Bị đánh vỗ mặt ở Iraq, Mỹ đưa 2 căn cứ Iran vào tầm ngắm: TT Trump đã nhanh tay "hiệu chỉnh"?

Hoài Giang |

Ngày 11/3, 2 mục tiêu có liên quan tới Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ở Iran và Syria đã được đưa vào "tầm ngắm".

Mới đây, tờ Washington Post xuất bản bài viết: "Militia attacks on Americans in Iraq are becoming more audacious. The US is wrestling with how to respond." (tạm dịch: Với các cuộc tập kích ngày càng táo bạo ở Iraq, người Mỹ đang "đánh vật" với các phương án trả đũa).

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều, đặc biệt là trong bối cảnh lực lượng Mỹ đã bàn giao 3 căn cứ quân sự tại Iraq cho lực lượng an ninh nước này đồng thời đưa hệ thống phòng không Patriot tới khu vực, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Các cuộc tập kích ở Iraq ngày càng táo bạo

Những kẻ giấu mặt ngày càng táo bạo hơn trong các cuộc tập kích vào mục tiêu của Mỹ ở Iraq. Rocket thường xuyên bắn vào các căn cứ quân sự và lần đầu tiên nó đã diễn ra vào ban ngày.

Các quan chức Mỹ cho biết rằng họ nhận được những báo cáo gần như hàng ngày về các âm mưu tấn công các cơ sở ngoại giao hoặc quân sự của Mỹ ở Iraq.

Câu hỏi được đặt ra là quân đội Mỹ sẽ phải làm gì để ngăn chặn các cuộc tập kích mà không khiến thứ được cho là "sự ảnh hưởng của Mỹ" biến mất ở Iraq.

Đơn cử như trong các cuộc không kích gần thủ đô Baghdad của Iraq để trả đũa cho vụ tập kích rocket khiến 3 người Mỹ-Anh thiệt mạng, chính quyền của ông Trump đã phải "đánh vật" để ra phương án trả đũa mà không khiến đối phưởng đẩy căng thẳng tăng cao.

Chính quyền Mỹ hiện được cho là đang bị chia rẽ về phương thức và thời gian tiến hành trả đũa các cuộc tấn công.

Một quan chức Mỹ bình luận: "Điều này (trả đũa qua lại) có thể đi đến mức độ rủi ro cuối cùng mà tổng thống sẵn sàng chấp nhận trước khi sự hiện diện của chúng ta (lính Mỹ ở Iraq) trở thành gánh nặng".

Ở Iraq, hơn 5.000 lính Mỹ đang nằm trong tầm bắn của các tay súng được Iran hậu thuẫn và mặc dù Mỹ đã yêu cầu chính quyền Iraq truy tìm những kẻ chịu trách nhiệm cho các cuộc tập kích, điều này vẫn là "bất khả thi".

Bị đánh vỗ mặt ở Iraq, Mỹ đưa 2 căn cứ Iran vào tầm ngắm: TT Trump đã nhanh tay hiệu chỉnh? - Ảnh 1.

Một hệ thống pháo phản lực tự chế bị phát hiện sau vụ tập kích căn cứ Taji, Iraq hôm 12/3.

Mỹ đang "giơ cao đánh khẽ"?

Iran và Mỹ trên bờ vực xung đột trực tiếp sau khi tên lửa đạn đạo được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) khai hỏa vào các căn cứ Mỹ ở Iraq hôm 8/1/2020 để trả thù cho cái chết của Tướng Soleimani (bị máy bay không người lái Mỹ giết hại ở Baghdad trước đó).

Mặc dù cả hai phía sau đó đã chủ động làm giảm căng thẳng để tránh đẩy đối phương vào "bờ vực chiến tranh", các cuộc tấn công bằng rocket gần đây (Mỹ cáo buộc cho dân quân được Iran hậu thuẫn) - có thể sớm gây ra một chu kỳ bạo lực đối ứng khác.

Những cái chết của người Mỹ và Anh ở Căn cứ Taji phía bắc Baghdad đã bị các quan chức Mỹ đổ lỗi cho Kataib Hezbollah, một nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn.

Nhưng các không kích trả đũa đã bị quân đội Iraq lên án và các nhóm dân quân đòi "máu phải trả bằng máu". Bình luận về vấn đề này, một quan chức quân sự Mỹ giấu tên nói:

"Kataib Hezbollah khao khát muốn trả thù cho cái chết của Muhandis (chỉ huy Kataib Hezbollah thiệt mạng trong cùng một vụ việc với Tướng Iran Soleimani) bằng cách tấn công lực lượng Mỹ.

Hiện vẫn chưa rõ các cuộc tập kích có leo thang nữa hay không, điều này phụ thuộc vào "cảm nhận" của họ (Kataib Hezbollah) về việc "nợ máu" đã được trả xong hay đây chỉ là hành động đầu tiên".

Cũng theo quan chức này, chính quyền của ông Trump đã phải "hiệu chỉnh" các các cuộc không kích để làm giảm "phản ứng tiềm năng" của đối phương.

"Ngày 11/3, 2 mục tiêu có liên quan tới Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ở Iran và Syria đã được đưa vào danh sách (bị không kích).

Theo ý kiến của hai người "có khả năng ra quyết định cuối cùng" tối hôm đó, chúng đã nhanh chóng bị loại trừ vì nhiều khả năng đẩy căng thẳng lớn hơn".

Bị đánh vỗ mặt ở Iraq, Mỹ đưa 2 căn cứ Iran vào tầm ngắm: TT Trump đã nhanh tay hiệu chỉnh? - Ảnh 2.

Lính Mỹ tại Căn cứ Ayn al-Assad bị hư hại do tên lửa đạn đạo của Iran.

Tình thế "tiến thoái lưỡng nan" của ông Trump

Mô tả về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bà Kirsten Fontenrose, một cựu quan chức cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói rằng dư luận trong chính nước Mỹ hiện đóng vai trò quan trọng.

"Giả định của tôi là tổng thống đã nói: 'Tôi không sẵn sàng leo thang (căng thẳng với Iran) để bắt đầu 'một cái gì đó' trong năm bầu cử khi chúng ta đã 'có virus corona trong nhà'".

Phản ứng của Mỹ đối với các cuộc tập kích trong tương lai chủ yếu sẽ phụ thuộc vào thương vong của người Mỹ và quy mô và bản chất của cuộc tập kích. Và chúng ta vẫn chưa rõ "lằn ranh đỏ" sẽ ở đâu.

Một cuộc tấn công khác được đánh giá tương đương với Căn cứ Taji liên quan đến 57 quả rocket được bắn bởi 7 bệ phóng, có thể sẽ gây ra phản ứng lớn hơn của Mỹ so với chỉ một tên lửa, một quan chức cho biết.

Tuy nhiên, một cân nhắc khác có thể là liên quan tới độ tin cậy của nguồn tin trong việc xác định nhóm nào đứng sau mỗi vụ tập kích.

Theo hai quan chức Mỹ, sau vụ Căn cứ Taji, Anh đã từ chối cùng không kích với Mỹ vì họ không tin rằng bằng chứng mà Mỹ cung cấp đã đạt đến "ngưỡng hợp pháp" để biện minh cho hành động chống lại Kataib Hezbollah.

Cuối cùng một nhóm vũ trang có tên Usbat al-Thaireen đã nhận trách nhiệm, một nhóm mà các quan chức Mỹ khẳng định là một "bình phong" của Kataib Hezbollah và các dân quân khác được Iran hậu thuẫn.

Bị đánh vỗ mặt ở Iraq, Mỹ đưa 2 căn cứ Iran vào tầm ngắm: TT Trump đã nhanh tay hiệu chỉnh? - Ảnh 4.

Lực lượng an ninh Iraq đánh giá về thương vong và thiệt hại tại sân bay Karbala, Iraq sau loạt không kích trả đũa của Mỹ vào mục tiêu của Kataib Hezbollah.

Viễn cảnh bạo lực leo thang với các nhóm dân quân đã khiến Mỹ phải bổ sung các hệ thống phòng không C-RAM và Patriot (dự kiến ​​sẽ được triển khai ở Iraq trong từ 1 đến 2 tuần tới).

Với việc nhóm khủng bố IS chủ yếu đã bị đánh bại, hàng trăm binh sĩ và nhân viên đã rút khỏi các căn cứ nhỏ để tới các căn cứ lớn hơn ở Iraq hoặc tới Syria và Kuwait. Đồng thời, việc chính phủ Iraq đình chỉ việc huấn luyện do Covid-19 khiến Mỹ rút một số cố vấn quân sự khỏi Iraq.

Cuối ngày 27/3, Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad đã ra lệnh cho các nhân viên không quan trọng rời khỏi Iraq do tình hình an ninh và hạn chế đi lại liên quan đến virus corona.

Liên minh do Mỹ đứng đầu đã yêu cầu chính phủ Iraq kiềm chế các hành động bạo lực của dân quân và yêu cầu truy bắt những kẻ chịu trách nhiệm trong các cuộc tập kích.

Liên minh cho rằng một số hành động đã được thực hiện khi chính quyền bắt giữ chủ sở hữu của nhà để xe nơi mà Kataib Hezbollah được khai hỏa vào Căn cứ Taji.

Nhưng một quan chức quân sự cấp cao của Iraq cho rằng yêu cầu nói trên là phi thực tế:

"Không có thẩm phán nào dám ban hành lệnh bắt đối với một thành viên cao cấp của dân quân nếu anh ta còn muốn sống. Người Mỹ cần nhìn thẳng vấn đề, nếu dân quân muốn tấn công các căn cứ, chúng tôi không thể làm gì được".

Cuộc tập kích bằng rocket vào căn cứ Taji khiến 2 lính Mỹ và 1 lính Anh thiệt mạng.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại