Bàn giao lượng lớn đạn xuyên giáp, Nga cấp tốc giải "cơn khát" cho Ấn Độ

Chí Linh |

Trang Sina của Trung Quốc cho biết, Nga vừa hoàn thành một hợp đồng cung cấp đạn xuyên giáp cỡ 125 mm dành cho các xe tăng chiến đấu chủ lực của Ấn Độ.

Vào tháng 7 năm nay, tờ India Today trích dẫn báo cáo của Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Ấn Độ (CAG) cho biết có tới 61 loại đạn dược trong tổng số 152 chủng loại mà Quân đội Ấn Độ dự tính sẽ dùng trong một cuộc chiến tranh cường độ cao chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong 10 ngày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng huấn luyện của họ.

Quân đội Ấn Độ trước đó nhận yêu cầu phải có nguồn cung cấp phụ tùng và đạn dược được gọi là Kho dự trữ hao hụt chiến tranh (WWR) đủ để đối phó trường hợp nổ ra chiến tranh cường độ cao kéo dài 40 ngày. Tuy nhiên đến năm 1999 thì quy mô WWR đã được thu nhỏ lại chỉ còn một nửa, tức 20 ngày.

Trước tình trạng trên, Chính phủ Ấn Độ đã giao trách nhiệm bổ sung khẩn cấp cho Phó Tổng tư lệnh quân đội nước này. Một quan chức cấp cao của Ấn Độ thậm chí đã phát biểu: "Hiện tại chúng ta có thể mua ngay bằng cách bỏ qua thủ tục đấu thầu kéo dài".

Bàn giao lượng lớn đạn xuyên giáp, Nga cấp tốc giải cơn khát cho Ấn Độ - Ảnh 1.

Đạn xuyên động năng dưới cỡ 3BM-42 "Mango" của Nga

Trang Sina của Trung Quốc cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng giám đốc Công ty Máy móc công nghệ Nga - ông Vladimir Repin thông báo họ đã hoàn thành một hợp đồng lớn cung cấp đạn xuyên động năng dưới cỡ loại 3VBM-17 (hay còn gọi là 3BM-42 "Mango", mã GRAU 3BM-44) cho Quân đội Ấn Độ.

Các quan chức quốc phòng của quốc gia Nam Á này đã sang tận Nga để tham gia quá trình kiểm tra và họ rất hài lòng với chất lượng của sản phẩm.

Ấn Độ từ lâu đã có giấy phép lắp ráp các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô/Nga như T-72 hay mới nhất là T-90, nhưng chế tạo các loại đạn dược đủ chất lượng cho những cỗ chiến xa trên vẫn là điều nan giải.

Tháng 3 năm nay, phía Nga đã bàn giao lượng lớn thiết bị và giấy phép sản xuất đạn "Mango" cho Ấn Độ cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực có liên quan. Tại thời điểm đó, các nhà thầu Ấn Độ đang trong giai đoạn lắp đặt dây chuyền chế tạo.

Ngoài thương vụ trên, trong năm 2014, Moskva còn ký kết hợp đồng trị giá 26 triệu USD để bán 66.000 viên đạn 3VBM-17 cho New Delhi, sự bổ sung quan trọng này đủ giúp Quân đội Ấn Độ "sống sót" qua 40 ngày chiến tranh cường độ cao.

Bàn giao lượng lớn đạn xuyên giáp, Nga cấp tốc giải cơn khát cho Ấn Độ - Ảnh 2.

Đạn xuyên giáp 3VBM-17 khi đã được lắp đặt hoàn chỉnh

Đạn xuyên dưới cỡ 3VBM-17 sử dụng cho pháo tăng cỡ 125 mm được đưa vào sử dụng từ năm 1986. Tuy rằng ra đời đã hơn 30 năm nhưng theo đánh giá loại đạn trên vẫn đủ khả năng đánh bại gần như mọi xe tăng, thiết giáp hiện đại nhất.

Cấu tạo của đạn 3VBM-17 gồm 2 lõi (2 thanh xuyên) làm từ hợp kim Vonfram độ bền cao với cấu trúc tiếp nối, được tích hợp mũ chụp đạn đạo và cơ cấu giảm rung đặc biệt nhằm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.

Sơ tốc đầu nòng của đạn 3VBM-17 đạt 1.700 m/s, xuyên thủng được 500 mm giáp đồng nhất sau giáp phản ứng nổ (ERA) khi bắn từ cự ly 2.000 m ở góc tiếp xúc 0 độ.

Khi va chạm mục tiêu ở 2.000 m, tốc độ của đạn còn khoảng 1.000 m/s. Với chiều dài thanh xuyên gần bằng 500 mm thì lúc đi qua lớp ngoài của giáp phản ứng nổ chỉ mất có 1/2.000 giây, quá ngắn để kịp kích nổ khối thuốc và hất thanh xuyên ra.

Minh họa cơ chế làm việc của đạn xuyên động năng dưới cỡ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại