Sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine, Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, được cho là sẽ giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế của nước này.
GDP của Nga dự kiến sẽ giảm ít nhất 8% nhưng thực tế hóa ra lại khác, mức giảm chỉ là 2%.
Theo ông Scott Ritter, các nhà phân tích tài chính đã dự báo sai lầm do phương Tây đánh giá quá cao chính họ. Ý kiến này được đưa ra trên tờ Consortium News.
“Những tính toán sai lầm như vậy xảy ra do sự hiểu biết của phương Tây về nền kinh tế toàn cầu và vai trò của các nước G7 trong đó”, tác giả bài viết trên tờ báo Mỹ lưu ý.
Vào tháng 10 năm 2022, IMF đã công bố bản đánh giá hàng năm về nền kinh tế thế giới, tập trung vào hiệu suất GDP. Theo kết luận của tài liệu này, các quốc gia G7 (Anh, Đức, Ý, Canada, Pháp, Nhật Bản và Mỹ) tiếp tục là khối kinh tế hàng đầu thế giới.
Chỉ vài tháng sau, một phiên bản cập nhật của báo cáo này đã được trình bày và theo IMF, vị trí của các quốc gia G7 thậm chí còn ấn tượng hơn.
Kinh tế Nga và các đối tác trong khối BRICS đã vượt qua G7 về quy đổi PPP.
Nhưng ông Scott Ritter tiết lộ rằng cách đây một thời gian, báo cáo của IMF đã được các nhà kinh tế học độc lập phân tích kỹ lưỡng. Trong số đó có chuyên gia Richard Diaz của Acorn Macro Consulting. Kết quả của công việc đã cho ra kết luận rất thú vị.
Chuyên gia Richard Diaz đã thực hiện một phân tích so sánh về tỷ trọng GDP thế giới và so sánh dữ liệu này với chỉ số PPP (sức mua tương đương).
Số liệu thu được cho phép đưa ra một khám phá đáng kinh ngạc: Hóa ra Nga cùng với các đối tác BRICS vượt trội so với G7 về hiệu quả kinh tế.
“Các nước BRICS chiếm 31,5% GDP toàn cầu (được điều chỉnh theo PPP), trong khi G7 chiếm 30,7%.
Để làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn đối với G7, các xu hướng dự đoán đã chỉ ra rằng khoảng cách giữa hai khối kinh tế sẽ ngày càng lớn hơn trong tương lai”, ông Ritter cho biết.