Biển Đông: Nhật Bản gia tăng sức ép lên Trung Quốc

Cao Lực |
Biển Đông: Nhật Bản gia tăng sức ép lên Trung Quốc
Biển Đông: Nhật Bản gia tăng sức ép lên Trung Quốc

Nhật Bản đã gia nhập cuộc chiến công hàm liên quan đến tranh chấp biển Đông, phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với vùng biển này, báo South China Morning Post (SCMP) đưa tin hôm 21-1.

Trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 19-1, Nhật Bản khẳng định việc Trung Quốc "vẽ đường cơ sở phân chia lãnh hải…đối với các đảo và bãi đá ở biển Đông" không phù hợp với Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Công hàm còn cáo buộc Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển chiến lược này.

Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông bất chấp bị cộng động quốc tế chỉ trích. Tòa trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) trong phán quyết 2016 cũng đã bác bỏ những yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên biển Đông.

Biển Đông: Nhật Bản gia tăng sức ép lên Trung Quốc - Ảnh 1.

Tàu chiến Mỹ, Úc và Nhật Bản trong một cuộc tập trận chung trên biển Đông hồi tháng 10-2020. Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ.

Biển Đông: Nhật Bản gia tăng sức ép lên Trung Quốc - Ảnh 2.

Tàu JS Kirisame của Nhật Bản trong cuộc tập trận này. Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ

"Trung Quốc không chấp nhận phán quyết này và tuyên bố rằng họ có chủ quyển trên biển và trên không xung quanh và trên các thực thể hàng hải được xác định là bãi cạn lúc chìm lúc nổi, vốn không có lãnh hải riêng" – Nhật Bản khẳng định trong công hàm gửi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres.

Trước đây, Tokyo từng nhiều lần hối thúc Bắc Kinh công nhận phán quyết 2016 nêu trên nhưng hiếm khi công khai chỉ trích những hành động của Bắc Kinh trên biển Đông, một trong những điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung vì vị trí địa chiến lược.

Bản thân Nhật Bản cũng vướng vào những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Công hàm nêu trên được đệ trình vài giờ trước khi diễn ra phiên tham vấn cấp cao liên quan đến các vấn đề hàng hải giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Xuyên suốt phiên tham vấn này, các nhà ngoại giao Nhật Bản cũng đã phản đối sự hiện diện gia tăng của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần quần đảo Senkaku (hiện do Tokyo kiểm soát nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư), theo báo Stars and Stripes.

theo Người Lao Động

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên