Cơ hội kêu gọi đầu tư của Việt Nam
Trước thông tin, Thái Lan đã đề nghị và Nga đã đồng ý thành lập trung tâm bảo dưỡng thiết bị hàng không khu vực Đông Nam Á tại nước này, thay vì Việt Nam.
Trong khi đó, theo nhiều nhận định, là một khách hàng truyền thống lâu năm, sở hữu số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng Nga lớn nhất Đông Nam Á, có nhiều ưu thế vượt trội, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không - Trường đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng, các nhà đầu tư sẽ luôn xem xét việc đầu tư và lượng khách đặt hàng sửa chữa.
Đặc biệt, tại thời điểm hiện nay họ sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng, lượng máy bay dân sự thế hệ Airbus, Boeing có đem qua sửa ở trung tâm đó hay không.
Trong khi đó, Thái Lan là một trong những trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, máy bay quốc tế thường hạ cánh tại sân bay Bangkok rồi di chuyển sang các khu vực khác, đây là điều khó có thể thay đổi.
Đây là lợi thế của Thái Lan so với các nước trong khu vực.
Thế nhưng, theo ông Tống, dù Thái Lan có trung tâm bảo dưỡng, Việt Nam vẫn còn cơ hội cạnh tranh, vì hàng không của Nga không mạnh và phát triển bằng các nước phương Tây, từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Đặc biệt, sau khi thực hiện Hiệp định TPP, có cơ hội hợp tác quốc tế, thì Việt Nam có thể chào mời các nhà đầu tư quốc tế như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các nước châu Âu đầu tư thành lập một trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay tại Việt Nam, chủ yếu với chặng bay ngắn.
Đây là những nước rất nổi tiếng, về sửa chữa và bảo dưỡng máy bay dân sự, đặc biệt đây là loại máy bay cần nhu cầu sửa chữa nhiều hơn tính cho đến hiện tại.
Theo vị chuyên gia, Việt Nam chỉ cần đào tạo nguồn nhân lực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay có năng lực tốt. Chỉ cần như vậy, Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh bởi nếu so về giá nhân công lao động của Việt Nam hiện nay rẻ hơn Thái Lan.
Người Việt Nam tương đối có năng khiếu về kỹ thuật. Người Trung Quốc chưa chắc đã tham gia sửa chữa máy bay nhiều bên Mỹ, cũng như tay chân lanh lẹ, đầu óc thông minh bằng người Việt Nam.
Ngoài ra, theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, bất kỳ một doanh nghiệp, một chủ đầu tư nào khi bỏ tiền ra chắc chắn sẽ gắn liền với nhu cầu khách hàng.
Như Tập đoàn Intel đầu tư sản xuất linh kiện ở Việt Nam thì chắc chắn họ phải tiêu thụ được tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đơn hàng quốc tế của họ. Như vậy, Việt Nam phải đặt mục tiêu dịch vụ sửa chữa máy bay, đi kèm công nghiệp phụ trợ.
Đầu tiên, chưa đặt ra vấn đề phụ tùng công nghệ cao mà bắt đầu từ một số phụ tùng sản xuất tại Việt Nam ví dụ như ghế ngồi, săm lốp.
Vì sao nên đặt mục tiêu khác?
Tin tưởng vào khả năng phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay của người Việt, khi tham gia làm việc tại Mỹ, ông Tống khẳng định:
"Bên Mỹ người Việt Nam tham gia rất nhiều và thậm chí khá chắc tay nghề, cho nên không nhất thiết phải lựa chọn Nga, nếu như Mỹ hợp tác với Thái Lan trước thì ta mới đáng lo ngại.
Tôi chắc chắn rằng nếu Đức, Pháp hay Mỹ, đầu tư sửa chữa máy bay tại Việt Nam sẽ lợi thế hơn Nga đầu tư tại Thái Lan.
"Thứ nhất, về kinh tế, máy bay của phương Tây rất nhiều, máy bay dân sự lợi ích kinh tế cao hơn đầu tư cho máy bay quân sự.
Thứ hai, máy bay dân sự chúng ta cũng nên đa dạng hóa phương tiện, không nên lệ thuộc vào phương tiện quân sự cũ. Chính vì vậy, có một lần đến thăm trung tâm sửa chữa máy bay quân sự, họ có chia sẻ với tôi, lần sửa chữa, đại tu máy bay nước XHCN đây là lần cuối, từ giờ chuyển hướng sửa chữa máy bay của Canada.
Với máy bay quân sự lực lượng không quân của chúng ta có thể tự sửa chữa được hầu hết các máy bay thế hệ XHCN, nhưng sửa chữa máy bay của Liên Xô đòi hỏi bí mật rất nghiêm ngặt nên vô cùng thiệt thòi.
Một bước tiến mới rõ rệt, hiện nay, nhà máy A42 của lực lượng quân đội đã chấp nhận sửa chữa thủy phi cơ của Canada, công nhân kỹ thuật quân đội được đào tạo học tiếng Anh thay vì tiếng Nga", ông Tống kể lại.
Một điểm quan trọng khác, ông Tống cũng chỉ rõ, hiện nay có một số máy bay Liên Xô cũ, Trung Quốc đã mua lại sửa đổi công nghệ rất nhiều, tiếp tục dựa vào phần của Nga, chế tạo ra nhiều dùng máy bay.
Nghĩa là sẽ có nhiều máy bay mang tiếng mua của Nga nhưng phụ tùng lại do Trung Quốc thay thế, cung cấp, nghĩa là gián tiếp phụ thuộc thị trường Trung Quốc.
''Tôi biết đã có một hãng máy bay của Pháp, một Việt kiều là Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương muốn mở dịch vụ sửa chữa hàng không tại Việt Nam.
Vì vậy, rất cần các chính sách mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tìm cách chào mời nhà đầu tư sửa chữa máy bay quốc tế.
Bộ GTVT, Cục hàng không dân dụng phải có danh sách các nhà đầu tư sửa chữa máy bay ở các nước, tiềm năng đầu tư để có thông tin đề xuất cho Chính phủ, hướng tới các nước như Mỹ, Pháp, vì hiện nay chúng ta mua nhiều Boing, Airbus. Để có thể sửa chữa động cơ máy bay, sản xuất máy bay nhỏ tại Việt Nam'' - vị chuyên gia nhấn mạnh.