Bạn cũ không may làm vỡ chiếc ấm gốm quý nhất, cao tăng phản ứng lại theo cách "cao tay", bao người nên học hỏi

Bình Minh |

Trong lúc mải mê ngắm nghía chiếc ấm gốm tinh xảo, người bạn cũ lỡ tay làm rơi nó xuống đất, vỡ tan. Đó chính là chiếc ấm gốm mà vị cao tăng thích nhất.

Cách ứng xử của cao tăng

Có một vị cao tăng rất mê ấm gốm. Hễ nghe nói ở đâu có ấm tốt, dù đường sá có xa xôi bao nhiêu, ông cũng đều sẽ đến thưởng thức. Và nếu vừa ý, dù tốn bao nhiêu tiền ông cũng mua. Trong số những ấm trà ông sưu tầm, ông thích nhất là một chiếc ấm đầu rồng.

Một ngày nọ, một người bạn thân lâu ngày chưa gặp ghé tới thăm. Ông lấy chiếc ấm đầu rồng đó ra pha trà tiếp đãi khách. Người bạn không ngớt lời khen chiếc ấm này, nhưng thật không may, khi ngắm nghía thưởng thức, người này bất cẩn làm rơi nó xuống đất, ấm trà vỡ tan.

Cao tăng ngồi xuống, lặng lẽ thu dọn những mảnh vỡ, sau đó lấy ra một ấm trà khác tiếp tục pha trà. Ông cười nói như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Về sau có người hỏi ông: "Đó là chiếc ấm ông yêu quý nhất. Nó bị đánh vỡ, lẽ nào ông không buồn ư?"

Cao tăng nói: "Chuyện đã xảy ra rồi, lưu luyến chiếc ấm vỡ có ích lợi gì chứ? Chi bằng tìm kiếm thêm lần nữa, có khi lại tìm được chiếc còn tốt hơn!"

Bạn cũ không may làm vỡ chiếc ấm gốm quý nhất, cao tăng phản ứng lại theo cách cao tay, bao người nên học hỏi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Có một người phụ nữ kể với thiền sư những việc bất bình trong quá khứ: "Tôi khó chịu như bây giờ là bởi vì người đó quả thật rất quá đáng…"

Thiền sư đáp rằng: "Phải! Hoàn cảnh của cô quả thật là thảm thương. Nhưng nỗi đau khổ của cô lẽ nào chẳng phải do chính suy nghĩ của cô tạo nên ư? 

Cô nghĩ thử xem, người đó và những việc đó đều đã là quá khứ rồi, giờ sự đau khổ của cô đến từ đâu? Chẳng phải vì cô cứ giữ khư khư lấy quá khứ không buông sao?

Có thể đối phương chỉ làm tổn thương cô một lần, cô lại suy đi nghĩ lại trong lòng thêm nhiều lần, cứ như thể đã bị tổn thương hàng ngàn hàng trăm lần vậy.

Nghĩ mà xem, người đó đã làm tổn thương cô rồi, lẽ nào cô còn muốn nhớ mãi không quên người đó ư? Có thể cảnh ngộ của cô thật sự rất bi thảm, nhưng căn nguyên đau khổ chân chính vẫn là chính bản thân cô! Nếu không có sự tiếp sức của cảm xúc trong cô, không có nỗi đau khổ trong cơ thể cô làm sức mạnh, vậy thì những đau khổ ấy sao có thể tiếp tục tồn tại?"

Người duy nhất có thể quyết định đến việc bạn phải chịu bao nhiêu đau khổ, đó chính là bản thân bạn

Ngẫm lại:

Có thể hôm qua bạn cãi nhau một trận với đồng nghiệp, trong lòng căm giận không ngớt, nghĩ thêm tới mọi việc mà người đó từng làm với bạn, bạn sẽ càng thấy tức giận hơn phải không? Sau đó, bạn bắt đầu nghĩ nếu lát nữa gặp người đó thì mình phải làm sao? Mặc kệ người đó? Hay là cho người đó biết tay?

Bạn nghĩ tiếp, nếu như người đó cũng cho bạn biết tay thì phải làm sao? Bạn phải liều mình với người đó ư? Thậm chí bạn còn nghĩ tới việc sau này bạn nên xử lý người đó như nào.

Tóm lại, bạn nghĩ từ quá khứ tới tương lai, từ đầu đến cuối, bạn luôn mang theo trong mình cảm xúc căm phẫn.

Bạn cũ không may làm vỡ chiếc ấm gốm quý nhất, cao tăng phản ứng lại theo cách cao tay, bao người nên học hỏi - Ảnh 3.

Có rất nhiều lúc, chúng ta cứ canh cánh trong lòng với những chuyện đã xảy ra, thật ra chính là ôm khư khư lấy phiền muộn vô ích không buông. Nhấc lên được, hạ xuống được thì mới là thái độ sống để mình được thoải mái.

Chúng ta là người duy nhất có thể giải quyết vấn đề mình sẽ phải chịu khổ bao lâu.

Buông bỏ đau khổ sẽ được ung dung tự tại. Nếu quyết quyết định nằm ở trong tay mình, cớ sao chúng ta cứ luôn phải khiến bản thân đau khổ dăm bữa nửa tháng, thậm chí là bao nhiêu năm vẫn không chịu buông tha chính mình?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại