Được thừa kế khối tài sản khổng lồ chắc chắn là ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên, đối với người phụ nữ nước Áo có tên là Marlene Engelhorn lại khác. Cô cảm thấy việc này tự dưng cho cô nhiều rắc rối. Cuối cùng, cô quyết định nhờ 50 người lạ giúp cô tiêu tiền.
Marlene Engelhorn, 31 tuổi, là hậu duệ của người sáng lập BASF, Friedrich Engelhorn. Gần đây cô nhận được sự chú ý đông đảo của cộng đồng mạng vì được thừa kế số tài sản kếch xù của bà ngoại. Cô không tiết lộ số tiền cụ thể cho báo chí truyền thông, nhưng theo tờ Mirror, số tiền có thể lên đến 22 triệu bảng Anh (khoảng 714 tỷ đồng). Trái ngược lại cảm xúc của nhiều người, cô cảm thấy đau đầu vì không biết cách “tiêu” như thế nào. Cuối cùng cô dành tìm 50 người lạ để giúp cô giải quyết vấn đề này.
Thông thường mà nói, số tiền ấy thừa để một người sống một cách xa hoa, vô lo vô nghĩ đến cuối đời. Nhưng với Marlene Engelhorn mà nói, nó trở thành gánh nặng trên vai. Vì cô biết, số tiền này không đem lại hạnh phúc mà nó đưa cô vào tình cảnh khó thở. Cô sợ nó sẽ làm cô mất đi hạnh phúc, mất đi hứng thú cuộc sống, dần dần trở nên cô độc một mình. Vậy nên cô đã chọn cách giải quyết độc nhất vô nhị.
Cách giải quyết này nghe có vẻ vô lý nhưng thực chất lại có ý nghĩa sâu xa. Cô hy vọng bằng cách này, cô có thể giúp nhiều người tìm thấy niềm vui họ sẽ giúp hiểu được sự cân bằng tiền bạc và hạnh phúc. Đây không chỉ là việc đơn thuần là giúp đỡ về tiền bạc mà còn là sự suy ngẫm về cuộc đời. Tiền chỉ là công cụ, còn ý nghĩa của nó, cách sử dụng nó như thế nào là cách chúng ta nhìn nhận.
"Có quá nhiều tiền cũng là một vấn đề," câu nói này không chỉ là sự châm biếm đối với Marlene Engelhorn, mà còn phản ánh một vấn đề trong xã hội hiện đại. Trong thời đại vật chất đang chiếm lĩnh, chúng ta thường dễ rơi trạng thái chỉ biết kiếm tiền mà quên đi ý nghĩa của cuộc sống. Có thể chúng ta có một khoản tiền làm ta an tâm, nhưng lại nhận ra rằng mình đã đánh mất niềm vui trong cuộc sống lúc nào không hay, lúc đó chúng ta nên làm gì?
Câu chuyện của Marlene đáng để ta suy ngẫm. Cô không chọn tiêu xài hoang phí cũng như không chọn đầu tư, mà lựa chọn một cách giải quyết nhân văn hơn. Đây không phải là vấn đề của mỗi cô mà còn là của cả xã hội. Làm sao để tiền trở thành “vật trợ lực” của cuộc sống chứ không phải là gánh nặng trên vai.
Trong câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng tiền không phải là nguồn gốc của vấn đề, vấn đề nằm ở cách chúng ta nhìn nhận và sử dụng tiền. Lựa chọn của Marlene cho thấy một khả năng rằng thông qua kết nối giữa người với người và những trải nghiệm, chúng ta có thể tìm ra sự cân bằng giữa tiền bạc và hạnh phúc. Để ta biết trân trọng cuộc sống này hơn, làm mỗi phút giây được sống trên đời là một phút giây đáng quý, đáng để sống.
Trong thời đại đầy cám dỗ và thử thách này, chúng ta cần nhiều câu chuyện như thế để nhắc nhở mình chú ý đến bản chất của cuộc sống và hạnh phúc của chúng ta. Bởi vì sống đầy đủ, cảm nhận được hạnh phúc là điều trân quý trên đời.
Mirror