Mỹ "nghiện" giáng đòn trừng phạt
Ngay sau khi chính phủ Mỹ công bố tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, ngày 7/8 vừa qua, Liên minh Châu Âu (EU) đã kích hoạt "Đạo luật Phong tỏa" mới nhằm bảo vệ và ngăn các công ty EU thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Phản ứng của EU trước "làn sóng" trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran đã phần nào ngăn chặn hiệu lực của đòn giáng này.
Động thái đáp trả cứng rắn của EU cho thấy lập trường đối nghịch với Washington của khối liên minh này trong xung đột Mỹ-Iran.
Theo báo Pravda (Nga), EU hoàn toàn có khả năng kháng cự đòn trừng phạt của Mỹ, bởi đồng Euro có vị thế quan trọng trong kho dự trữ ngoại tệ toàn cầu. Các ngân hàng trên thế giới đều dự trữ khoảng 30% khối tài sản là đồng Euro.
Ngoài ra, Mỹ không phải là đối tác duy nhất của các công ty châu Âu. Ví dụ, tập đoàn Total - 'ông lớn' về dầu mỏ của Pháp - đã vay tiền của các ngân hàng Trung Quốc cho dự án Yamal-LNG tại Nga.
Trong những năm gần đây, Washington đã giáng nhiều đòn trừng phạt về kinh tế và tài chính đối với Nga, Venezuela và Triều Tiên.
Tham thực thì cực thân
Còn đối với Nga, thì Washington hiện nay đang trong tình trạng "tham thực". Hầu hết người dân Mỹ hiện nay không còn nhớ được rằng nguyên nhân dẫn đến làn sóng trừng phạt đầu tiên của Mỹ đối với Nga là thảm họa máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine.
Những lí do Washington trừng phạt Moskva được liệt kê trong "Báo cáo Kremlin" năm 2018 của Bộ Tài chính Mỹ bao gồm: các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, không tuân thủ Thỏa thuận Minsk và tấn công an ninh mạng.
Vừa qua Mỹ lại tuyên bố sắp áp thuế vòng 2 đối với 16 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/8 tới.
Trên thực tế, nước Mỹ đã và đang áp dụng các biện pháp tấn công kinh tế nhằm vào Nga nhằm xoa dịu các vấn đề chính trị trong nước trước khi các cuộc bầu cử diễn ra.
Các thượng nghị sỹ Mỹ vừa qua cũng đề ra dự luật mang tên "Bảo vệ an ninh Mỹ trước hành động gây hấn của Kremlin" (DASKAA) nhằm vào các giao dịch nợ chính phủ, dự án năng lượng - dầu mỏ, uranium nhập khẩu và giới tài phiệt của Nga. Dự luật này được cho là sẽ làm mất giá đồng rúp của Nga nhiều hơn nữa.
Nếu giá dầu giảm, thì Nga sẽ đối mặt với rủi ro vỡ nợ, bởi Nga không có các tâm phát riêng. Cũng như Iran, Nga chưa có nền kinh tế tự chủ hoàn toàn.
Đứng trước những sóng gió trừng phạt, các ngân hàng và cơ quan nhà nước lớn nhất của Nga, trong đó bao gồm tập đoàn dầu khí Gazprom, đã bắt đầu hạn chế tiếp cận nguồn tiền của các ngân hàng phương Tây.
Tuy nhiên với giá dầu là 70 USD/thùng và việc ngân sách của Nga bắt đầu có thặng dư như hiện nay, thì những đòn trừng phạt mới của Mỹ có lẽ sẽ không thể tác động nhiều đến nền kinh tế và người dân Nga như chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mong đợi.
Ngoài ra, phía Kremlin cũng đang lên kế hoạch và chuẩn bị những đòn giáng trả tương xứng dành cho Mỹ.
Các nhà phân tích dự đoán Trung Quốc cũng sẽ là tay chơi "đáng gờm" đối với Mỹ trong cuộc chiến trừng phạt này.
Theo lời các quan chức Trung Quốc, Mỹ đang dựa vào lợi thế hạt nhân để ngạo mạn tại châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của các tên lửa liên lục địa Trung Quốc như Dongfeng-41, có lẽ sớm muộn gì thì Mỹ cũng sẽ mất đi lợi thế của mình.
Cuối cùng, không thể bỏ qua sức mạnh đoàn kết của những nền kinh tế nhỏ hơn và không dùng đồng USD trên thế giới, ví dụ như EU và Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia yếu thế như Venezuela, dù yếu thế nhưng không dễ gì bị Mỹ đánh bại nếu như có sự trợ giúp của hai ông lớn Nga và Trung Quốc.
Hơn nữa, chắc chắn châu Âu không thể yên vị trước Mỹ, mà sẽ nỗ lực tăng cường hiện diện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các hoạt động trao đổi thương mại giữa châu Âu và châu Á thông qua tuyến đường sắt xuyên Siberia đang trên đà tăng trưởng cực mạnh mỗi năm, với tốc độ lên đến 40%. Cùng với tuyến đường sắt này, sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc trong tương lai cũng sẽ trở thành động lực mới tại trung tâm quyền lực Á-Âu, nơi Nga đóng vai trò cầu nối.
Nga lường trước được kịch bản trừng phạt mới của Mỹ