Báo cáo mua sắm quốc phòng của SIPRI: Những điểm đáng chú ý

Hải Dương |

Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố bản báo cáo mới nhất về tình hình mua sắm quốc phòng trên thế giới.

Theo bản báo cáo của SIPRI, Việt Nam đã có thêm những hợp đồng mua sắm vũ khí rất đáng chú ý sau:

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER-SR

Báo cáo mua sắm quốc phòng của SIPRI: Những điểm đáng chú ý - Ảnh 1.

Xe mang phóng tự hành của tổ hợp phòng không SPYDER-SR

SIPRI đã chính thức xác nhận việc Việt Nam đặt mua 3 hệ thống tên lửa phòng không di động tầm ngắn SPYDER-SR của Israel, họ công bố chúng ta đặt hàng từ năm 2005 và việc chuyển giao diễn ra trong giai đoạn 2008 - 2012.

Đây là một bất ngờ cực lớn vì phải đến cuối năm 2015, Trung tướng Lê Huy Vịnh - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân mới tiết lộ thông tin về việc Việt Nam sẽ được trang bị tổ hợp tối tân này.

Đi kèm theo đó là số lượng đạn tên lửa đánh chặn rất lớn, lên tới 125 quả Derby và 125 quả Python-5, đối tác đã giao hàng đầy đủ cùng với mốc thời gian trên.

Như vậy có thể đi tới nhận định rằng cho đến thời điểm hiện tại, Bộ đội phòng không Việt Nam đã có đủ thời gian huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị mới.

Hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2T

Báo cáo mua sắm quốc phòng của SIPRI: Những điểm đáng chú ý - Ảnh 2.

Hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2T

Trong năm 2015 Việt Nam cũng đã nhận đủ 3 tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora-2T (đặt mua từ Nga trong năm 2008) để nâng cấp lên tiêu chuẩn Pechora-2TM.

SIPRI cũng công bố việc Việt Nam mua lại 2 hệ thống radar cảnh giới tìm kiếm mục tiêu trên không P-12 Spoon Rest và 1 hệ thống P-15 Flat Face từ Slovakia (đặt hàng 2013, chuyển giao 2014), nhiều khả năng chúng sẽ được nâng cấp để làm việc cùng Pechora-2TM.

Báo cáo mua sắm quốc phòng của SIPRI: Những điểm đáng chú ý - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam

Ngoài ra thống kê của SIPRI còn một vài điểm đáng chú ý như:

Xác nhận Israel đã cung cấp 20 tổ hợp rocket có điều khiển EXTRA cho Việt Nam để biên chế cho lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển, hay cho biết giá trị hợp đồng mua Su-30MK2 thứ ba lên tới 600 triệu USD...

SIPRI (Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm) là một tổ chức nghiên cứu quốc tế độc lập có trụ sở đặt tại Thụy Điển, chuyên nghiên cứu về các cuộc xung đột, tình hình mua bán, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị...

Theo báo cáo của Đại học Pennsylvania (Mỹ) năm 2013, SIPRI là 1 trong 5 think tank có ảnh hưởng nhất thế giới.

Số liệu của SIPRI được nhiều hãng truyền thông và các tổ chức quốc tế lớn (trong đó có Ngân hàng Thế giới) tham chiếu, sử dụng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại