Là một đất nước có bề dày lịch sử, xưa nay Nhật Bản vốn nổi tiếng về sự tinh tế trong ẩm thực. Mỗi món ăn không chỉ cần quan tâm đến yếu tố ngon miệng và đẹp mắt mà còn phải chú ý nhiều đến yếu tố dinh dưỡng.
Bởi thế, quá trình tạo nên một món ăn cũng cần được chú trọng.
Ẩm thực Nhật Bản luôn nổi bật bởi sự tươi ngon, thuần khiết, tự nhiên. Hương vị mỗi món ăn phải thanh tao, nhẹ nhàng, không lạm dụng quá nhiều gia vị để giữ trọn vị tinh tuý của nguyên liệu.
Và chính những điều này đã tạo nên những món bánh Nhật được yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới.
Cũng chính trong nền ẩm thực Nhật Bản, các loại bánh luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Thậm chí, có thể nói rằng, đó là một mảnh ghép không thể thiếu để làm nên sự đa dạng, độc đáo cho nền ẩm thực xứ sở hoa anh đào.
Những cái tên như mochi, wagashi, dorayaki… đã và đang ngày càng trở nên quen thuộc với mọi người ở khắp nơi trên thế giới và đương nhiên, người Nhật thì chẳng ai là không biết đến cả.
Nếu là một fan của bánh ngọt hay ẩm thực Nhật Bản, hẳn bạn đã từng nghe đến những chiếc bánh của thương hiệu Châteraisé đang phủ sóng khắp Nhật Bản.
Được ra đời vào năm 1954, đến nay đã có tới gần 65 năm phát triển, có thể thấy Châteraisé cũng thuộc hàng rất lâu đời.
Ông Hiroshi Saito - cha đẻ của hãng bánh ngọt này khi đó bắt đầu chỉ bằng một tiệm bánh nhỏ ở quê nhà.
Đến năm 1960, ông phát triển thành nhà máy sản xuất kem bán trong siêu thị.
Tuy nhiên, tự nhận thấy không thể cạnh tranh với các nhãn hàng lớn, ông quyết định chuyển hướng về làm bánh su kem. Từ đó, cái tên Châteraisé đã đến được với nhiều người hơn.
Những năm 1970, ông chủ Hiroshi Saito bắt tay với các trung tâm thương mại để mở rộng mạng lưới phân phối.
Tuy nhiên, sau một cuộc gặp với đối tác, khi họ đưa đề nghị bán một chiếc đồng hồ tiền tỷ, dù không muốn nhưng không thể từ chối, ông phát hiện ra rằng "Việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn khi mình ở thế yếu".
Chính vì thế, ông quyết định mở cửa hàng riêng để không phụ thuộc vào các trung tâm thương mại nữa.
Chính quyết định lịch sử này đã đưa Châteraisé trở thành thương hiệu có hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ khắp nước Nhật và cả nhiều nơi khác trên thế giới.
Điều đáng nói chính là độ phủ sóng của hệ thông cửa hàng, với hơn 500 cửa hàng ở Nhật Bản, không những thế còn mở rộng đến hơn 10 quốc gia trên thế giới như Singapore, Thái Lan, Indonesia... trong đó có Việt Nam.
Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy sức hút đáng gờm của thương hiệu bánh này.
Không phải tự nhiên mà Châteraisé có được sự thu hút như vậy. Phải xem cách người ta làm bánh, từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến tận lúc hoàn thành sản phẩm mới hiểu vì sao những chiếc bánh ngọt này lại được nhiều người yêu thích đến thế.
Nguyên liệu là nguồn gốc của một chiếc bánh ngon. Nguyên liệu có đảm bảo, có tươi ngon thì sản phẩm hoàn thành mới đạt được hương vị hấp dẫn, tròn vẹn.
Biết được điều này, những người thợ làm bánh đã thật sự kỳ công trong việc chọn lọc nguyên liệu.
Các trang trại cung cấp nguyên liệu cho Châteraisé đều được ký hợp đồng độc quyền, nhằm đảm bảo chất lượng một cách chặt chẽ.
Sữa tươi để làm bánh được lấy từ những con bò lớn lên tại vùng cao nguyên của Yatsugatake. Mỗi ngày, sữa được vắt bằng máy và vận chuyển đến nhà máy sản xuất, đảm bảo nguồn sữa luôn tươi mới.
Tất cả được thực hiện trên dây chuyền khép kín và thanh trùng đặc biệt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sữa tươi được cung cấp từ những trang trại trên cao nguyên Yatsugatake, nơi có độ cao 1375 m và khí hậu trong lành như một khu nghỉ mát.
Trứng gà để làm bánh, cho dù có thể để được một thời gian nếu bảo quản tốt nhưng vẫn luôn được ưu tiên chọn trứng trong ngày, như vậy mới cho ra lò những chiếc bánh ngon thượng hạng.
Trứng gà chủ yếu được mua từ các trang trại địa phương ở Yamanashi và Akino.
Trứng gà tươi của Châteraisé lấy từ những trang trại tại Akino - vùng có giờ nắng trong ngày dài cho chất lượng trứng thơm ngon đặc biệt.
Một điều không thể không nhắc đến chính là nguồn nước để sản xuất nên những chiếc bánh ngọt và các sản phẩm khác của Châteraisé.
Nếu là người yêu thích và thường xuyên nghiên cứu về Nhật Bản, bạn sẽ biết đến nguồn nước Hakushu trứ danh - top 100 nguồn nước nổi tiếng của Nhật Bản. Nước của bánh Châteraisé được làm từ chính nguồn nước này.
Nguồn nước Hakushu trứ danh - top 100 nguồn nước nổi tiếng của Nhật Bản.
Ngoài ra, các nguyên liệu khác để làm bánh cũng đều được lựa chọn rất kỹ lưỡng: những hạt đậu đỏ chất lượng đến từ tỉnh Yamanashi, những trái dâu đỏ mọng ngon ngọt, tạo nên phần nhân tan mềm trong miệng, socola Bỉ mang chất lượng cao…
Dâu tây được nhập trực tiếp từ những trang trại ngập tràn ánh nắng và sử dụng trong ngày.
Tất cả đều được sản xuất theo quy trình khép kín: FARM TO FACTORY. Từ công đoạn lựa chọn nguyên liệu cho đến toàn bộ quá trình tạo nên sản phẩm đều được thực hiện kỹ lưỡng, cẩn thận.
Toàn bộ đều nhằm 1 mục đích duy nhất là giữ được hương vị tự nhiên của nguyên liệu. Nhờ đó, sản phẩm mặc dù là bánh ngọt, nhưng không hề bị ngọt sắc mà rất tự nhiên, vừa miệng, thích hợp với đa số người dùng.
Trong khi nhiều loại bánh khác thường cho nhiều đường để giữ được lâu, nhưng lại tạo ra vị ngọt khé, ảnh hưởng đến các nguyên liệu khác, làm vị bánh mất tự nhiên thì Châteraisé đã khắc phục được điều này nhờ vào công nghệ và quy trình làm bánh.
Châteraisé đã đặt chân đến Việt Nam. Cơ hội để thưởng thức một chiếc bánh mang đậm hương vị Nhật Bản không hề xa, bạn cũng sẽ thử chứ?