Bị Nga áp đảo, TQ chen ngang ở vùng lợi ích chiến lược: Mỹ báo động, đóng loạt tàu khủng

Vy Lam |

Cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ đang lên tiếng báo động về những hoạt động quân sự của Nga ở Bắc Cực.

Theo National Defense, Moscow đang tăng cường hiện diện quân sự trong bối cảnh băng bắt đầu tan dần ở Bắc Cực, mở ra những con đường mà trước đây không thể tiếp cận, thúc đẩy các hoạt động gia tăng. Đáng chú ý, đây là khu vực rất giàu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và khoáng sản.

Động thái của Nga đã trở thành mối lo ngại lớn đối với Mỹ do Washington cũng có những lợi ích chiến lược ở đó. Tuy nhiên, Washington đang tụt lại phía sau bởi Moscow đang tích cực trang bị các loại tàu phá băng có khả năng băng qua khu vực này.

Bị Nga áp đảo, TQ chen ngang ở vùng lợi ích chiến lược: Mỹ báo động, đóng loạt tàu khủng - Ảnh 1.

Căn cứ quân sự Arctic Shamrock của Nga trên hòn đảo Alexandra Land thuộc quần đảo Franz Josef Land ở Bắc Băng Dương. Nguồn: RIA Novosti

Mỹ chỉ có 1 tàu phá băng cỡ lớn có khả năng hoạt động – đó là tàu Polar Star, nhưng con tàu sẽ nhanh chóng hết tuổi thọ hoạt động. Tàu phá băng hạng trung Healy lại chủ yếu được dùng để phục vụ mục đích nghiên cứu.

Bên cạnh đó, trong khi Lực lượng tuần duyên Mỹ – phụ trách giám sát các hoạt động của tàu phá băng – đang tìm cách phát triển hạm đội này thì Nga đã vượt xa Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ National Defense hồi tháng 7, Đô đốc Karl L. Schultz – chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ cho biết, Moscow đã sở hữu một kho lớn các tàu phá băng, và Kremlin đang "hung hăng" triển khai sức mạnh ở Bắc Cực.

"Một phần lớn nền kinh tế của họ hưởng lợi từ các hoạt động ở Bắc Cực", ông Schultz nói, "Nga hiện có khoảng 40-50 tàu phá băng. Giờ đây họ đang chế tạo một tàu phá băng hạt nhân và có kế hoạch đóng thêm nhiều tàu loại này nữa".

Bị Nga áp đảo, TQ chen ngang ở vùng lợi ích chiến lược: Mỹ báo động, đóng loạt tàu khủng - Ảnh 2.

Tàu phá băng hạt nhân của Nga trong buổi lễ hạ thủy.

Nga không phải là đối thủ duy nhất của Mỹ tại đây. Trung Quốc, mặc dù không nằm trong số các quốc gia Bắc Cực, nhưng lại cho rằng mình tiệm cận khu vực này và đang chế tạo chiếc tàu phá băng thứ hai mang tên Xue Long.

Để đối phó với các đối thủ cạnh tranh lớn, hiện Lực lượng tuần duyên Mỹ đang lên kế hoạch mua 6 tàu phá băng từ hạng trung cho tới hạng nặng. 5 công ty quốc phòng dự kiến sẽ cạnh tranh trong gói thầu này. Tuần duyên Mỹ, cùng với lực lượng hải quân, sẽ chọn ra nhà thầu phụ trách dự án vào năm 2019.

Chiếc tàu phá băng đầu tiên dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2023. Song, Văn phòng kiểm toán của chính phủ Mỹ cảnh báo rằng mục tiêu đó có khả năng sẽ không đạt được.

Trong khi đó, một số chuyên gia về quan hệ quốc tế lại cho rằng những mối lo ngại của cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ đang có phần bị thổi phồng.

Giáo sư Marlene Laruelle tại Viện nghiên cứu châu Âu, Nga và Á-Âu – Đại học George Washington nhận định, các nhà quan sát thường lầm tưởng rằng sự hiện diện của Nga tại khu vực này là một dấu hiệu cho thấy họ đang chuẩn bị chiến tranh.

"Song, phần lớn chương trình hiện đại hóa quân đội của Nga hướng tới mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế" – bà Laruelle phát biểu hôm 12/9 tại một cuộc hội thảo do Trung tâm Stimson – tổ chức tư vấn tại Washington D.C – tổ chức.

"Khi đứng trên phương diện của Nga, các vị sẽ thấy nó nhìn giống một chính sách công nghiệp hơn, với mục tiêu không để tất cả các ngành công nghiệp lớn suy giảm" – bà Laruelle nói.

Bà Laruelle cho rằng sự hiện diện quân sự lớn của Nga ở Bắc Cực có thể xuất phát từ một "vấn đề về lãnh thổ và cơ sở hạ tầng" và "Lực lượng thiết thực và đáng tin cậy duy nhất có thể quản lý khu vực đó là quân đội và các lực lượng an ninh".

Elana Wilson Rowe, tác giả cuốn "Arctic Governance: Power in Cross-Border Cooperation" thì cho rằng Nga và "các quốc gia Bắc Cực" khác có mong muốn "tránh quân sự hóa" khu vực này.

Nga hạ thủy tàu phá băng hạt nhân Siberia hồi tháng 9/2017

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại