Báo Nga tiết lộ sức mạnh thật của hải quân Trung Quốc

Từ ngày 12 đến 19 tháng 9 tại biển phía Nam Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận chung giữa Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc.

Hãng TASS đã tổng hợp được những thông tin về Hải quân Trung Quốc, cơ cấu tổ chức và vũ khí được trang bị cho Lực lượng này.

Hạm đội Hải quân Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Trước giai đoạn cuối của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (năm 1927-1950 và khoảng hoà bình tạm thời 1936-1945) Trung Quốc không có lực lượng Hải quân: cuộc chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Quốc Dân Đảng diễn ra và họ chỉ kiểm soát phần lục địa của đất nước.

Ngày thành lập của Hải quân Trung Quốc được coi là ngày 23 tháng 4 năm 1949. Việc thiếu một hạm đội đủ sức mạnh trong năm 1950 không cho phép Trung Quốc kiểm soát được Đài Loan, nơi sơ tán chính phủ Quốc Dân Đảng. Nhưng Trung Quốc cũng đã hài lòng khi chiếm được Hải Nam, nơi quân đội đã đổ bộ vào bằng thuyền.

Trong tháng 11 năm 1949 Trường Sĩ quan Hải quân đã được thành lập tại Đại Liên (đa số giáo viên hướng dẫn từ Liên Xô). Theo các sử gia ước tính, vào năm 1954 ở Trung Quốc có gần 2500 chuyên gia quân sự của Nga ở Trung Quốc, họ đã hỗ trợ Trung Quốc trong việc xây dựng lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc tiến hành trận chiến đấu đầu tiên ở cuộc trấn áp bạo loạn Vũ Hán trong “Cách mạng Văn hoá” năm 1967.

Vào những năm 1970 Trung Quốc đã có một hạm đội hiện đại. Năm 1974, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của mình (dự án tàu ngầm 091 “Han”), năm 1982 lần đầu tiên phóng thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.

Năm 2002, một hạm đội của Hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân hoàn thành cuộc hành trình trên biển vòng quanh thế giới.

Hiện nay, chiến lược quân sự của Trung Quốc xác định biển là 1 trong 4 lĩnh vực chính (cũng như không gian, không gian mạng và các lĩnh vực hạt nhân), trong đó Trung Quốc đang tăng cường năng lực cho các lực lượng vũ trang.

Trong năm 2012 trong báo cáo của các quốc gia đánh giá về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc nổi lên như một cường quốc. “Sách trắng” của chính phủ Trung Quốc trong năm 2015 đã nhấn mạnh việc bác bỏ ý tưởng truyền thống về tầm quan trọng chỉ ở mặt đất, chuyển đổi từ việc bảo vệ các khu vực ven bờ sang bảo vệ toàn diện tại các khu vực ven biển và trên biển.

Đông đảo nhưng kém xa Mỹ, Nga

Chỉ huy của Hải quân Trung Quốc là Đô đốc Wu Shengli, thành viên của Quân Ủy Trung ương (cơ quan nhà nước cao nhất quản lý lực lượng vũ trang của Trung Quốc).

Về tổ chức Hạm đội Trung Quốc được chia thành ba phần: phía Bắc (hạm đội Bắc Hải, vùng hoạt động – biển Hoàng Hải và vịnh Bột Hải), phía Đông (hạm đội Đông Hải, Biển Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan), phía Nam (hạm đội Nam Hải, Biển Đông).

Bộ tư lệnh của Hạm đội được đặt tương ứng trong các thành phố Thanh Đảo, Ninh Ba và Trạm Giang. Vào đầu năm 2016, ba hạm đội đã hợp nhất thành một chỉ huy chính.

Thành phần của Hải quân Trung Quốc bao gồm: Lực lượng tàu ngầm, lực lượng tàu mặt nước, không quân của hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển, thủy quân lục chiến. Số lượng khoảng 235000 người.

Hiện nay Hải quân Trung Quốc đứng đầu về số lượng các tàu ngầm chạy bằng diesel, tàu khu trục, tàu tên lửa và tuần tra, tàu đổ bộ (nhưng kém hơn so với Hải quân Mỹ về trọng tải và công suất tàu đổ bộ).

Số lượng các tàu ngầm hạt nhân và tàu khu trục Hải quân Trung Quốc hiện đứng thứ ba trên thế giới (tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo sau Hải quân Mỹ và Hải quân Nga, trong khi tàu khu trục - sau Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại