Biển báo về hàng rào điện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Al Jazeera
Con voi có tên Dinh Quan biết đúng chỗ để đi chơi vào một ngày ấm áp. Đó là vũng nước sạch với cỏ và vài cây măng gần đó, tốt nhất là có cây leo không độc trong tầm với. Đi theo sau Dinh Quan là Biển Đông, đang học cách sống trong rừng rậm từ “đàn anh” 15 tuổi.
Hai con voi hoang dã này đang sống ở Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai được ví là “lá phổi xanh” giữa miền Ðông Nam Bộ, gắn liền với địa danh như Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đây cũng là địa điểm dự án “bẫy camera” được áp dụng để tạo “thẻ căn cước” cho voi hoang dã.
Ông Pruthu Fernando, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn có trụ sở tại Sri Lanka, nhận định với Al Jazeera rằng không giống như xã hội loài người, nơi tuổi tác và kinh nghiệm mang lại mức độ tôn trọng, ở loài voi, kích thước và khối lượng cơ thể quyết định thứ bậc xã hội của chúng. Theo ông Fernando, khi voi đến tuổi dậy thì, vào khoảng 10 tuổi, chúng rời xa mẹ để đi theo những con voi đực khác.
Các kiểm lâm viên và đại diện của HSI theo dõi hình ảnh từ bẫy camera. Ảnh: Al Jazeera
Đó là lý do Biển Đông và Dinh Quan kết bạn và hình ảnh cả hai lê bước về phía hố nước đã được camera cảm biến ghi lại vào tháng 4. Các camera này là một phần của dự án bảo tồn voi do Tổ chức về bảo vệ động vật Humane Society International (HSI) có trụ sở tại Mỹ kết hợp với chính quyền địa phương ở tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Có 60 bẫy camera đã được đặt tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Các camera được gắn kín đáo vào thân cây dọc theo đường băng rừng của động vật. Hình ảnh từ camera được biên soạn để tạo danh mục các cá thể voi trong Khu Dự trữ Sinh quyển bằng cách sử dụng các đặc điểm như tuổi tác, giới tính, thể chất và tình trạng chung. Các hình ảnh này là phương tiện để theo dõi chuyển động và thói quen ăn uống của chúng, đồng thời theo dõi sức khỏe và thời gian phục hồi nếu chúng bị thương hoặc mắc bệnh.
Hai con voi Dinh Quan và Biển Đông. Ảnh: Al Jazeera
Dữ liệu HSI được biên soạn để tạo ra “thẻ căn cước voi” bao gồm hơn 16.000 hình ảnh được thu thập trong khoảng 400 ngày từ tháng 6/2022 đến nay. Phân tích dữ liệu ảnh cho thấy có 27 con voi trong Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, tăng đáng kể so với ước tính trước đó là 14 con. Dữ liệu cũng chỉ ra rằng đàn voi gồm 27 con đang trong tình trạng tốt với chỉ số sức khỏe trung bình cao hơn đàn voi ở Sri Lanka. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng cần phải thu thập dữ liệu chi tiết hơn để xác định quy mô chính xác của quần thể voi. Đó không phải là một nhiệm vụ đơn giản.
Việc tạo ra hồ sơ nhận dạng cá thể cho loài voi ở Việt Nam vô cùng quan trọng bởi theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, cả nước hiện còn khoảng 100-130 con voi hoang dã, giảm đáng kể so với ước tính 2.000 con vào đầu những năm 1980. Điều đó có nghĩa là ở tỉnh Đồng Nai là có đàn voi lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau tỉnh Đắk Lắk. Voi ở tỉnh Nghệ An và Đắk Lắk đôi khi di chuyển quốc tế qua biên giới đến một số địa phương của Lào và Campuchia. Ngược lại, voi ở Đồng Nai chỉ di chuyển trong nội địa Việt Nam.
Bẫy camera tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: Al Jazeera
Để ngăn chặn ngăn chặn con người xâm nhập vào nơi voi lang thang cũng như việc voi đi vào khu vực cư dân sinh sống, một hàng rào điện chạy bằng năng lượng Mặt Trời dài 75km đã được dựng bao quanh một phần khu bảo tồn. Ông Tran Dai Nang tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cho biết voi cần một không gian nhất định và con người cũng vậy để thực hiện các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Ông nói người dân cần hiểu rằng khi voi “đến thăm” cánh đồng của họ và các khu vực khác, chúng sẽ không làm hại họ.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 cho thấy người dân sống xung quanh Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai muốn cùng tồn tại với những chú voi hàng xóm của họ. Đại diện của HIS tại Việt Nam cho biết bà hy vọng những bức ảnh do bẫy ảnh tạo ra sẽ cung cấp danh tính cho voi và điều đó sẽ giúp hiểu rõ hơn về “nhu cầu và thói quen” của chúng cũng như cách chúng bị ảnh hưởng bởi hành vi của con người.