"Bạn tốt" Mỹ dồn đồng minh Thổ vào chân tường: Nga đại thắng, sắp có thỏa thuận lịch sử?

DK |

Việc Mỹ đe dọa tấn công là "giọt nước tràn ly", dồn đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ vào chân tường, khiến quốc gia được cho là "cánh cửa phía nam" của NATO ngả vào vòng tay của người Nga.

Mỹ "dồn" Thổ vào chân tường, đồng minh NATO quyết mua tiêm kích Nga thay F-35?

Ngày 25/10, tờ Daily Sabar tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn tin trong nước tiết lộ quân đội nước này sắp đạt được thỏa thuận với Nga về việc mua máy bay chiến đấu Su-35 cũng như hợp tác sản xuất một số thành phần của dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không hiện đại bậc nhất thế giới do Nga sản xuất.

Hai tháng sau chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tới Triển lãm MAKS-2019 ở Nga, các quan chức hai nước hiện đang thảo luận chi tiết về thương vụ bao gồm 36 máy bay chiến đấu Su-35 để trang bị cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguồn tin tiết lộ thêm rằng các quan chức Thổ cũng đang thảo luận về việc công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia một phần trong việc hoàn thiện máy bay chiến đấu, đặc biệt là liên quan tới vũ khí chính xác và các loại đạn dược khác.

Tại MAKS-2019, ông Erdogan đã tham quan một loạt các loại vũ khí hiện đại bao gồm biến thể xuất khẩu của máy bay tàng hình thế hệ 5 của Nga Su-57E, máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35, trực thăng tấn công Ka-52 và trực thăng vận tải Mi-38.

Bạn tốt Mỹ dồn đồng minh Thổ vào chân tường: Nga đại thắng, sắp có thỏa thuận lịch sử? - Ảnh 2.

Su-57 và Su-35 tại Thổ Nhĩ Kỳ trong một hoạt động triển lãm sau MASK-2019.

Ngay sau chuyến thăm của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, lãnh đạo Tập đoàn Rostec ông Sergei Chemezov cho biết Nga đã sẵn sàng bán các loại máy bay chiến đấu ưu thế trên không cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara "bày tỏ mong muốn".

Theo sau các tranh cãi liên quan tới việc Thổ Nhĩ Kỳ trang bị hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga, Mỹ đã đình chỉ tư cách của thành viên NATO này trong chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 nhằm mục đích "trừng phạt" Ankara.

Sự việc Mỹ đe dọa tấn công kinh tế và cả quân sự đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" ở miền bắc Syria là hành động "dồn đồng minh vào chân tường" và khiến quốc gia được cho là "cánh cửa phía nam" của NATO mở rộng cửa đón chào vũ khí Nga.

Bạn tốt Mỹ dồn đồng minh Thổ vào chân tường: Nga đại thắng, sắp có thỏa thuận lịch sử? - Ảnh 3.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ trang bị Su-35 sẽ là "dấu chấm hết" cho chương trình F-35 do nước này đang tập trung phát triển máy bay chiếm ưu thế trên không tàng hình thế hệ 5 TF-X.

Tình trạng lực lượng tăng thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ

Trong các chiến dịch quân sự diễn ra tại Syria, các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được "thử lửa" trong chiến tranh hiện đại.

Sau thiệt hại nặng củaMBT M60 Patton và biến thể nâng cấp M60T Sabra trước IS và các chiến binh người Kurd trong các chiến dịch "Lá chắn Euphrate" và "Cành Oliu", cuối cùng Thổ Nhĩ Kỳ đã phải triển khai xe tăng Leopard 2A4 do Đức chế tạo.

Tuy được đánh giá cao về mặt kỹ thuật, Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hứng chịu thiệt hại nặng trong các chiến dịch nói trên.

Bạn tốt Mỹ dồn đồng minh Thổ vào chân tường: Nga đại thắng, sắp có thỏa thuận lịch sử? - Ảnh 4.

MBT Altay được cho là phiên bản "giá rẻ" của K2 Black Panther với chi phí sản xuất cho mỗi chiếc khoảng 5,6 triệu USD nếu so với "người anh em" Hàn Quốc vào khoảng 8,5 triệu USD (Nguồn: Armed Force).

Cho tới thời điểm năm 2018, lực lượng cơ giới Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu 339 MBT Leopard 2A4, 391 Leopard 1R, 170 M60T Sabra, 619 M60A3 TTS, 752 M60A3 và 758 M48A5T2.

Mặc dù đã mua hàng trăm MBT Leopard 2 vào năm 2005 từ kho niêm cất bởi quân đội Đức, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đặt mục tiêu thay thế khoảng 2.300 xe tăng M48 và M60 bằng MBT Altay do họ phát triển dựa trên các công nghệ của MBT K2 Panther của Hàn Quốc.

Quyết định này được cho là nhằm giảm thiểu phụ thuộc nước ngoài trong bối cảnh các cuộc khẩu chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel gia tăng (Israel là đối tác nâng cấp M60T Sabra) và Đức hạn chế hỗ trợ nâng cấp các xe tăng Leopard sau chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" năm 2019.

Có thể thấy rõ, số lượng Altay tối đa có thể trang bị trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng 1,000 chiếc, và những chiếc M60 sẽ vẫn phải tiếp tục tham chiến trong tình trạng xe tăng này đã khá lỗi thời và dễ dàng bị phá hủy bởi ATGM.

Liên tiếp 2 xe tăng M60 (được cho là biến thể hiện đại hóa M60T Sabra) của Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công bởi ATGM của lực lượng người Kurd trong chiến dịch Cành Oliu năm 2018 tại Afrin.

Xe tăng T-90 Nga cập bến Thổ Nhĩ Kỳ?

Việc đưa Altay thay thế cho M48 và M60 khá tốn kém với ngân sách quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2018, họ đã phải chi 3,5 tỷ USD (bao gồm chi phí nghiên cứu và sản xuất) cho đơn hàng đầu tiên 250 chiếc Altay và dự kiến sẽ có 3 đợt mua sắm tương tự trong tương lai.

Thay thế M60 bằng Altay cũng đặt ra một câu hỏi là mặc dù Altay và "người anh em" K2 Black Panther đều được đánh giá cao, tuy nhiên cả hai MBT đều chưa có "kinh nghiệm thực chiến".

Altay có tổng trọng lượng khoảng 65 tấn, được cho là nặng hơn một số MBT hạng nặng của NATO như Leopard 2 (từ 55 tới 62,5 tấn), M1 Abram (trên 62 tấn), Challenger 2 (62,5 tấn) trong khi M60 chỉ vào khoảng 48 tấn và là một sự thay thế "kém tinh tế".

Bạn tốt Mỹ dồn đồng minh Thổ vào chân tường: Nga đại thắng, sắp có thỏa thuận lịch sử? - Ảnh 7.

Xe tăng M60T Sabha và T-90 trên chiến trường Syria.

Nếu thương vụ Su-35 thành công, có lẽ người Thổ nên suy nghĩ về việc thay thế hơn 1.000 chiếc M60 còn lại (hoặc có thể là hơn 2.000 chiếc) bằng xe tăng T-90 như quyết định của láng giềng Iraq do kết quả thực chiến tương đối khả quan của xe tăng này trên chiến trường Syria.

Ngoài những ưu điểm vượt trội (nếu so sánh tương đối khập khiễng) giữa T-90 và M60, T-90 được cho là có giá thành rẻ hơn nhiều (khoảng 3 triệu USD mỗi chiếc) nếu so với việc sản xuất thêm Altay.

Trở ngại duy nhất trong việc trang bị xe tăng T-90 của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là do pháo chính là pháo nòng trơn 125 mm (2A46 và 2A82) trong khi các xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ thường là pháo nòng trơn 120 mm (Leopard 2, Altay, M60T Sabha) và 105mm (M60A3, Leopard 1).

Có lẽ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần tham khảo phương án thành lập một liên doanh với Nga để sản xuất đạn dành cho pháo nòng trơn 125mm tương tự như điều mà Ấn Độ đã làm trước khi quyết định có trang bị T-90 hay không.

Video của IS cho thấy thiệt hại nặng của lực lượng cơ giới Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch "Lá chắn Euphrate" bao gồm ít nhất 8 chiếc xe tăng mạnh nhất trong trang bị là Leopard 2 do Đức sản xuất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại