Bán nhà thành phố, ôm tiền về quê: Người “lên đời" vì lời to, kẻ khốn đốn vì tiền bốc hơi không kiểm soát

THÙY ANH |

Có người cho rằng chỉ cần bán nhà thành phố, về quê mua ngôi nhà nhỏ là có thể “yên bề gia thất”. Thế nhưng, có những người đã thực hiện điều đó lại đang vô cùng hối hận vì quyết định của mình.

Sở hữu một ngôi nhà, đặc biệt tại thành phố lớn là ước mơ của không ít người. Dẫu vậy, dù làm việc chăm chỉ, tiết kiệm nhiều năm thì nhiều người vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận thực tế số tiền trong tay không đủ để sở hữu một ngôi nhà. Một số khác chọn cách vay mượn thêm để mua nhà, hy vọng “an cư” sẽ “lạc nghiệp”.

Tuy nhiên, trái ngược với một bộ phận quyết bám trụ ở thành phố, không ít người chọn cách bán nhà ở đây để dùng tiền vào mục đích khác. Mỗi người có một lựa chọn, tất nhiên, kết quả cũng không giống nhau.

Vui mừng vì “cắt lỗ” đúng lúc

Khương Phong là người từng làm trong chuỗi cung ứng của ngành thương mại xuất khẩu giày hơn mười năm. Sau khi trải qua những sóng gió lớn, anh đã mài dũa bản thân thành một doanh nhân lão luyện đầy kinh nghiệm.

Năm 2015, Khương Phong đột ngột đổi nghề, bán nhà ở thành phố và trở về thị trấn Dân Lạc, thành phố Ngũ Thường, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Dự định của anh khi trở về quê nhà là trồng và bán gạo Ngũ Thường - loại gạo ngon nhất Trung Quốc.

Vào tháng 9 năm 2015, gạo Long Mễ chính thức được bán thông qua WeChat, trong 6 tháng, sản phẩm đã tích lũy được 100.000 thành viên và doanh thu tích lũy đạt khoảng 13.77 triệu NDT (tương đương 46.5 tỷ đồng). Mới thành lập hơn hai năm, năm 2016 doanh thu vượt 40 triệu NDT (tương đương 135 tỷ đồng), năm 2017 doanh số tăng gấp đôi.

Từ bỏ thành thị sau nhiều thập kỷ gắn bó để trở về với đồng ruộng và hạt lúa, Khương Long chưa bao giờ cảm thấy hối hận với quyết định của mình.

Bán nhà thành phố, ôm tiền về quê: Người “lên đời vì lời to, kẻ khốn đốn vì tiền bốc hơi không kiểm soát - Ảnh 1.

Khương Phong. Ảnh: Sina

Ở nhà gần 20 năm, bán đi vẫn có lời

Lý Tú Phương từng sống tại Thượng Hải, Trung Quốc. Cô và chồng đều thuộc tầng lớp lao động bình thường. Khi cặp đôi mua nhà này vào năm 2000, một ngôi nhà rộng 110m2 chỉ có giá 200.000 NDT (tương đương 676 triệu đồng).

Đến năm 2017, giá nhà tăng đi tăng lại, tăng gấp 15 lần nhưng họ vẫn đắn đo không biết nên bán hay giữ lại. Cuối cùng, Lý Tú Phương cùng chồng đã tính toán và thấy rằng nếu họ bán căn nhà với giá 3 triệu NDT (tương đương 10.1 tỷ đồng) thì sẽ có 2 triệu NDT gửi vào ngân hàng, số còn lại mang đi đầu tư.

Tính ra, họ có thể kiếm thêm 180.000 NDT (tương đương 608 triệu đồng) mỗi năm, cao hơn cả mức lương hàng năm của cả hai cộng lại. Bên cạnh đó, đôi vợ chồng còn bỏ ra 3.000 NDT (tương đương 10 triệu đồng) mỗi tháng để thuê lại căn nhà này, ký hợp đồng dài hạn với chủ nhà từ 5 đến 10 năm. Như vậy cuộc sống sẽ không có gì thay đổi mà lại thêm rất nhiều tiền.

Cô Phương và chồng quan niệm nhà là thứ sinh ra không mang theo, chết cũng không mang đi. Hai người không có con nên không cần để lại di sản.

Bán nhà thành phố, ôm tiền về quê: Người “lên đời vì lời to, kẻ khốn đốn vì tiền bốc hơi không kiểm soát - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Zhihu

Cũng muốn bỏ phố về quê, nhưng sớm phải tỉnh mộng

Không được may mắn như hai gia đình trên, Tài Tứ Gia ở Bắc Kinh, Trung Quốc lại hối hận vì quyết định bán nhà. Năm 2005, anh dùng khoản tích góp của gia đình và bản thân để mua được một căn nhà ở Đường vành đai 3 Tây Nam của Bắc Kinh. Vào thời điểm đó, giá nhà là hơn 4.000 NDT (tương đương 13.5 triệu đồng) mỗi mét vuông.

Cả một căn nhà ba phòng ngủ rộng 116m2 khi đó tiêu tốn hơn 400.000 NDT (tương đương 1.3 tỷ đồng). Trong đó, anh trả trước khoảng 150.000 NDT và vay 250.000 NDT với thời hạn 10 năm. Nhờ công việc ổn định với mức thu nhập tốt, lại có thêm một số khoản đầu tư hưởng lời khấm khá, anh dễ dàng thu xếp được các khoản nợ đều đặn mỗi tháng. Thậm chí, chỉ mất khoảng 4-5 năm, anh đã kiếm đủ số tiền để trả nợ. Nhưng thay vì trả hết trong một lượt, anh vẫn chỉ trả đều đặn hàng tháng, theo đúng số tiền đã cam kết.

Sau 10 năm, nhận thấy giá nhà đất ở Bắc Kinh tăng cao chóng mặt, người đàn ông họ Tài cho rằng đây chính là thời điểm hoàn hảo nhất để bán lại căn nhà của mình. Nếu không, khi “bong bóng sụp đổ”, giá nhà sẽ lại giảm mạnh và việc mua bán sẽ diễn ra khó khăn hơn.

Do đó, ngay khi vừa trả hết khoản nợ, anh đã bán căn nhà với giá 4.95 triệu NDT (tương đương 17 tỷ đồng) cho người khác vào năm 2015. Với số tiền khổng lồ lên đến gần 5 triệu NDT trong tay, anh lên đường về quê.

Anh lại chi hơn 400.000 NDT để mua một căn hộ ba phòng ngủ rộng 120m2 ở trung tâm vùng và tốn thêm một khoản tiền tu sửa, trang hoàng lại căn hộ cho ưng ý. Sửa sang nhà cửa xong, anh mua xe để đi lại cho tiện. Cuối cùng, trừ đi các khoản tiền biếu tặng cha mẹ, cho họ hàng, bạn bè, anh chị em vay mượn… anh còn khoảng 3 triệu NDT trong tay để gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm quản lý tài sản và chỉ ngồi chờ nhận lãi hàng tháng.

Cuối năm 2016, chỉ sau hơn 1 năm, căn nhà tại Bắc Kinh mà anh từng bán đã tăng lên đến 8.7 triệu NDT (tương đương 29.4 tỷ đồng), tăng gần gấp đôi. Vì ở nhà không có nhiều cơ hội làm ăn, sau một năm, Tài Tứ Gia quyết quay lại thành phố. Lúc này, nếu muốn tìm một ngôi nhà tương đương như thế, tôi sẽ phải mất tổng cộng 9 triệu NDT. Nếu khoản trả trước yêu cầu tối thiểu 60%, vậy cũng cần khoảng 5,5 triệu NDT, trong khi anh chỉ có thể gom góp nhiều nhất 3,5 triệu NDT. Khoảng chênh lệch vẫn còn khá lớn.

Bán nhà thành phố, ôm tiền về quê: Người “lên đời vì lời to, kẻ khốn đốn vì tiền bốc hơi không kiểm soát - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Freepik

Nhìn lại những chuyện đã qua, chàng trai hối hận nhưng cũng đã muộn.

Dù ở đâu cũng phải có tầm nhìn

"Không ai mua một trang trại mà chỉ dựa vào phán đoán liệu năm sau trời có mưa hay không… Họ mua nó bởi vì cho rằng đó là một khoản đầu tư tốt trong vòng 10 hoặc 20 năm tới".

Những người trẻ mới chỉ có vài năm kinh nghiệm thường sẽ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn. Nhưng đầu tư dài hạn mới thực sự mang lại lợi nhuận. Khi bạn tập trung vào ngắn hạn, rủi ro và lợi nhuận gần như sẽ ngang nhau. Vì vậy thay vì chạy theo những "trào lưu" nhất thời, hãy đầu tư với một tầm nhìn rộng hơn.

Bạn không cần phải là Warren Buffett hay có đầu óc kinh doanh của một nhà tỷ phú để thành công trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên để đảm bảo khoản đầu tư an toàn và sinh lời thì hãy nhớ 2 nguyên tắc:

Thứ nhất, trong lĩnh vực bất động sản, nếu nhận thấy tiềm năng của một mảnh đất hoặc ngôi nhà nào đó thì hãy mua nó! Đừng để những suy nghĩ giống như "điều gì xảy ra nếu" ngăn bạn thực hiện ý định của mình.

Thứ hai, bất kể bạn mắc phải sai lầm lớn như thế nào trong lĩnh vực bất động sản thì trong vòng 20 năm nữa, bạn vẫn sẽ có lãi. Cho dù bạn đang tìm kiếm một nơi ở mới cho gia đình hay công việc kinh doanh của mình, hãy bắt đầu hành động thay vì đắn đo. Chỉ cần bạn tính toán hợp lý và đủ kiên nhẫn thì nhiều năm sau, bạn sẽ phải cảm ơn chính mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại