Biển Baltic 'dậy sóng'- đòn đáp qua lại giữa NATO và Nga

Minh Đức |

Điều bất thường trong cuộc tập trận hải quân thường niên của NATO và phản ứng từ Nga.

Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã dành sự chú ý đặc biệt tới khu vực sườn đông của mình, với sự bảo vệ dành cho ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania. Trong những năm gần đây, từng có nhiều vụ máy bay NATO chắn đường hoặc bay kèm máy bay quân sự Nga trên vùng trời Baltic.

"Nga là một quốc gia Baltic và chúng tôi tôn trọng điều đó", Phó đô đốc kiêm chỉ huy của hạm đội số 2 của Mỹ Andrew Lewis nói với trang DW. "Nhưng Biển Baltic và vùng không phận nằm trên lãnh hải quốc tế. Và chúng tôi có quyền sử dụng theo quy định quốc tế".

Lần này hạm đội số 2 của Hải quân Mỹ chịu trách nhiệm cho cuộc tập trận hải quân thường niên của NATO là BALTOPS, kéo dài tới ngày 21/6. 16 quốc gia cùng Thụy Điển và Phần Lan tham gia sự kiện với tổng số 8.600 lính, 50 tàu, 2 tàu ngầm, 40 máy bay và một thuyền chở trực thăng hộ tống tàu sân bay Tây Ban Nha Juan Carlos I.

Sự tham gia của hạm đội 2 được đánh giá là bất thường. Hạm đội 2 hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương và được biết tới trong Chiến tranh lạnh. Năm 2011, hạm đội bị giải tán và được khôi phục vào năm 2018 nhằm "đáp trả lại hoạt động hải quân ngày càng gia tăng của Nga tại Đại Tây Dương". "Hạm đội 2 được tái thành lập để đối phó với tình hình an ninh thay đổi toàn cầu", ông Lewis nói, đồng thời cho biết, Mỹ có "các đối thủ trên trường thế giới", bao gồm Nga và Trung Quốc.

Phản ứng từ Nga

Hôm thứ Tư (12/6), binh lính năm nước NATO tập luyện nhảy dù xuống đảo Saaremaa, Estonia. Cùng ngày, tình huống tập trận của hải quân Nga là đánh chìm một tàu ngầm của kẻ thù tại Biển Baltic. Tại vùng lãnh thổ Nga Kaliningrad, một cuộc tấn công tên lửa giả tưởng vào các tàu kẻ thù cũng được thiết lập.

Phó đô đốc Lewis không loại trừ khả năng về những "tương tác" giữa NATO và Nga tại Bắc Đại Tây Dương. Nhưng ông kỳ vọng hai bên sẽ hành xử "chuyên nghiệp", nhằm ngăn chặn sự khiêu khích. "Mặc dù vậy, NATO có trách nhiệm đảm bảo duy trì vùng biển quốc tế được sử dụng tự do…, chúng ta ngăn chặn và tìm kiếm cùng tồn tại hòa bình", ông Lewis nói.

Phát biểu trên rõ ràng cũng áp dụng đối với Bắc cực, một khu vực khác mà Nga đang tăng cường hiện diện quân sự.

Mục tiêu là "biết được càng nhiều càng tốt về hoạt động tại Bắc cực", Lewis cho hay. Ông nhấn mạnh, NATO muốn đảm bảo rằng Bắc cực vẫn là một khu vực nơi luật hàng hải quốc tế không bị thách thức.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại