Báo Mỹ: Chương trình không gian TQ tạo ra cuộc chạy đua vũ trang?

Lưu Bình |

Cạnh tranh công nghệ sẽ dẫn đến đối đầu, mối đe dọa quân sự hóa không gian của Trung Quốc là có thực và đang tạo ra một làn sóng mới về chạy đua vũ trang.

Hãng truyền thông Mỹ NBC ngày 17/10, có bài viết mang tên "Trung Quốc tăng cường thách thức chương trình không gian của Mỹ".

Từng giữ vai trò là trạm trưởng của Trạm vũ trụ quốc tế, phi hành gia Mỹ Leroy Chiao cảnh báo Trung Quốc đang "nổi lên", trong khi Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nguy cơ lạc hậu trong tương lai.

Mặc dù chương trình không gian của Trung Quốc xuất phát sau Mỹ nhiều thập kỷ, nhưng lại đang tăng tốc nhanh chóng, các chuyên gia Trung Quốc gọi là "lợi thế phát triển sau" - sử dụng các kỹ thuật tân tiến nhất để tạo nên bước nhảy vọt công nghệ không gian.

Khi Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu, báo AFP công bố, "cảnh báo cạnh tranh công nghệ không gian sẽ dẫn đến sự đối đầu, mối đe dọa quân sự hóa không gian là có thực, cuộc chạy đua vũ trang trong không gian đang chuẩn bị trở thành một làn sóng mới.

Báo Mỹ: Chương trình không gian TQ tạo ra cuộc chạy đua vũ trang? - Ảnh 1.

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu 9 năm 2012

Bài báo cho biết rằng một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian đang được lặng lẽ tiến hành và tốc độ chạy đua cạnh tranh vũ trang đang gia tăng nhanh chóng.

Nhật báo "Asahi Shimbun" cho biết, giới chuyên gia nước ngoài rất quan ngại trước ngành công nghiệp không gian của Trung Quốc và nhận định hoạt động này của nước này chủ yếu phục vụ cho mục đích quân sự, chẳng hạn như tên lửa, công nghệ dẫn đường trên tàu vũ trụ có thể được sử dụng để phát triển tên lửa hủy diệt.

Đáp lại những bình luận từ giới truyền thông Phương Tây và Nhật Bản, mạng quân sự Sina dẫn lời một số chuyên gia phân tích quân sự nhận định, nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng của Nhật Bản xuất phát từ "thái độ thù địch với Trung Quốc".

Đồng thời, những cảnh báo của Mỹ là "biểu hiện của sự chột dạ, việc Mỹ từ chối hợp tác trong vấn đề phát triển công nghệ vũ trụ chính là những gì bản thân họ thể hiện".

CNN cho biết, phản ứng với việc trạm không gian quốc tế đã ngừng vận hành, các phi hành gia châu Âu được cho là đã "lo trước tính sau", và "đang học tiếng Trung Quốc".

Báo Mỹ: Chương trình không gian TQ tạo ra cuộc chạy đua vũ trang? - Ảnh 2.

Trạm không gian quốc tế

Nhưng trừ khi có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ, phi hành gia người Mỹ dường như không được phép tham gia (chương trình không gian của TQ).

Liên quan đến an ninh quốc gia, Quốc hội Mỹ cấm Cơ quan Hàng không Vũ trụ quốc gia (NASA) tham gia hoặc tiếp xúc với Trung Quốc về các chương trình không gian.

Phó Giáo sư, học viện Hàng không vũ trụ, Đại học Thanh Hoa Vương Triệu Khôi trả lời phỏng vấn của "Global Times" cho biết về chương trình không gian của Trung Quốc: "Đầu tiên là việc sử dụng hòa bình không gian, thứ hai là phát triển một cách độc lập, tự chủ, không có sự tồn tại của cái gọi là vấn đề cạnh tranh hay thi đấu.

Mà bản thân Mỹ hiện nay đang ở đẳng cấp cao nhất trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, trình độ của Trung Quốc chỉ có thể được đánh giá ở mức tiên tiến, so với Hoa Kỳ còn tồn tại một khoảng cách đáng kể".

Vương Triệu Khôi biện giải: "Trung Quốc là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới có thể tiến hành thực hiện các chuyến bay có người lái lên vũ trụ một cách tự chủ.

Tàu vũ trụ có người lái thám hiểm không gian và các chuyến bay thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc cũng như các dự án khác. Đều là khuôn mẫu sử dụng không gian một cách hòa bình."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại