Bạn có biết thế nào thì được gọi là đường quốc lộ hay không?

Hoa Hướng Dương |

Có thể bạn từng đi trên những tuyến đường quốc lộ, quen thuộc với tên gọi của chúng nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Như thế nào thì được gọi là đường quốc lộ?

Đường giao thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối những địa điểm, như mạch máu trong cơ thể của một con người vậy.

Có rất nhiều loại đường giao thông (thuộc đường bộ) như đường Quốc lộ, đường tỉnh lộ, xa lộ, đại lộ hay đường cao tốc,... vậy thực ra chúng được phân chia theo tiêu chí nào?

1. Đường Quốc lộ: đường Quốc lộ là đường nối liền giữa các Tỉnh và Thủ đô, được coi là mạch máu liên lạc của bất kỳ đất nước nào.

Bạn có biết thế nào thì được gọi là đường quốc lộ hay không? - Ảnh 1.

Đường Quốc lộ có thể đi qua Thủ đô hoặc không. Ảnh minh họa.

Có thể chia đường Quốc lộ thành 2 loại:

- Đường nối với Thủ đô: Là tuyến đường chính nên điểm bắt đầu phải là Thủ đô Hà Nội (ví dụ đường 3 đi Cao Bằng, đường 5 đi Hải Phòng, đường 6 đi Điện Biên Phủ…) hoặc phải đi qua Thủ đô (ví dụ như đường 1).

- Đường không nối với Thủ đô: Khi đó, Quốc lộ phải là đường liên tỉnh đi qua ít nhất là 3 tỉnh hoặc nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế (ví dụ đường 7 thông sang Lào) hay cửa khẩu chính trên đường bộ.

Bạn có biết thế nào thì được gọi là đường quốc lộ hay không? - Ảnh 2.

Đường Quốc lộ đóng vai trò quan trọng trong giao thông, kinh tế, xã hội,... Ảnh minh họa.

Bạn có biết thế nào thì được gọi là đường quốc lộ hay không? - Ảnh 3.

Đường Quốc lộ dài nhất Việt Nam hiện nay vẫn là Quốc Lộ 1. Ảnh minh họa.

Đường Quốc lộ khi được xây dựng đều đóng những vai trò chiến lược trong sự phát triển của những nơi mà nó đi qua, đo đó đây là tuyến đường giao thông huyết mạch trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội,... của đất nước.

Đường Quốc lộ dài nhất Việt Nam hiện nay vẫn là Quốc Lộ 1 được xuất phát từ Lạng Sơn cho tới Năm Căn (Cà Mau) với chiều dài lên tới hơn 2300km.

Tên đường Quốc lộ thường bắt đầu bằng chữ số và chữ cái (nếu đường có phân nhánh), ví dụ: 1A, 1B,... Ngoài ra có thể đặt tên theo tên riêng (rất ít) như Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ Nam sông hậu.

Bạn có biết thế nào thì được gọi là đường quốc lộ hay không? - Ảnh 4.

Tên đường Quốc lộ thường bắt đầu bằng chữ số. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, Quốc lộ 4 là Quốc lộ có nhiều phân nhánh nhất (4A,4B,4C,4D,4E,4G).

2. Ngoài đường chính (đường Quốc lộ) ra, chúng ta còn có các loài đường nhỏ hơn

Tỉnh lộ: Đường nối liền các quận, huyện thuộc tỉnh, TP quản lý

Hương lộ: Đường nối liền các làng, xã...

Bạn có biết thế nào thì được gọi là đường quốc lộ hay không? - Ảnh 5.

Ngoài đường Quốc lộ ra, còn những loại đường nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng. Ảnh minh họa.

Đường cao tốc: Đường có thiết kế đặc biệt dành riêng cho các phương tiện vận tải lưu thông với tốc độ cao (từ trên 80km/h).

Xa lộ: Đường nối giữa các thành phố, khu công nghiệp tập trung có chiều rộng từ 6 lằn xe trở lên.

Nhỏ hơn nữa thì có đường làng, đường tránh, đường đê, ngõ, ngách, hẻm,...

Tổng hợp: Internet

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại