm kiếm vaccine là kết quả của sự đoàn kết quốc gia, đoàn kết toàn cầu và là chiến thắng của tinh thần nhân loại".

    Điều đáng nói là trong nỗ lực chung toàn cầu này đang thiếu vắng những ông lớn là Mỹ, Trung Quốc và Nga - các quốc gia vốn đã đối mặt với hậu quả nghiêm trọng do dịch Covid-19 gây ra. Trung Quốc cũng tham dự Hội nghị trực tuyến nhưng chỉ cử đại diện ở cấp Đại sứ. Không nêu cụ thể lý do không tham gia hội nghị trực tuyến, một quan chức Mỹ cho biết nước này đang trong quá trình cung cấp 2,4 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo, kinh tế và y tế toàn cầu đối phó với dịch Covid-19. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì khoản đóng góp đáng kể cho cuộc chiến của thế giới chống Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Reuters: Lãnh đạo Trung Quốc được cảnh báo Covid-19 đẩy Bắc Kinh vào tình huống tồi tệ nhất từ năm 1989

    Bất ngờ xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp từ tháng 12/2019, không liên quan Trung Quốc - Ảnh 1.

    Các nguồn tin của Reuters hé lộ, một báo cáo nội bộ cảnh báo ban lãnh đạo Trung Quốc về làn sóng tâm lý đối địch dâng cao nhằm vào nước này do đại dịch Covid-19 xảy ra.

    Báo cáo về "làn sóng đối địch" cao nhất 30 năm nhằm vào Trung Quốc

    Các nguồn tin ẩn danh nói với Reuters, bản báo cáo được Bộ an ninh quốc gia Trung Quốc (MSS) đệ trình lên các lãnh đạo cao nhất đất nước - gồm chủ tịch Tập Cận Bình - vào đầu tháng trước. Báo cáo kết luận tâm lý đối địch với Trung Quốc trên toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ sau biến động chính trị tại Bắc Kinh năm 1989.

    Hệ quả là Trung Quốc đang đối diện với một làn sóng bài xích do Mỹ dẫn đầu sau đại dịch Covid-19 , và nước này cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất là đối đầu vũ trang giữa hai cường quốc.

    Bản báo cáo được cho là do Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc (CICIR) thực - cơ quan có liên hệ với Bộ an ninh quốc gia - thực hiện. Reuters không nắm được cụ thể văn bản này.

    Văn phòng phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết họ "không có thông tin liên quan" khi được hỏi về báo cáo nội bộ kể trên.

    Reuters không thể xác định mức độ nghiêm trọng của cảnh báo được đưa ra trong báo cáo phản ánh lập trường của ban lãnh đạo Trung Quốc ở mức độ nào, và có thể tác động đến chính sách của nước này đến đâu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một báo cáo như vậy cho thấy Trung Quốc nhìn nhận nghiêm túc về mối đe dọa từ làn sóng đối địch có thể gây tổn hại cho những đầu tư chiến lược của nước này ở nước ngoài.

    Quan hệ Mỹ-Trung trong những tuần vừa qua được đánh giá là ở mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, với lòng tin bị xói mòn và bất đồng trong nhiều vấn đề - từ thương mại đến chính sách về công nghệ, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, tình hình biển Đông, và mới nhất là cáo buộc từ chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Bắc Kinh che đậy thông tin về dịch Covid-19, cũng như giả thuyết virus corona mới (SARS-Cov-2) có liên hệ với một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

    Theo Reuters, ông Trump được cho là đang gặp nhiều khó khăn hơn trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống, giữa bối cảnh Covid-19 tước đi hơn 69.000 sinh mạng Mỹ và làm tổn hại nghiêm trọng nền kinh tế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia, New Zealand xác nhận kế hoạch thiết lập "vùng di chuyển an toàn với COVID"

    Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã chính thức xác nhận các kế hoạch thiết lập "vùng di chuyển an toàn" giữa 2 nước. Hai nhà lãnh đạo đã ra thông cáo chung về vấn đề này. Trong thông cáo nhấn mạnh:

    Một vùng di chuyển liên Tasman an toàn với COVID sẽ đem lại lợi ích chung, hỗ trợ phục hồi thương mại và kinh tế của hai bên, giúp khởi động các khu vực vận tải và du lịch, thúc đẩy tiếp xúc thể thao và tạo cơ hội cho gia đình, bạn bè đoàn tụ.

    Chúng tôi cần phải cản trọng khi tiến hành sáng kiến này. Cả hai nước đều không muốn thấy dịch bệnh bùng phát trở lại nên bất kỳ khu vực di chuyển nào như vậy cũng cần phải an toàn. Nới lỏng các hạn chế di chuyển vào một thời điểm thích hợp rõ ràng sẽ có lợi cho cả hai nước và cho thấy nguyên do vì sao khống chế được virus sớm là chiến lược tốt nhất để phục hồi kinh tế. 

     

    Hiện tại, New Zealand đã bước sang ngày thứ 2 không có ca nhiễm mới.

    Về phần mình, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, nếu Australia không có quyết định phong tỏa nhằm ứng phó với đại dịch thì "tác động y tế sẽ là thảm họa, nhưng thiệt hại kinh tế thậm chí sẽ còn lớn hơn". 

    Thành công của Australia trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus cũng "có giá của nó", ông Morrison nói. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 100 triệu người đổ xô tới các điểm du lịch ở Trung Quốc trong dịp nghỉ lễ

    Khoảng 104 triệu  người đã đổ về các điểm du lịch nội địa trong tuần nghỉ lễ của Trung Quốc, CNN dẫn nguồn Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết. 

    Con số thống kê liên quan tới 4 ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ lễ - được coi là "Tuần lễ vàng" của Trung Quốc, Xinhua đưa tin. 

    Bất ngờ xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp từ tháng 12/2019, không liên quan Trung Quốc - Ảnh 1.

    Du khách đeo khẩu trang, đứng xếp hàng chờ tới lượt vào thăm Tử Cấm Thành, Trung Quốc. Ảnh: AP

    Dẫn nguồn Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, Xinhua khẳng định rằng lượng khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 6 tỉ USD doanh thu. 

    Mặc dù COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc nhưng tới thời điểm hiện tại nước này được cho là đã đưa dịch bệnh vào tầm kiểm soát. Tháng trước, Vũ Hán, nơi được coi là tâm dịch của Trung Quốc, đã bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Thêm 11 bệnh nhân khỏi bệnh, gồm cả bệnh nhân 161 mắc Covid-19 nguy kịch

    9h sáng ngày 5/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã công bố có thêm 11 bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh.

    Bệnh nhân 161 (88 tuổi, Tân Quang-Văn Lâm-Hưng Yên), ngày nhập viện 25/3. Đây là 1 trong 5 bệnh nhân (BN) nguy kịch phải thở máy xâm nhập, điều trị hồi sức tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

    Trước đó, bệnh nhân có tiền sử có chảy máu não thất – tăng huyết áp, điều trị tại khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

    Tình hình hiện tại: BN tỉnh, tiếp xúc được, thở khí phòng, Sp02: 96% Liệt 1⁄2 người trái, cơ lực 4/5 DHST ổn định. BN ăn uống được, đang tiếp tục được tập phục hồi chức năng.

    Bệnh nhân đã có kết quả âm tính 5 lần: ngày 27/4, ngày 29/4 (dịch tỵ hầu, ngày 29/4 (dịch mở khí quản), ngày 30/4 (NIHE) âm tính, ngày 3/5 (NIHE): âm tính.

    Ngoài ra còn 10 bệnh nhân khác được công bố khỏi bệnh.

    Xem thông tin đầy đủ tại link dưới:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sri Lanka bắt 46.000 người vi phạm lệnh giới nghiêm chống Covid-19

    Trong một tuyên bố, cảnh sát nước này cho biết:

    Người vi phạm hầu hết mắc các lỗi như: tham gia giao thông trên đường, tụ tập và uống rượu tại các cơ sở công cộng, mở cửa nhà hàng, cư xử bất lịch sự trên đường trong khi say sưa và tham gia vào giao dịch, bất chấp quy tắc giới nghiêm.

