Lao xe bom vào Quân cảnh Nga, khủng bố Syria trả giá đắt: "Quái thú" BTR-82A lập công lớn

Trà Khánh |

Các trang bị, khí tài được Quân đội Nga đưa sang Syria một lần nữa chứng minh được khả năng của chúng khi giúp các binh sĩ Nga thoát chết trong cuộc tấn công vào hôm qua 14/7.

Cuộc phục kích táo bạo trên đường cao tốc M4

Theo thông báo chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga, đã xảy ra một vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự chế (IED) nhằm vào đoàn xe tuần tra chung của Quân cảnh Nga - Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên đường cao tốc M4, phía Nam Idlib, vào sáng ngày 14/7 (theo giờ địa phương).

Đã có ba binh sĩ Nga bị thương trong vụ tấn công trên, ngoài ra một xe thiết giáp chở quân của Quân cảnh Nga cũng bị hư hại nặng.

Tuy nhiên, dựa trên các đoạn video ghi lại sự việc cho thấy đoàn xe tuần tra Nga - Thổ bị một kẻ đánh bom xe liều chết tấn công khi tiến vào ngoại ô thị trấn Arihah. Điều đáng nói là các phần tử khủng bố dường như chỉ nhắm vào các xe của Quân cảnh Nga và bỏ qua các xe của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Cảnh quay từ trên cao cuộc tấn công vào đoàn xe tuần tra Nga - Thổ trên đường M4 hôm 14/7.

Điều này được thể rõ trong các bức ảnh về cuộc tấn công được một nhóm phiến quân ở Idlib đăng tải, chiếc xe bom dường như bỏ qua hai xe bọc thép kháng mìn Kirpi của Thổ Nhĩ Kỳ đi đầu và tấn công các xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Nga đi ngay sau.

Kẻ tấn công kích nổ quả bom khi chỉ cách đoàn xe vài chục mét, tạo ra một quả cầu lửa lớn bao trùm lên một chiếc BTR-82A của Quân cảnh Nga. Sức ép từ vụ nổ khiến chiếc xe thiết giáp Nga bị hất văng ra khỏi đường, những hình ảnh của chiếc BTR-82A sau đó có thể thấy nó chịu hư hại khá nặng.

Lao xe bom vào Quân cảnh Nga, khủng bố Syria trả giá đắt: Quái thú BTR-82A lập công lớn - Ảnh 2.

Hình ảnh chiếc BTR-82A của Quân cảnh Nga trước khi vụ tấn công xảy ra.

Lao xe bom vào Quân cảnh Nga, khủng bố Syria trả giá đắt: Quái thú BTR-82A lập công lớn - Ảnh 3.

Chiếc xe bom được nhét đầy thuốc nổ tạo nên một quả cầu lớn bao trùm toàn bộ chiếc BTR-82A ngay sau đó.

Lao xe bom vào Quân cảnh Nga, khủng bố Syria trả giá đắt: Quái thú BTR-82A lập công lớn - Ảnh 4.

Chiếc BTR-82A dính bom được một chiếc BTR-82A của Quân cảnh Nga khác kéo về căn cứ sau cuộc tấn công hôm 14/7. Ảnh: ZOKA.

Điều khá ngạc nhiên là các binh sĩ Nga ngồi bên trong xe chỉ bị thương nhẹ, một số đoạn video quay lại quá trình di tản các binh sĩ này cũng cho thấy điều đó.

Về phần chiếc BTR-82A nó được kéo về một căn cứ tiền phương của Nga ngay sau đó, với mức độ hư hại hiện tại nó vẫn có thể quay trở lại phục vụ sau khi được sửa chữa.

Đánh bom liều chết là cách duy nhất?

Có thể nhận thấy rõ là cuộc tấn công 14/7 đã được các phần tử khủng bố chuẩn bị khá kỹ lưỡng, khi chúng biết chính xác thời điểm đoàn xe tuần tra sẽ đi qua Arihah, cũng như mục tiêu mà chúng sẽ tấn công. Rõ ràng kẻ hay tổ chức đứng sau kế hoạch tập kích Quân cảnh Nga vừa qua là một thế lực lớn ở Idlib.

Việc các phần tử khủng bổ sử dụng cách đánh bom liều chết cũng chỉ ra một điều là chúng gần như bế tắc trong việc sử dụng các biện pháp đánh bom thông thường nhằm vào các binh sĩ Nga đang làm nhiệm vụ ở Idlib vì hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, đa phần các thiết bị nổ IED đều được kích hoạt bằng sóng vô tuyến (kích nổ từ xa), trong khi đó hầu hết các xe thiết giáp của Nga đang hoạt động trên chiến trường Syria đều được trang bị các hệ thống phá sóng vô tuyến và chống mìn.

Lao xe bom vào Quân cảnh Nga, khủng bố Syria trả giá đắt: Quái thú BTR-82A lập công lớn - Ảnh 5.

Thiết bị phá sóng vô tuyến và chống mìn RP-377VM1 trên xe thiết giáp BTR-82A của Quân đội Nga khi tuần tra ở Syria, phạm vi hoạt đông của thiết bị này là hơn 20m. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Thứ hai, nếu sử dụng dây dẫn nổ kích bằng điện có thể sẽ dẫn tới một số rủi ro không đáng có, như gây thương vong cho lính Thổ. Những kẻ đứng sau cuộc tấn công rõ ràng không muốn điều này xảy ra khi chúng bỏ qua các xe bọc thép Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu đoàn tuần tra.

Do đó việc sử dụng xe bom cảm tử (kích nổ trực tiếp) là cách duy nhất để các phần tử khủng bố đạt được mục đích mà chúng nhắm tới trong cuộc tấn công vừa qua.

Tuy nhiên, những kẻ chủ mưu đứng sau vụ tấn công không ngờ tới việc một mẫu xe thiết giáp chở quân thông thường như BTR-82A có thể chịu được sức công phá từ một quả bom xe được nhét đầy thuốc nổ.

Theo đánh giá của một chuyên gia quân sự, mặc dù vụ tấn công 14/7 gây ra không ít thiệt hại cho Quân cảnh Nga, nhưng nó lại chỉ ra một điều là các trang bị, khí tài được Quân đội Nga đưa sang Syria một lần nữa chứng minh được khả năng của chúng khi giúp các binh sĩ Nga thoát chết trong gang tấc.

So với các dòng xe bọc thép kháng mìn Typhoon đang được Quân cảnh Nga sử dụng thì BTR-82A bị đánh giá "nhẹ cân" hơn rất nhiều, thế nhưng nó vẫn được trang bị hệ thống phòng vệ chống lại các cuộc tấn công bằng IED và các vụ nổ ở cự ly gần.

Một chiếc BTR-82A được trang bị hệ thống giáp bảo vệ tích hợp nhiều lớp, gầm xe cũng được gia cố trước các vụ nổ từ mìn bộ binh. Khoang chở quân cũng được trang bị lớp giáp mềm giúp bảo vệ binh sĩ ngồi bên trong trước các vụ nổ. Chính điều này đã giúp các binh sĩ Nga thoát chết trong cuộc tấn công trên đường M4 vừa qua.

Theo giới quan sát, đây được xem là cuộc tấn công táo bạo nhất nhằm vào các cuộc tuần tra chung giữa Nga - Thổ Nhĩ Kỳ trên đường M4, hoạt động này là một phần của thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib được Moscow và Ankara ký kết từ tháng 3/2020.

Cần phải nói thêm là các nhóm phiến quân Syria nhất là tại Idlib từ chối tham gia thỏa thuận trên bất chấp sức ép từ phía người Thổ, chúng cũng tuyên bố sẽ tấn công bất cứ binh sĩ Nga nào dám đặt chân vào Idlib.

Sau vụ tấn công 14/7 rất có thể Moscow sẽ xem xét lại các hoạt động quân sự của họ ở Idlib khi các nhóm phiến quân do Ankara hậu thuẫn liên tiếp vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, bản thân Thổ Nhĩ Kỳ cũng mất khả năng kiểm soát với các nhóm này.

Lao xe bom vào Quân cảnh Nga, khủng bố Syria trả giá đắt: Quái thú BTR-82A lập công lớn - Ảnh 7.

Xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Quân đội Nga tham gia lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng phát xít. Ảnh: Dmitriy Fomin.

BTR-82A là một trong số dòng xe thiết giáp chở quân chủ lực của Quân đội Nga hiện nay, điểm dễ phân biệt nhất giữa BTR-82A với các phiên bản BTR-80 trước đó chính là hệ thống tháp pháo BPPU.

Về cơ bản BTR-82A là một phiên bản nâng cấp của BTR-80A với một số cải tiến về giáp về hệ thống vũ khí. Xe có trọng lượng 15,4 tấn, dài 7,65m, rộng 2,9m và cao 2,8m.

So với biến thể cũ, xe BTR-82A có một số nâng cấp quan trọng như lớp giáp được cải tiến, trang bị hệ thống quan sát ban đêm, hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS và một động cơ diesel mạnh mẽ hơn.

Hệ thống vũ khí chính trên BTR-82A là hệ thống tháp pháo BPPU trang bị pháo tự động 30mm 2A72 và súng máy đồng trục 7.62mm PKT.

Như đã nói ở trên BTR-82A được trang bị hệ thống giáp bảo vệ tích hợp đa lớp bằng sợi kevlar tổng hợp đem lại khả năng chống đạn tốt hơn, cũng như chống lại các loại thiết bị nổ tự tạo, mìn bộ binh.

Mỗi chiếc BTR-82A có thể chở theo tối đa 7 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị, kíp chiến đấu của xe gồm ba người.

Một cảnh quay khác của vụ tấn công đoàn xe tuần tra Quân cảnh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ trên đường cao tốc M4, Idlib vào hôm qua 14/7.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại