Một con hồ băng nhỏ nằm ở dãy núi cao nhất trên thế giới chính là nghĩa địa của hàng trăm cái chết từ hơn 1000 năm nay, theo một nghiên cứu mới nhất đề xuất.
Các bộ xương của khu vực hồ Roopkund.
Hồ Roopkund, hay còn gọi là "Hồ Hài Cốt" bởi vì nó chứa hàng trăm mảnh xương người làm những người thăm quan cực kì lo sợ trong hàng thập niên nay. Xác định ở độ cao 16.400 feet trên mực nước biển thuộc dãy Himalayas, nó được tìm thấy lại vào những năm 1940 bởi một người kiểm lâm. Nhưng theo những "bằng chứng" cho thấy, nó đã được biết đến bởi những người du hành từ rất lâu rồi.
Không ai biết rằng cái gì đã giết tất cả những người này tại một địa điểm cực kì hẻo lánh. Cho tới bây giờ, thuyết lý đáng tin nhất chính là một cơn bão đá cực kì nguy hiểm đã quét sạch tất cả những người du hành này vào cùng một thời điểm - khoảng tầm năm thứ 800 - điều đó cũng lý giải cho những vết nứt không lành được phát hiện ở trên các thanh xương.
Cho dù một cơn bão tuyết có thể là nguyên nhân cho nấm mồ khổng lồ này, các nhà khoa học đã tìm ra những bằng chứng mới cho thấy những người này đã qua đời vào các thời điểm khác nhau tại hồ xuyên suốt các thế kỉ.
Địa điểm của hồ Roopkund trên bản đồ.
Trong một nghiên cứu được công bố vào Thứ ba vừa qua trong Giao tiếp với thiên nhiên, một nhóm được dẫn dắt bởi Éadaoin Harney, một tiến sĩ của ngành sinh học về tiến hóa tại đại học Harvard, đã phân tích DNA được tách ra từ 38 bộ xương. Những phân tích này hé lộ những người đã chịu những cái chết xấu số, kể cả những người từ tận thế kỷ thứ 19.
Một buổi họp báo về hồ Roopkund
"Chúng tôi tìm thấy rằng những bộ xương ở hồ Roopkund thuộc về ba thế hệ gien khác nhau, xảy ra tại những thời điểm cách nhau tận 1000 năm", theo báo cáo của Harney, "những phân tích này ngược lại so với những gì đã được đề ra trước đó - rằng đây là một sự kiện chết tập thể vào cùng một thời gian".
Những nhóm người du hành đầu tiên được gọi là Roopkund_A, gồm có 23 nam và nữ mang gien Nam Á. Nhóm người này được xác định đã chết khoảng tầm 1200 năm trước, nhưng việc xác định niên đại bằng carbon lại cho thấy rằng đây là những cái chết riêng lẻ, không đồng nhất.
Một vài mẫu từ nhóm Roopkund_A được xác định nằm trong khoảng từ năm thứ 675-769, trong khi một vài mẫu khác trong khoảng từ 894-985. Việc có khoảng cách lớn giữa các mẫu vật này càng củng cố rằng thuyết về cái chết đồng nhất là điều không thể.
Đối với nhóm người thứ hai - Roopkund_B - càng ấn tượng hơn, cho thấy rằng nó mới chỉ xảy ra ngay khoảng năm 1800. Nhóm này gồm có 14 nam và nữ của Miền tây Địa trung hải, gần gien nhất với những người Crete ở các hòn đảo của Hi Lạp. Riêng nhóm người Roopkund_C thì thực chất chỉ có một người Tây Á, cũng qua đời cùng lúc với nhóm Roopkund_B.
"Những nghiên cứu của chúng tôi đào sâu hơi vào bí ẩn của hồ Roopkund theo nhiều cách khác nhau", theo lời đồng tác giả Niraj Rai, trưởng phòng thí nghiệm DNA cổ đại tại Viện khoa học Birbal Sahni của Ấn Độ trong một email. Tại cùng thời điểm đó, nhóm cũng loại được những suy đoán về tổ tiên của những người này.
Cụ thể rằng, từ những năm 50 của thế kỷ trước, có những lời đồn đại rằng các đám xương này được bỏ lại bởi một quân đội đang bỏ chạy của tướng quân Zorawar Singh Kahluria, người bị giết trong một cuộc xâm lược Tây Tạng vào năm 1841.
Lời giải thích này rõ ràng khác xa với những bằng chứng rằng có phụ nữ tại khu vực này, vốn vào thời gian đó không được tuyển vào quân đội.
Việc các nạn nhân cùng mất mạng trong một cơn bão đá vẫn là một thuyết có thể xảy ra, và đội nghiên cứu đang lên kế hoạch cho việc khảo sát những chiếc đầu lâu bị nứt trong chuyến thám hiểm tiếp, theo lời của nhà khoa học Rai.
Cho dù vậy, chúng ta vẫn chưa lý giải được tại sao các nhóm người này lại đi vào một khu vực hẻo lánh như thế. Hồ Roopkund nằm ở trên con đường của Nanda Devi Raj Jat, một con đường hành hương của đạo Hindu, có thể từ tận 1200 năm trước. Bây giờ, đây được coi là lời lý giải đáng tin nhất cho nhóm người Roopkund_A.
Nanda Devi Raj Jat, một lễ hội hành hương của đạo Hindu.
Những nhóm người khác dường như chưa có lời giải thích nào hợp lý cả. Những nghiên cứu này cho thấy cả người Địa Trung Hải, vốn không có mối liên kết gần nào với khu vực ở đây, có thể được sinh ra dưới thời của người Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chúng tôi phát hiện rằng chế độ ăn gồm có những thực phẩm trên cạn thay vì những loài sống dưới nước, nghĩa là họ đã sống ở trong một khu vực trong đất liền, sau đó đã đi tới Himalayas và bỏ mạng tại đây", theo các nhà nghiên cứu. "Cho dù họ tham gia cuộc hành hương, hay là tới đây vì những lý do khác, đây vẫn là một ẩn khúc cần được lý giải".
"Uẩn khúc" có vẻ là một danh từ đủ để miêu tả hồ Roopkund. Trong khi khu vực trở thành một địa điểm cho các nhà khoa học và du khách, "Hồ hài cốt" vẫn còn bao trùm trên mình nhiều điều bí mật.