Biệt đội nghiên cứu âm học của Hải quân Hoa Kỳ (ARD) nằm ở Bayview (Idaho) nằm cách bờ biển khoảng 375 dặm, là nơi luôn có sự hiện diện của một đội ngũ tàu ngầm mới và tàu mặt nước cùng các hệ thống ngầm được thử nghiệm quy mô trong một môi trường mô phỏng như đại dương.
Nói cách khác, ARD Bayview là một căn cứ tàu ngầm có hồ sơ rất thấp của Hải quân Hoa Kỳ, nó bí ẩn không kém Khu vực 51, và diện tích bao la của hồ Pend Oreille dễ dàng hơn để làm nơi ẩn giấu hoạt động này.
Hồ Pend Oreille sâu thăm thẳm (nó sâu hơn hồ Loch Ness, khoảng 350m), bề mặt rộng lớn, nước trong vắt và các điều kiện yên tĩnh do được bao bọc bởi những cội dây cổ thụ mọc dựng đứng và đáy bùn phẳng lặng, cùng với nhiệt độ lạnh giá không thay đổi, tất cả đã tạo thành những nơi hoàn hảo cho một địa điểm thử nghiệm hấp dẫn của lực lượng Hải quân Mỹ kể từ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ II (ĐCTGII).
Ngoài ra, vẻ tĩnh lặng đáng nể của hồ Pend Oreille còn cho phép tạo ra những điều kiện thử nghiệm trên cả tuyệt vời. Sự thật của căn cứ nhỏ này là nó đã hỗ trợ cho mọi thiết kế tàu ngầm Mỹ trong vòng 65 năm qua, từ những thiết kế vỏ tàu và các ứng dụng hạ âm kỳ lạ, cho đến các hệ thống truyền âm thụ động và chủ động cao cấp.
Phần lớn hoạt động thử nghiệm này có được thành công là nhờ vào một mạng lưới rộng lớn các đầu thu sóng đặc biệt nhạy cảm được đặt tại nhiều vị trí quan trọng trong hồ Pend Oreille, hoặc ở dưới đáy hồ.
Các thiết bị nghe này thậm chí còn có thể nghe rõ tiếng mưa rơi trên mặt hồ; và trong một số trường hợp để tránh bị ai đó phát giác, những cuộc thử nghiệm nhạy cảm chủ yếu được tiến hành trong đêm.
Khu thử nghiệm
Khu vực thử nghiệm chính của ARD là một hoạt động được biết đến dưới cái tên là Hệ thống đo lường quy mô trung gian (ISMS), nó hoạt động trong một vòng tròn có đường kính khoảng 305m gồm các đầu thu sóng được trang bị dưới đáy hồ hoặc được treo lơ lửng trên những cái phao.
Hệ thống đầu thu sóng này được kết nối với một máy chiếu âm thanh được khuếch đại và một cái sà lan được điều khiển nằm trên mặt hồ.
Một góc Biệt đội nghiên cứu âm học của Hải quân Hoa Kỳ (ARD) nằm ở Bayview (Idaho). Ảnh nguồn: Navsea.
Trong vòng tròn khổng lồ này, những cuộc thử nghiệm quy mô ngầm sẽ được thực hiện theo từng bước và tất cả các thông tin thu thập được sẽ được truyền thông qua một mạng lưới cáp quang học đến một trung tâm điều khiển mặt đất cùng một trạm phiên dịch nằm cách đó khoảng vài chục dặm đường.
Ngay cả những linh kiện máy móc dùng để lắp đặt trên các tàu ngầm cũng có thể được thử nghiệm ngay bên trong của một trong những tàu ngầm cỡ nhỏ của Hải quân để có thể đo lường chính xác âm thanh phát ra từ nó.
Theo nhiều cách, ISMS là phiên bản dưới nước của Sân thử nghiệm tên lửa và đo mặt cắt radar của Hải quân Hoa Kỳ, nói nôm na thì đó là một dạng môi trường được tạo ra nhằm đánh giá khí tài và các cảm biến trong một không gian 3 chiều.
Phạm vi thử nghiệm xe nổi (BVTR) là một cách thức sử dụng phương pháp đo lường âm thanh ở phần phía trước của thiết kế tàu ngầm, chủ yếu là mũi tàu và có cơ chế phát ra tiếng động khi tàu ngầm di chuyển trong nước.
Một tàu ngầm đang được thử nghiệm trong hồ Pend Oreille ở Bayview (Idaho). Ảnh nguồn: Boise Weekly.
Tàu ngầm thử nghiệm sẽ được nhấn xuống đáy hồ và sau đó để nó nổi lên. Nó tương tự như một cú dằn khẩn cấp lên tàu ngầm và thử nghiệm này sẽ cho phép thu thập chi tiết dữ liệu âm thanh được tập hợp lại khi tàu ngầm di chuyển trong nước chỉ thông qua các phao nổi mà không đụng tới động cơ của tàu hay dây kéo.
Khi mũi tàu di chuyển gần mặt nước, các cơ chế phụ của nó phải hướng xuống dưới để con tàu không vọt lên mặt nước có thể khiến cho nó bị lật hoặc hủy diệt nó.
Việc thử nghiệm bằng cách dùng BVTR đã cho phép mũi tàu giảm âm tốt hơn và giúp con tàu di chuyển trong nước êm ái hơn, ISMS và BVTR chỉ là 2 trong nhiều phạm vi thử nghiệm tối quan trọng khi đề cập đến thiết kế tàu ngầm chiến đấu hiện đại.
Còn phải kể đến Phạm vi phương tiện quy mô lớn (LSVR) có lẽ là một trong những khả năng hào hứng nhất của ARD. Loại phương tiện thử nghiệm này chỉ bằng 1/4 quy mô của tàu ngầm thật, nó hoạt động bằng nguồn năng lượng có sẵn trên tàu.
Tại khu thử nghiệm này sẽ có nhiều việc đáng quan tâm, chẳng hạn như các bản thiết kế lái tàu mới, tiếng ồn chân vịt, các khái niệm động cơ quy mô phụ mới cùng cấu hình động cơ đẩy và các khả năng xử lý chủ động của thiết kế.
Hạm đội tàu ngầm bí ẩn
Căn cứ tàu ngầm quy mô nhỏ ARD nằm ở khu vực Bắc của tiểu bang Idaho, nó có hạm đội tàu ngầm và tàu thủy riêng được trang bị nhằm phục vụ cho các hoạt động thử nghiệm. Trong vòng 65 năm qua, nhiều thiết kế tàu ngầm đã được thử nghiệm tại đây và nhiều loại đã thành công, một số thiết kế tàu ngầm có quy mô bằng cỡ 1/4 chiếc tàu hiện đại và sẽ sớm đưa vào sử dụng.
Một tàu ngầm có vỏ thân kỳ lạ đang được thử nghiệm ở ARD Bayview (Idaho). Ảnh nguồn: DailyMail.
Có 2 loại phương tiện quy mô lớn được đưa vào sử dụng ở ARD Bayview, mặc dù một số nguồn tin cho biết có ít nhất 10 phương tiện như thế đã được phát triển. Phương tiện đầu tiên là LSV-1 Kokanee, nó là một loại tàu ngầm bằng 14 tàu ngầm lớp Seawolf với 3 chiếc hiện đang hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ.
Loại tàu ngầm này dài khoảng 27m và rộng cỡ 3m2, tàu được trang bị pin, máy phát điện, các hệ thống hướng dẫn máy tính, các loại máy ghi âm từ xa và thiết bị đẩy. LSV-1 Kokanee là tàu ngầm nhỏ nhưng nó cũng có công suất đáng gờm: 3.000 mã lực!
Loại phương tiện quy mô lớn thứ 2 trị giá 50 triệu USD và có cái tên là LSV-2 Cutthroat. Tàu ngầm này lớn hơn LSV-1 Kokanee, nó gần giống với loại tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia của Hoa Kỳ, nhưng tiến bộ về mọi mặt. Thực vậy, LSV-2 Cutthroat là tàu ngầm không người lái lớn nhất thế giới khi nó dài tới 33,5m!
Nó được thiết kế theo kiểu tự nhiên và phần lớn thân tàu có thể được lắp ráp trong các mục đích thử nghiệm khác nhau một cách tương đối dễ dàng. LSV-2 Cutthroat được vận hành bởi một động cơ đẩy nam châm điện xuyên tâm tiên tiến có thể đạt công suất tới 6.000 mã lực.
Cả 2 loại tàu ngầm này được thiết kế để có thể chạy tự động hoặc bán tự động và được hướng dẫn hệ thống lái tự động tiên tiến. Điều này cho phép chúng thoải mái lượn trên hồ Pend Oreille mà không cần phải dùng tới nguồn điện dự phòng, giúp tăng cường đáng kể các kết quả thử nghiệm mà nhiễu âm là vấn đề chính.
Vào năm 2005, ARD đã có được tàu ngầm mặt nước quy mô phụ đầu tiên được hoạt động và thử nghiệm, nó được biết đến dưới cái tên là Tàu thao diễn điện tân tiến (AESD) hoặc được gọi theo một cái tên khác là "Sea Jet".
Sea Jet là một mô hình hoạt động có kích thước chỉ bằng 1/4 so với tàu khu trục lớp DDG-1000 Zumwalt của Hải quân Hoa Kỳ, nó có thiết kế hình thang và thân tàu rất độc đáo, nhưng cấu hình thân tàu cũng gây ra nhiều luồng ý kiến tranh luận vì các nhà phân tích chỉ ra rằng con tàu có thể hoạt động kém ổn định ở các vùng biển gồ ghề hay trong những lần diễn tập tốc độ cao.
Hải quân đã làm thử một bài tập về nhà trước khi bắt chước cấu hình độc đáo của tàu khu trục lớp DDG-1000, và các bài tập thử nghiệm đã được tiến hành tại một đơn vị mẹ của ARD là Trung tâm chiến tranh mặt nước hải quân (NSWC) ở Caderock (tiểu bang Maryland).
Tại đó, vỏ tàu DDG-1000 đã được thử nghiệm trong một cái hồ khổng lồ tạo sóng biển bằng cách sử dụng mô hình tàu ngầm trên sông Potomac.
Sea Jet sử dụng một thiết kế ổ bánh công tác chìm được biết đến dưới cái tên là "Vòi phun dưới nước". Khái niệm không có bánh lái này đã được thiết kế và chế tạo bởi hãng xe hơi Rolls Royce và Sea Jet có thể đạt tới tốc độ 33 km/ giờ khi hoạt động hết công suất.
Thiết kế động cơ đẩy chìm hoàn toàn này xem ra yên tĩnh và hiệu quả hơn nhiều so với các thiết kế động cơ chiến đấu trên bề mặt dựa trên bánh lái và trục vít truyền thống. Nó cũng để lại vệt lằn tàu nhỏ hơn khi di chuyển. Sea Jet được chế tạo để có thể thích nghi với các sứ mạng và thử nghiệm mới mà không cần đại tu.
Sau khi qua hết các bài kiểm tra với khái niệm động cơ Rolls Royce, con tàu sẽ được sử dụng để thử nghiệm với hệ thống ổ đĩa điện từ General Dynamics "Rimjet" mà có thể làm thay đổi cách mà các tàu ngầm di chuyển dưới nước trong tương lai.
Thiết kế của Sea Jet trông rất lạ nếu nhìn từ xa đến nỗi khi có một bức ảnh vô tình chụp về nó đã làm trỗi dậy tin đồn về một con thủy quái đang di chuyển dưới hồ Pend Oreille.
Có một thực tế rằng con thủy quái do dân tình địa phương đặt cho cái tên là "The Paddler" đã có từ nhiều thập niên trước, tại một thời điểm mà NSWC được phân loại cao do sự quan tâm quá mức từ giới tình báo Nga.
Chắc chắn một điều là những người làm nghề câu cá hay chèo thuyền trên hồ Pend Oreille có lẽ là nhìn thấy một thứ lạ gì đó hay các vật thể quái dị ẩn mình dưới làn nước, đó chỉ là những loại phương tiện dùng để thử nghiệm chứ không phải là quái vật.
Một số người quả quyết rằng câu chuyện về thủy quái "The Paddler" là một chiến dịch đánh lạc hướng quy mô lớn của Hải quân Hoa Kỳ nhằm giữ ổn định cho các hoạt động thử nghiệm được che đậy dưới lòng hồ.
Điều này có lẽ đã đúng trong nhiều thập kỷ trước, nhưng có lẽ sai vào ngày hôm nay khi thiết kế DDG-100/CG(X) đã được phơi bày ra ánh sáng công luận từ nhiều năm trước khi "thủy quái Paddler" mới nhất xuất hiện.
Các nguồn tin tình báo cũng cho thấy có nhiều xà lan được thiết kế tinh vi được trang bị cần cẩu cùng các khu vực lắp ghép ướt cũng được sử dụng trong các bài kiểm tra. Một phần các xà lan này cũng được trang bị các giao diện thu thập dữ liệu cùng những mật lệnh tinh vi được dùng cho những thử nghiệm cụ thể.