     

    Hơn 12.000 phương tiện giao thông cũng đã bị thu giữ và tất cả những người bị bắt phải giải trình trước tòa án địa phương.

    Sri Lanka áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc vào ngày 20/3, hiện một số quận đã được dỡ bỏ tình trạng này do mối đe dọa thấp hơn về sự lây lan của Covid-19 .

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dự báo số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ tăng mạnh sau nới lỏng giãn cách xã hội

    Mới đây Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe Mỹ (IHME) đã đưa ra một mô hình dự đoán số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ. Mô hình cho thấy con số dự báo được điều chỉnh gia tăng đáng kể khi nhiều vùng bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế.

    Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe Mỹ (IHME) dự báo số ca tử vong sẽ tăng lên mức 134.475 ca vào ngày 4/8, gần gấp đôi so với con số dự báo 72.433 ca được đưa ra hôm 29/4 vừa qua. 

    Dự báo mới của IHME tính tới thực tế rằng một số bang đã bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, đồng thời kết hợp với các dữ liệu tổng hợp từ các ứng dụng điện thoại di động và các nền tảng khác về tình trạng di chuyển của người dân trong thời gian phong tỏa. 

    Giám đốc IHME Christopher Murray nhận định biện pháp giãn cách xã hội thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn virus lây lan. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động đi lại tại nhiều bang gia tăng thậm chí trước cả khi biện pháp này hết hiệu lực.

    Cùng ngày, hai báo New York Times và Washington Post dẫn một tài liệu nội bộ cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ước tính số ca mắc mới có thể tăng lên mức 200.000/ngày vào ngày 1/6 tới trong khi số ca tử vong cũng sẽ tăng lên 3.000 ca/ngày. 

    Theo phóng viên TTVVN tại Mỹ, đây được cho là tài liệu nội bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC). 


    Thông tin được dẫn nguồn theo bài viết từ Báo Tin tức.  Mời độc giả bấm link để đọc bài viết nguồn: 

    Dự báo số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ tăng mạnh sau nới lỏng giãn cách xã hộibaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand: 2 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới

    New Zealand đã có 2 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới trong khi chính phủ nước này hiện đang cân nhắc khả năng tăng cường nới lỏng hạn chế phong tỏa, Guardian đưa tin. 

    Hôm qua là ngày đầu tiên kể từ khi New Zealand tiến hành phong tỏa trên toàn quốc (25/3), nước này không có thêm ca COVID-19 nào được chẩn đoán. 

    Hiện có 4 người đang nằm viện vì mắc bệnh, giảm xuống từ 7 người so với số liệu ngày hôm qua. Cũng không có ca tử vong nào được ghi nhận trong ngày hôm nay. Tính đến thời điểm hiện tại, 20 người đã tử vong do COVID-19 ở New Zealand. 

    88% trong tổng số 1.486 ca bệnh đã hồi phục, Vụ trưởng Y tế thuộc Bộ Y tế New Zealand, Ashley Bloomfield cho biết trong 1 buổi họp báo ở Wellington. 

    "Tất nhiên chúng ta phải bám vào kế hoạch", ông Bloomfield nói.

    Bất ngờ xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp từ tháng 12/2019, không liên quan Trung Quốc - Ảnh 1.

     

    "Điều tệ nhất có thể là ăn mừng quá sớm trước khi hồi còi kết thúc trận đấu vang lên".

    Vụ trưởng Y tế New Zealand Ashley Bloomfield

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO báo động tình trạng chữa COVID-19 theo kiểu dân gian

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc : Bí quyết của thành phố duy nhất trong "câu lạc bộ GDP nghìn tỷ" tăng trưởng bất chấp Covid-19

    Các nhà phân tích cho rằng, nhờ phản ứng kịp thời với đại dịch Covid-19 và chuyển đổi có hiệu quả sang kinh tế số, Nam Kinh đã giảm thiểu được tác động của dịch bệnh với nền kinh tế của mình.

    Trong số 17 đô thị Trung Quốc có GDP hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 141.59 tỷ USD), Nam Kinh là thành phố duy nhất chứng kiến GDP Quý I tăng trưởng dương, được ghi nhận đến thời điểm 1/5. Còn hai thành phố khác trong "câu lạc bộ" chưa công bố các chỉ số Quý I là Trường Sa (tỉnh Hồ Nam) và Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam).

    Theo báo cáo của chính quyền Nam Kinh, ngoại trừ lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu bị sụt giảm 0.8% so với cùng kỳ năm 2019, các ngành sản xuất sản phẩm và dịch vụ có tăng trưởng lần lượt là 0.1% và 2.6%.

    Thành phố Vũ Hán, tâm dịch ở Trung Quốc, có GDP Quý I giảm 40.5% do bị Covid-19 tấn công nặng nề. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến báo cáo kinh tế sụt giảm lần lượt là 6.6%, 6.7% và 6.6% so với cùng kỳ.

    Hong Tao, giám đốc Viện kinh tế thương mại thuộc Đại học Công thương Bắc Kinh, nói với Global Times rằng Nam Kinh đạt được kết quả tăng trưởng tích cực trong Quý I là nhờ các ngành đi đầu chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ trong mùa dịch.

    "Dịch SARS vào 17 năm trước đã thúc đẩy Alibaba của Jack Ma và JD.com của Liu Qiangdong, trong khi dịch bệnh năm nay đã thúc đẩy sự phát triển sinh thái của nền kinh tế số, trong đó bán lẻ trực tuyến đóng vai trò quan trọng," Hong nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Tài chính Mỹ phải vay 3 nghìn tỷ USD trong quý hiện tại để cứu kinh tế Mỹ

    Bất ngờ xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp từ tháng 12/2019, không liên quan Trung Quốc - Ảnh 1.

    Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin (trái) và tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters)

    Các biện pháp kích cầu quy mô lớn nhằm hỗ trợ cho kinh tế Mỹ vượt qua khủng hoảng Covid-19 sẽ có thể khiến cho Bộ Tài chính Mỹ vay đến 3 nghìn tỷ USD trong quý hiện tại. Trong ngày thứ Hai, Bộ Tài chính Mỹ công bố con số ước tính thực tế khoảng 2,999 nghìn tỷ USD.

    Trong tuyên bố mới nhất gửi đến công chúng, Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh: "Việc hoạt động vay tiền tăng cao có nguyên nhân trực tiếp từ đại dịch Covid-19, trong đó chính phủ phải chi tiêu ra nhiều tiền để hỗ trợ cho các cá nhân và doanh nghiệp, ngoài ra việc áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp cũng khiến chính phủ phải tốn thêm chi phí".

    Bộ Tài chính Mỹ cho rằng cơ quan này sẽ phải vay thêm 677 tỷ USD trong quý 3/2020. Tổng số tiền vay trong quý 1/2020 trước đó ước tính 477 tỷ USD.

    Việc Bộ Tài chính Mỹ phải vay nợ nhiều có nguyên nhân từ việc Quốc hội Mỹ đã thông qua nhiều chương trình hỗ trợ cho kinh tế Mỹ, ngăn kinh tế Mỹ ngừng tăng trưởng trong bối cảnh các biện pháp giãn cách xã hội đang được áp dụng để ngăn virus Covid-19 lây lan.

    Bất ngờ xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp từ tháng 12/2019, không liên quan Trung Quốc - Ảnh 2.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bộ Tài chính Mỹ phải vay 3 nghìn tỷ USD trong quý hiện tại để cứu kinh tế Mỹ bizlive.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Lò hỏa táng hỏng do thiêu quá nhiều thi thể, mỗi ngày hoạt động 18 tiếng vẫn kín lịch vài tuần

    Số ca tử vong do virus corona ở Mỹ tăng cao đã khiến các cơ sở y tế, nhà tang lễ, lò hỏa táng và các dịch vụ mai táng bị quá tải nghiêm trọng.

    Những túi đựng thi thể được chất đống ở khắp nơi tại những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Chỉ riêng tại bang New York, có ngày có tới 799 ca tử vong do COVID-19 . Tới nay, bang New York có hơn 24.000 ca tử vong, chủ yếu tại thành phố New York.

    Do diễn biến phức tạp của bệnh dịch, thành phố lớn nhất nước Mỹ cũng đã phải thay đổi cách xử lí các thi thể.

    Mặc dù đã tăng gấp đôi khả năng chứa thi thể lên tới hơn 2.000, nhưng các nhà xác vẫn từ chối yêu cầu hỏa táng vì không còn chỗ chứa. Việc hỏa táng bị trì hoãn tới giữa tháng 5 hoặc muộn hơn. Các thi thể được chứa đầy các xe đông lạnh đỗ tại các bãi xe của nhà xác.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO nói Mỹ chưa cung cấp chứng cứ gì về nguồn gốc virus corona

    Quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, tổ chức này chưa nhận được bất cứ số liệu hay bằng chứng nào từ phía chính phủ Mỹ liên quan đến nguồn gốc của virus SARS CoV-2 và mong muốn được cung cấp tất cả thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Phát biểu trong cuộc họp báo báo về đại dịch Covid-19 tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới ở Geneva, Thuỵ Sỹ, Giám đốc điều hành đồng thời là người đứng đầu Chương trình khẩn cấp của tổ chức này, Mike Ryan cho biết, cho đến thời điểm này, WHO chưa có trong tay bất cứ thông tin nào về nguồn gốc virus SARS CoV-2.

    "Chúng tôi chưa nhận được bất cứ dữ liệu hay bằng chứng cụ thể nào từ chính phủ Mỹ liên quan đến vấn đề nguồn gốc của virus SARS CoV-2. Vì thế, từ góc độ của chúng tôi, điều này vẫn chỉ là đồn đoán. Nhưng giống như bất cứ tổ chức hoạt động dựa trên chứng cứ khoa học nào khác, WHO rất mong muốn nhận được bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc của virus vì đây là thông tin y tế cộng đồng vô cùng quan trọng cho việc kiểm soát dịch bệnh trong tương lai" - ông Mike Ryan nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: 19 ngày không có ca mắc Covid-19 do lây nhiễm cộng đồng

    - Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 5/5: 19 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.

    - Tính đến 6h ngày 5/5: Việt Nam có tổng cộng 131 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    - Tính từ 18h ngày 4/5 đến 6h ngày 5/5: 0 ca mắc mới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 4/5: Toàn khối gần 50.000 người mắc bệnh, 1.671 người tử vong

    Hết ngày 4/5, khu vực Đông Nam Á ghi nhận tổng cộng gần 50.000 ca mắc bệnh COVID-19 và 1.671 người tử vong. Trong ngày chỉ có hai nước Indonesia và Philippines ghi nhận ca tử vong vì virus SARS-CoV-2.

    Giới chức Y tế Indonesia cho biết, ngày 4/5 nước này đã ghi nhận 395 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên thành 11.587 người. Ngoài ra, Indonesia có 19 ca tử vong do bệnh này, nâng tổng số ca tử vong lên 864, trong khi cũng có 1.954 bệnh nhân đã hồi phục.

    Giới chức y tế Malaysia cùng ngày cho biết, nước này có thêm 55 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 6.353 người, trong khi số ca tử vong do COVID-19 ở đây vẫn là 105 người.

    Bộ Y tế Singapore cũng cho biết, ngày 4/5 đảo quốc sư tử ghi nhận 573 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm virus ở nước này lên thành 18.778 trường hợp.

    Trong khi đó, Philippines có 262 ca mắc COVID-19 trong ngày, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 9.485 trường hợp; trong đó có 16 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong lên thành 623 người.

    Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng trong 18 ngày liên tiếp, duy trì số ca mắc ở 271 trường hợp và 219 người đã hồi phục.

    Tại Thái Lan, số ca COVID-19 mới ở Thái Lan trở lại mức 2 con số do người nhập cảnh bất hợp pháp. Như vậy đến hết ngày 4/5, Thái Lan có tổng cộng 2.987 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Đến nay, nước này đã chữa khỏi cho 2.470 bệnh nhân mắc COVID-19, trong khi còn 193 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 4/5: Toàn khối gần 50.000 người mắc bệnh, 1.671 người tử vongbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh viện Pháp nói có bằng chứng bệnh nhân nhiễm SARS-Cov-2 từ tháng 12/2019, không liên quan đến Trung Quốc

    Các bác sĩ tại một bệnh viện ở Paris, Pháp, khẳng định đã tìm được bằng chứng một bệnh nhân bị ốm vào tháng 12/2019 có lây nhiễm virus SARS-Cov-2.

    Nếu báo cáo này được xác thực, nó có thể chứng minh virus đã xuất hiện tại châu Âu từ tháng 12 năm ngoái. Phải đến ngày 24/1 - một ngày sau khi tâm dịch Vũ Hán ở Trung Quốc thông báo phong tỏa thành phố, Pháp mới báo cáo ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở 2 bệnh nhân có lịch sử di chuyển tới Vũ Hán.

    "Covid-19 đã lây lan tại Pháp từ cuối tháng 12/2019, một tháng trước khi những ca nhiễm đầu tiên được báo cáo trong nước," đội ngũ tại bệnh viện Groupe Hospitalier Paris Seine ở Saint-Denis, Paris, nêu trong báo cáo.

    Bác sỹ Yves Cohen - Trưởng khoa hồi sức cấp cứu ở các bệnh viện Avicenne và bệnh viện Jean-Verdier ở thành phố Bobigny, tỉnh Seine-Saint-Denis, ngoại ô phía Bắc thủ đô Paris - cùng các cộng sự quyết định kiểm tra lịch sử các bệnh nhân bị ốm trước ngày 24/1 để xác định khả năng virus corona lây lan trước đó.

    Nhóm của ông Cohen đã tìm hiểu các bệnh nhân nhập viện với triệu chứng giống như cảm cúm, trong thời gian từ 2/12/2019 đến 16/1/2020. Các bác sĩ cho xét nghiệm Covid-19 đối với mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân được lưu lại.

    "Một mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính của một người đàn ông 42 tuổi sinh ở Algeria, sống tại Pháp trong nhiều năm và làm công việc bán cá," báo cáo nêu.

    "Chuyến đi gần nhất của ông là đến Algeria vào tháng 8/2019," nhóm nghiên cứu chỉ ra, khẳng định bệnh nhân không có lịch sử đi đến Trung Quốc, và cho biết thêm rằng một trong những người con của ông này cũng đã bị ốm.

    "Xác định bệnh nhân lây nhiễm đầu tiên sẽ mang lại lợi ích lớn về dịch tễ học, bởi nó làm thay đổi đáng kể nhận thức của chúng ta liên quan đến SARS-Cov-2 cũng như cách thức nó lây lan trong đất nước. Ngoài ra, việc [ca bệnh] không có liên hệ với Trung Quốc cũng như [bệnh nhân] ít di chuyển cho thấy dịch bệnh có thể đã lây lan trong dân số Pháp từ cuối tháng 12/2019."



    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiến lược “thả tự nhiên” khiến Brazil thành ổ dịch lớn nhất Nam bán cầu

    Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn hạ thấp mối nguy hiểm của Covid-19 ở Brazil. Ông cho rằng, Covid-19 chỉ như "cúm nhẹ" và thậm chí còn biểu tình phản đối biện pháp phong tỏa mà các thống đốc bang ban bố.

    Brazil đang đối mặt với sự gia tăng đột biến số ca mắc Covid-19 sau khi chính phủ để cho dịch bệnh lây lan một cách "không kiểm soát" suốt nhiều tuần liền, trong khi chính tổng thống của nước này lại liên tục chỉ trích các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Tính đến 15h chiều 4/5 (giờ Việt Nam), Brazil ghi nhận 101.826 ca mắc và 7.051 ca tử vong do Covid-19. Tỷ lệ tử vong trên số ca mắc ở Brazil là gần 7%. Các chuyên gia cho rằng số ca mắc và tử vong trên thực tế còn cao hơn nhiều bởi Brazil chưa tiến hành xét nghiệm trên diện rộng.

    Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 lây lan khắp thế giới, các nước đã ban hành lệnh phong tỏa, sắc lệnh "ở nhà", hay giới nghiêm nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Ngay cả Thụy Điển - nước vẫn cho phép mở cửa các nhà hàng, trường học và các địa điểm công cộng, cũng kêu gọi người dân giãn cách xã hội và ở nhà khi cần thiết.

    Tuy nhiên, Brazil - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam bán cầu – lại có cách tiếp cận "bình thản" một cách đáng báo động từ chính Tổng thống Jair Bolsonaro. Ở quốc gia lớn nhất Mỹ Latin này, chỉ có các sắc lệnh "ở nhà" do các thống đốc bang ban bố, các đường biên giới vẫn mở cửa, và có rất ít quy định về việc cách ly phòng dịch trên cả nước.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Chiến lược “thả tự nhiên” khiến Brazil thành ổ dịch lớn nhất Nam bán cầuvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Thời báo Hoàn Cầu đòi ngoại trưởng Mỹ đưa bằng chứng về nguồn gốc SARS-Cov-2

    "Ông Pompeo nói rằng có 'bằng chứng khổng lồ', vậy ông ấy nên đưa bằng chứng ra cho cả thế giới xem xét. Nhưng sự thật là ông Pomepo chẳng có bằng chứng nào cả," Thời báo Hoàn Cầu - do báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo quản lý - nêu trong xã luận ngày 4/5.

    Thông điệp của Hoàn Cầu nhằm phản ứng trước phát ngôn của ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 3/5, nói rằng Mỹ "có bằng chứng khổng lồ" cho thấy virus SARS-Cov-2 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. 

    "Hãy nhớ rằng, Trung Quốc đã từng làm lây nhiều loại bệnh cho thế giới, và họ có những phòng thí nghiệm không đủ tiêu chuẩn," ông Pompeo nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp: Số ca tử vong vượt 25.000, gia hạn tình trạng khẩn cấp y tế

    Chính phủ Pháp ngày 4/5 đã quyết định gia hạn thêm 2 tháng, đến ngày 24/7 tới, tình trạng khẩn cấp y tế áp đặt từ ngày 24/3 nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

    Số ca tử vong vì dịch Covid-19 tại Pháp chính thức vượt mốc 25.000. Vào ngày 4/5, nước này ghi nhận thêm 306 ca tử vong trong vòng 24 giờ, đưa tổng số ca từ đầu mùa dịch lên 25.201 ca. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân nhiễm SARS CoV-2 trong hệ thống bệnh viện và các ca nặng trong phòng cấp cứu tiếp tục giảm.

    Đến nay, Pháp đã xác nhận tổng cộng 169.462 ca mắc COVID-19.

    Một tuần trước thời điểm dự kiến dỡ bỏ dần phong tỏa toàn quốc, tại Thượng viện Pháp, Thủ tướng Edouard Philippe đã trình bày kế hoạch chi tiết cho quá trình dỡ bỏ phong tỏa và dự luật kéo dài tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng. 

    Ông Philippe khẳng định, người dân Pháp sẽ phải sống chung với virus trong thời gian tới.

     

    Trong tương lai gần, chúng ta chưa có vaccine phòng bệnh, hiện tại cũng chưa có phương pháp điều trị hiệu quả và chúng ta cũng còn xa mới đạt được miễn dịch cộng đồng. Virus sẽ tiếp tục lây lan giữa chúng ta

    Thủ tướng Pháp Edouard Philippe

    Ngay sau đó, Thượng viện Pháp đã tiến hành bỏ phiếu về kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa của Chính phủ. Với 89 phiếu chống, 81 phiếu thuận và 174 phiếu trắng, Thượng viện không ủng hộ kế hoạch của Chính phủ Pháp. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga trở thành "điểm nóng nhất" về dịch Covid-19

    Nga đang dần trở thành nơi có tình hình dịch Covid-19 diễn biến nóng và phức tạp nhất hiện nay, khi số ca nhiễm liên tục leo thang.

    Giới chức Nga ngày 4/5 báo cáo có thêm 10.581 ca mắc Covid-19 trong vòng 24 giờ - cao hơn hầu hết quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay Nga ghi nhận tổng cộng 145.268 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới (SARS-Cov-2) và 1.356 ca tử vong.


    Trong tuần qua, thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, bộ trưởng xây dựng Vladimir Yakushev cùng cấp phó của ông này, đã được xác định nhiễm Covid-19.

    Bộ trưởng y tế Nga Mikhail Murashko ngày 4/5 cho biết nhà chức trách sẽ duy trì một phần các biện pháp hạn chế cho đến khi tìm ra vắc xin phòng bệnh Covid-19. Ông khẳng định Nga sẽ nới lỏng hạn chế theo từng giai đoạn, nhưng sẽ có một phần biện pháp được thực thi cho đến khi các giải pháp phòng chống lây lan hiệu quả ra đời.

    Ông Murashko cũng cảnh báo nguy cơ xảy ra đợt bùng phát Covid-19 thứ hai tại Nga.

    Bất ngờ xuất hiện bằng chứng Covid-19 lây lan ở Pháp từ tháng 12/2019, không liên quan Trung Quốc - Ảnh 2.

    Phun thuốc khử trùng trên đường phố tại Moskva, Nga ngày 24/4/2020 nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Ảnh: THX/ TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Nhà Trắng ngăn các thành viên ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 ra điều trần ở Quốc hội

    Liên quan đến cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Mỹ, Nhà Trắng tiếp tục ngăn cản bất cứ thành viên nào của ban chỉ đạo ứng phó dịch bệnh ra điều trần tại Quốc hội. 

    Văn phòng Vấn đề pháp lý Nhà Trắng ngày 4/5 (giờ miền Đông) cho biết, không một thành viên nào của đội đặc nhiệm hoặc các phụ tá hàng đầu của họ "có thể chấp nhận lời mời điều trần" từ Quốc hội trong tháng 5. 

    Hướng dẫn này được đưa ra sau khi Nhà Trắng ngăn cản Tiến sĩ Anthony Fauci - Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ - ra điều trần tại Hạ viện trong tuần trước.

    Tổng thống Donald Trump ngày 4/5 đưa ra dự đoán số người tử vong tại Mỹ vì Covid-19 có thể lên đến 100.000.

     

    Chúng ta sẽ bị mất đi khoảng 75.000-100.000 người. Đó là điều kinh khủng. Chúng ta không nên để mất thêm người nào nữa ngoài con số đó.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn cầu có gần 3.6 triệu ca mắc Covid-19, hơn 251 nghìn người chết

    Số liệu do Đại học John Hopkins (Mỹ) cung cấp tính đến 7h sáng nay 5/5 (giờ Việt Nam) cho thấy thế giới đã có hơn 3.578.000 người mắc và hơn 251.000 người tử vong do Covid-19.

    Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới của dịch bệnh, với 1.178.906 ca mắc và 68.689 người tử vong.

    Đại dịch đã suy yếu đáng kể trên hầu khắp châu Âu, châu Á, trong khi diễn biến chỉ còn đáng lo ngại ở một số "điểm nóng" mới như Nga, một số nước Mỹ Latinh như Brazil, Mexico và Đông Nam Á, như Singapore, Indonesia.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại