IL-76 "ngựa thồ" chủ lực của Không quân Nga
Được ra đời từ năm 1970. Đến nay máy bay vận tải IL-76 vẫn và đang là máy bay vận tải chủ lực của Không quân Nga để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như chở và ném quân đổ bộ đường không (thả dù) gồm cả người và khí tài như xe tăng hoặc thiết giáp.
Ngoài ra, IL-76 cũng được sử dụng rộng rãi trong việc chở hàng hoá tiếp tế, cứu trợ hoặc chở cả đội hình các nhân viên cùng trực thăng cấp cứu đến ngay các vùng bị tai nạn hoặc thiên tai. Máy bay được thiết kế thêm phiên bản để làm công tác cứu hoả, chữa cháy rừng. Trong bụng máy bay có thể lắp thêm hai bình chứa nước hai bên sườn, mỗi bình chứa tới 21 tấn.
Điêu luyện và tài tình, phi công IL-76 Nga cứu "bàn thua" trông thấy
Câu chuyện dưới đây kể về người cơ trưởng tài tình và may mắn của loại máy bay khổng lồ này. Anh tên là Aleksei Kremechuckov, phi công ở sân bay quân sự Tver (Nga) - người đã 2 lần dùng lực đẩy động cơ cứu được máy bay IL-76 cùng tổ lái thoát khỏi những tai nạn không thể ngờ.
Ngày 14/4/2015, tổ bay 7 người trên chiếc IL-76 MD làm nhiệm vụ bay huấn luyện ở sân bay Migalovo. Nhiệm vụ của họ là tập bay thấp không xả nước đúng tâm đám cháy rừng. Chuẩn bị cho việc cứu rừng cho mùa hè sắp đến. Tất nhiên là không có nước trong máy bay.
Trước giờ bay, cơ trưởng cùng tổ lái làm công tác chuẩn bị và xem xét máy bay. Tất cả đều bình thường. Thời tiết tốt.
Máy bay lăn ra đường băng, nhận lệnh được "Cất cánh - Take off" cơ trưởng đẩy vòng quay và chiếc máy bay đồ sộ rùng mình chuyển động... nhanh dần. Khi máy bay bắt đầu nhấc bánh mũi thì cơ trưởng lập tức nhận ra là pedan cứng ngắc, máy bay có xu hướng quay phải và nghiêng phải. Không thể huỷ cất cánh kịp nữa.
Lúc này tốc độ đã hơn 200 km/h và gần nửa đường băng đã ở phía sau. Phía trước là bãi đỗ với các máy bay khác cùng rất nhiều người và khí tài đang làm việc. Không nghĩ đến việc tìm hiểu nguyên nhân.
Ngay lập tức anh vặn hết tay lái sang trái, giảm ngay vòng quay của 2 động cơ trái về tối thiểu và tăng vòng quay của 2 động cơ phải lên tối đa để tiếp tục cất cánh lấy độ cao. Theo lý thuyết là sẽ quay về hạ cánh khẩn cấp ngay.
Khi đã lấy đc độ cao an toàn, cơ trưởng điều khiển vòng quay của động cơ phải làm cân bằng hướng và nhận định rằng bánh lái đuôi bị kẹt. Cùng lúc đó trong tai nghe, cơ trưởng thấy xạ thủ súng máy ngồi ở buồng sau đuôi máy bay báo là nhìn thấy đuôi lái nằm yên ở vị trí hết phải.
Rất nhanh, cơ trưởng và tổ lái đưa ra quyết định ngắt mạch và khoá đường dầu đỏ hệ thống trợ lực của thiết bị kéo lái cả 2 bên phải và trái. Sau khi "vô hiệu hoá" 2 thiết bị này, đuôi lái tự trở về vị trí trung gian, nhưng cũng đồng nghĩa với việc không điều khiển đuôi lái đứng được nữa.
Máy bay vận tải quân sự IL-76
Nhưng bằng kinh nghiệm và phối kết hợp của cả tổ bay, ngay sau đó cơ trưởng đã cho máy bay vòng về hạ cánh an toàn. Toàn bộ thời gian từ lúc cất cánh đến lúc tiếp đất là 8 phút, và máy bay đã kịp làm 3 vòng kín nhỏ trên đỉnh sân bay.
Ngay sau khi hạ cánh, cả tổ bay cùng các nhân viên kỹ thuật đã trèo lên phần đuôi lái của máy bay để tìm hiểu. Họ phát hiện ra dưới hốc đuôi có một con ốc và ecu. Nhẽ ra bộ đôi này cần phải bắt vào đầu móc của thiết bị kéo lái trái nhưng khi "đôi bạn" này rời nhau làm cho thiết bị kéo lái trái mất tác dụng và thiết bị kéo lái phải giằng hết sang phần mình.
Đây là lỗi không thể chấp nhận được của thợ sửa chữa và phải qua tới mấy tầng kiểm tra. Vì cách đó mấy tháng, chiếc máy bay này được đi bảo dưỡng tại nhà máy. Lạ nữa là trước đầu con ốc có lỗ để khoá dây thép không cho ecu bị tháo ngược mà không có dây.
Và nhiều người quả quyết rằng chính đấy là lý do mà con ecu cứ dần dần tự vặn ra từ ngày máy bay bay khỏi nhà máy sửa chữa đến hôm nay, chính lúc chạy đà cất cánh từ lúc tốc độ là 80km/h trở lên là máy bay rung lắc mạnh làm chiếc ecu được chạy những rãnh ren cuối cùng trước khi rời khỏi vị trí của nó.
Một cái may nữa là máy bay bay không, nên việc lái cũng nhẹ hơn, nếu làm nhiệm vụ thật với 42 tấn nước và cất cánh bị kẹt lái thì không biết hậu quả sẽ như thế nào?
Ngay sau lần vi phạm an toàn bay này, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Không quân Nga đã kiểm tra lại toàn bộ quy trình của các nhà máy sửa chữa máy bay, cùng hàng loạt quy định mới chặt chẽ hơn được ban hành.
Kinh nghiệm "dùng động cơ" để cứu máy bay của Kremechuckov là cách đó 4 tháng thôi. Vào tháng 12 năm 2014, trong một lần cất cánh tại Mozdok ở độ cao 120 mét thì động cơ số 1 bị vỡ cánh nén khí làm hỏng động cơ.
Máy bay vận tải IL-76 và "rê đuôi - drift" thần thánh. Một vụ tai nạn khác của Không quân Nga.
Trong lúc máy bay rung lắc mạnh, nhân viên cơ giới trên không lại tắt nhầm vào công tắc tắt khẩn cấp động cơ số 2. Làm cho máy bay chỉ còn 2 động cơ một bên làm việc. Bằng phản ứng tỉnh táo, bài bản phi công cơ trưởng đã cho máy bay về hạ cánh an toàn.
Với 2 lần cứu máy bay cùng tổ lái trong vòng 6 tháng Cơ trưởng Kremechuckov được Bộ trưởng BQP Nga tặng huân chương pha lê có dòng chữ "Lutsi" - tiếng Anh là The Best, còn tiếng Việt là "Xuất sắc nhất".