Báo Mỹ: Phản lực cơ đặc biệt và hành trình lạ ở Thái Bình Dương - Trung Quốc nên lo dần?

Hoài Giang |

Tờ The War Zone cho biết 1 phản lực cơ của Mỹ đã bay theo hành trình "hình bát giác" quanh các đảo Saipan và Tinian ở Tây Thái Bình Dương trong vòng 24 giờ qua.

Hình minh họa.

Hình minh họa.

Phản lực cơ đặc biệt và hành trình lạ ở Thái Bình Dương

Nhà sản xuất quốc phòng nổi tiếng của Mỹ Raytheon đã xác nhận rằng chiếc phản lực cơ nói trên là máy bay thử nghiệm đặc biệt của họ và đang tham gia một loạt các thử nghiệm liên quan đến cuộc tập trận lớn của Quân đội Mỹ đang diễn ra trên và xung quanh các hòn đảo.

Được biết đây chiếc Boeing 727 - thường được gọi là "Voodoo 1" - đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen của Không quân Mỹ (USAF) trên đảo Guam tới Saipan và Tinian.

Báo Mỹ: Phản lực cơ đặc biệt và hành trình lạ ở Thái Bình Dương - Trung Quốc nên lo dần? - Ảnh 1.

Hành trình của chiếc Boeing 727 "Voodoo 1" ở Tây Thái Bình Dương (Nguồn: The War Zone).

Saipan và Tinian (nằm trong Quần đảo Bắc Mariana) và Guam đều là lãnh thổ của Mỹ những năm gần đây 3 hòn đảo này đang dần trở nên quan trọng trong chiến lược của Washington nhằm "ứng phó với các mối đe dọa tiềm tàng và những thách thức khác" có thể đến từ Trung Quốc.

Quay trở lại "Voodoo 1", trước phi vụ nói trên nó đã bị phát hiện khi hạ cánh tại Căn cứ Không quân Misawa ở Nhật Bản, nơi đóng quân của nhiều đơn vị quân đội Mỹ vào ngày 1/6.

Xa hơn nữa, "tài sản" của Raytheon đã rời "nhà" - Sân bay Quốc tế Ontario ở California vào ngày 30/5 và trong hành trình tới Misawa nó đã dừng lại ở Căn cứ Không quân Fairchild ở Alaska.

Báo Mỹ: Phản lực cơ đặc biệt và hành trình lạ ở Thái Bình Dương - Trung Quốc nên lo dần? - Ảnh 2.

"Voodoo 1" được ghi hình ở Căn cứ Không quân Misawa (Nguồn: The War Zone).

Trung Quốc nên lo dần?

"Voodoo 1" là khí tài thử nghiệm quan trọng của Raytheon do nó thường gắn liền với việc phát triển các radar tiên tiến - được lắp đặt trong phần mũi được sửa đổi mà về cơ bản tương tự mũi của các tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle.

Các radar từng được lắp đặt trên chiếc Boeing 727 chủ yếu thuộc dòng radar AN/APG-63.

Radar được thử nghiệm gần đây nhất là Radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-82, thứ là một phần quan trọng cấu thành biến thể F-15EX Eagle II mới của USAF và đang được tích hợp vào những chiếc F-15E Strike Eagle hiện có .

Báo Mỹ: Phản lực cơ đặc biệt và hành trình lạ ở Thái Bình Dương - Trung Quốc nên lo dần? - Ảnh 3.

Đồ họa so sánh giữa F-15E và F-15EX.

Được biết như một phần của chương trình nâng cấp radar, oanh tạc cơ chiến lược B-52H Stratofortress của USAF cũng sẽ nhận được một biến thể của AN/APG-82.

Chiếc máy bay thử nghiệm của Raytheon cũng có một tấm chắn gió có thể tháo rời ở phần dưới phía trước thân và có thể chứa và thử nghiệm nhiều loại cảm biến khác nhau, ví dụ radar khẩu độ tổng hợp (SAR), máy ảnh đa quang phổ và các hệ thống khác.

Các hình ảnh từ Nhật Bản cũng như ở Mỹ vào đầu năm nay đã cho thấy sự hiện diện của radar AESA mới và một số loại cảm biến khác trong cụm khí tài hình thoi dưới thân máy bay.

Báo Mỹ: Phản lực cơ đặc biệt và hành trình lạ ở Thái Bình Dương - Trung Quốc nên lo dần? - Ảnh 4.

Nguồn:The War Zone/Task Force23.

Theo một phát ngôn viên của Raytheon, chiếc máy bay "đang tham gia vào một số thử nghiệm liên quan đến Valiant Shield 22".

Valiant Shield là cuộc tập trận diễn ra 2 năm 1 lần ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và theo phát ngôn viên nói trên, nó "tập trung vào việc tích hợp huấn luyện chung trong môi trường đa miền".

Theo Quân đội Mỹ, cuộc tập trận sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 6/6 và dự kiến kết thúc vào cuối tuần này. Nhà phân tích Joseph Trevithick và Tyler Rogoway của tạp chí quân sự The War Zone của Mỹ thì lưu ý:

"Quá trình huấn luyện ở Saipan bao gồm việc vận hành 4 hệ thống tên lửa đạn đạo di động của "đối phương" dài 55 foot (16,76 mét) - đã có các bức ảnh về chúng.

Báo Mỹ: Phản lực cơ đặc biệt và hành trình lạ ở Thái Bình Dương - Trung Quốc nên lo dần? - Ảnh 5.

Cái gọi là "hệ thống tên lửa đạn đạo của đối phương" trong cuộc tập trận ở Đảo Saipan (Nguồn: The War Zone).

"Không có gì ngạc nhiên khi chúng có hình thức chung gần giống với các tên lửa Trung Quốc, chẳng hạn như DF-21 và DF-26 , vốn được giới chức quân sự Mỹ đặc biệt quan tâm.

Việc phát hiện và có thể thực hiện một chuỗi tiêu diệt để tiêu diệt các loại tên lửa này sẽ là chìa khóa trong một cuộc xung đột thực tế với Trung Quốc hoặc một quốc gia khác có năng lực tên lửa đạn đạo mạnh mẽ.

Hành trình "Voodoo 1" quanh Saipan và Tinian có thể phù hợp với một cuộc thử nghiệm của một hoặc nhiều hệ thống cảm biến - với các mô hình tên lửa đạn đạo nằm trong số các mục tiêu...

Ngoài ra, Valiant Shield 22 chỉ có thể mang lại cơ hội quý giá để xem bất kỳ hệ thống nào trên "Voodoo 1" sẽ hoạt động ra sao trong các tình huống chống lại đối phương có lực lượng lớn.

Đặc biệt, cuộc tập trận này đang diễn ra trong môi trường rất thực tế - là nơi một cuộc xung đột lớn có thể xảy ra.

Báo Mỹ: Phản lực cơ đặc biệt và hành trình lạ ở Thái Bình Dương - Trung Quốc nên lo dần? - Ảnh 6.

Hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tiến qua Quảng trường Thiên An Môn trong một cuộc duyệt binh vào năm 2015 (Nguồn: Asia Times)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại