Biến tàu ngầm hạt nhân của Nga thành tàu chở dầu?

Anh Minh |

Kế hoạch này nghe có vẻ hợp lý: Tại sao lại sử dụng những tàu phá băng đắt tiền để cắt qua lớp băng mùa đông để vận chuyển dầu trong khi tàu ngầm hạt nhân Nga có thể lặng lẽ đi bên dưới lớp băng?

Trong những ngày khó khăn sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều tổ chức và cá nhân ở Nga bị thiếu tiền mặt. Các nhà tài chính táo bạo và tàn nhẫn đã mua lại nhiều doanh nghiệp nhà nước với mức giá cực thấp, trong khi chính nước Nga mới phải phản ứng với cuộc khủng hoảng tiền mặt theo nhiều cách khác nhau.

Một trong những cách mà Mátxcơva huy động vốn là bán bớt một số thiết bị quân sự cho các nước đang khao khát công nghệ vượt trội của Liên Xô.

Iran là một trong những khách hàng của Nga, mua ba tàu ngầm lớp Kilo vào đầu những năm 1990. Tàu ngầm được chứng minh là một mặt hàng xuất khẩu phổ biến, mặc dù một trong những ý tưởng táo bạo hơn liên quan đến các tàu ngầm hạt nhân khổng lồ lớp Typhoon của Nga: Biến chúng thành tàu chở dầu.

Thật khó để nói quá mức độ to lớn của lớp Typhoon (Nga gọi lớp tàu này là Akula, trong khi NATO định danh chúng là Typhoon - PV) và mặc dù chúng giữ danh hiệu là những tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo, nhưng thực tế đó rất khó để đưa vào tính toán.

So sánh nhanh: Các tàu ngầm lớp Ohio hùng mạnh của Mỹ là tàu ngầm lớn nhất trong biên chế của Mỹ. Chúng chạy bằng năng lượng hạt nhân, dài 170m, lượng choán nước gần 19.000 tấn. Hải quân Mỹ ban đầu đã cấu hình chúng cho các cuộc tuần tra răn đe chiến lược tầm xa và trang bị cho chúng 24 tên lửa đạn đạo Trident có đầu đạn hạt nhân. Mặc dù thực sự rất lớn, chúng nhạt nhòa nếu so với các tàu Typhoon của Liên Xô.

Với lượng giãn nước 48.000 tấn, Typhoon có kích thước gần gấp 2,5 lần so với các đối thủ lớp Ohio của Mỹ.

Một thiết kế ba thân độc đáo, được chế tạo để mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-39 Rif là nguyên nhân một phần cho kích thước khổng lồ của tàu Typhoon. Chính vì lý do đó, một số người cho rằng có thể điều chỉnh để tàu Typhoon vận chuyển hàng hóa như dầu và khí đốt bên dưới lớp băng vùng Bắc cực.

Giống như nhiều tàu phá băng của Nga, Typhoon chạy bằng năng lượng hạt nhân và vì vậy có thể ở dưới nước trong thời gian dài.

Thay vì chạy chậm trên bề mặt chống lại lớp băng có thể dày từ 3-5m, tại sao không đơn giản là lặn bên dưới lớp băng? Việc loại bỏ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khổng lồ của các tàu Typhoon và thực hiện các điều chỉnh khác trong thân tàu về lý thuyết có thể giải phóng được kha khá không gian chứa hàng hóa có giá trị. Tuy nhiên, có hai thách thức đáng kể.

Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa không phải chất lỏng như thực phẩm hoặc sản phẩm tiêu dùng, một vấn đề nhanh chóng trở nên rõ ràng: cửa sập của tàu ngầm rất nhỏ. Bốc dỡ tàu ngầm là một cơn ác mộng hậu cần phải vượt qua mỗi khi tàu con cập cảng và rời cảng.

Sự tắc nghẽn hậu cần do các cửa sập của tàu ngầm chỉ đơn giản là không thể khắc phục được để bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng.

Tuy nhiên, hàng hóa lỏng như khí đốt hoặc dầu không gây ra vấn đề này, vì nó có thể được bơm vào và bơm ra đơn giản, tương tự như cách các tàu chở dầu tiếp nhận một lượng lớn dầu thô. Về bản chất, tàu chở dầu rất lớn.

Một số tàu chở dầu đa năng nhỏ hơn có sức tải khoảng 10.000 đến 25.000 tấn, trong khi những tàu chở dầu thô siêu lớn có thể vận chuyển 320.000 đến 550.000 tấn sản phẩm, gấp nhiều lần so với các tàu nhỏ hơn của chúng. Khả năng chuyên chở tiềm năng của Typhoon? Khoảng 10.000 tấn.

Ngoài ra, rủi ro do sử dụng phương tiện chạy bằng năng lượng hạt nhân để vận chuyển hàng hóa vẫn còn cao - tai nạn có thể không chỉ rò rỉ dầu hoặc khí hủy hoại môi trường mà còn cả rủi ro phóng xạ.

Vấn đề tiềm ẩn này cùng với những trở ngại phải vượt qua để biến những tàu Typhoon hùng mạnh một thời thành tàu chở dầu đã được chứng minh là không thể vượt qua, và ý tưởng cuối cùng đã bị bỏ dở.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại