Bạn có biết trong số những khuôn mặt này đâu là giả? 30% người tham gia bị đánh lừa, nhưng AI thì không

RYANKOG |

Các nhà nghiên cứu cho biết, AI nhận diện chính xác hơn trên mọi loại hình ảnh giả mạo, với tỷ lệ lỗi 0%.

Thoạt nhìn những khuôn mặt bên dưới, có lẽ bạn sẽ cho rằng chúng đều là người thật. Tuy nhiên, một số khuôn mặt đó là giả mạo, bao gồm cả hình cắt và mặt nạ. Nghiên cứu mới cho thấy rằng có tới 30% người bị đánh lừa bởi những hình ảnh giả mạo như vậy - nhưng trí tuệ nhân tạo (AI) lại luôn nhận ra đúng.

Bạn có biết trong số những khuôn mặt này đâu là giả? 30% người tham gia bị đánh lừa, nhưng AI thì không - Ảnh 1.

Bạn có biết đâu là người thật? Ảnh bên trái là thật, ảnh bên phải là tượng sáp!

Nghiên cứu đã kiểm tra con người và AI bằng cách cho cả hai xem những bức ảnh có các kỹ thuật giả mạo phổ biến nhất: ảnh in, video, ảnh tạo bởi máy tính và mặt nạ 2D hoặc 3D.

Các nhà nghiên cứu cho biết, AI nhận diện ảnh giả chính xác hơn trên mọi loại hình ảnh, với tỷ lệ lỗi 0% ở tất cả 175.000 hình ảnh.

Con người có mức độ chính xác thấp hơn nhiều khi nhận diện các kỹ thuật giả mạo, bao gồm cả việc xác định sai rất nhiều ảnh in, một trong những kiểu lừa đảo dễ dàng nhất.

Bạn có biết trong số những khuôn mặt này đâu là giả? 30% người tham gia bị đánh lừa, nhưng AI thì không - Ảnh 2.

Ảnh bên trái là chụp trực tiếp người thật, bên phải là hình chụp ảnh in, là loại ảnh 30% người tham gia không phân biệt đúng

Các kẻ lừa đảo thường tìm cách bắt chước khuôn mặt khách hàng thật trong các quá trình như tạo tài khoản ngân hàng mới hoặc đăng nhập vào tài khoản hiện có.

Bạn có biết trong số những khuôn mặt này đâu là giả? 30% người tham gia bị đánh lừa, nhưng AI thì không - Ảnh 3.

Đây là bức ảnh người thật, nhưng đang đeo một mặt nạ 3D tinh vi

Ngay cả khi một nhóm 17 người bỏ phiếu cho các hình ảnh, dẫn đến kết quả chính xác hơn so với một cá nhân, thì quyết định của họ không bao giờ tốt hơn AI trong cùng một tác vụ. AI cũng nhanh hơn gần 10 lần trong việc nhận dạng ảnh.

Trung bình, con người 4,8 giây cho mỗi hình ảnh để xác định độ chân thật, trong khi các máy tính chỉ mất ít hơn 0,5 giây.

Tuy không nhận diện sai ảnh giả thành thật, nhưng AI cũng nhận sai ảnh thật thành giả, dù vậy tỷ lệ vẫn thấp hơn rất nhiều so với con người. Trong nghiên cứu, hệ thống AI đã phân loại sai chỉ 1% khuôn mặt thật là giả mạo. Mặt khác, con người đã phân loại sai 18% khuôn mặt thật thành giả mạo.

Nghiên cứu mới kết luận rằng máy tính giỏi hơn con người trong việc nhanh chóng xác định chính xác liệu một bức ảnh có phải là người thật hay không.

Bạn có biết trong số những khuôn mặt này đâu là giả? 30% người tham gia bị đánh lừa, nhưng AI thì không - Ảnh 5.

Một tấm ảnh in (bên trái) và ảnh một người đang đeo mặt nạ người khác

Nghiên cứu này cho thấy sự gia tăng nhanh chóng trong công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác minh danh tính và xác thực, theo ID R&D, công ty có trụ sở tại New York, nơi thực hiện nghiên cứu. ID R&D cho biết sử dụng công nghệ AI để phát hiện lừa đảo bằng khuôn mặt giúp tiết kiệm thời gian và cho phép nguồn nhân lực tập trung vào các hành vi gian lận phức tạp hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại