Ảnh vệ tinh bắt trọn hòn đảo thành hình trong 11 giờ ở Thái Bình Dương

Minh Quang |

Một hòn đảo nhỏ vừa hình thành sau vụ phun trào núi lửa ở Tonga, nam Thái Bình Dương.

Hình minh họa.

Hình minh họa.

Vào ngày 10/9, núi lửa ngầm Home Reef ở Tonga - nơi nổi tiếng với các vụ phun trào núi lửa - đã bắt đầu quá trình phun vật chất mặt nước và kết quả là sự hình thành nhanh chóng của một hòn đảo mới.

Được biết quá trình này chỉ mất khoảng 11 giờ.

Hôm 14/9, một vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã cung cấp hình ảnh khu vực.

Ảnh vệ tinh bắt trọn hòn đảo thành hình trong 11 giờ ở Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Ảnh: NASA

Từ bức ảnh, có thể thấy vùng nước xung quanh khu vực có màu xanh lục. NASA đã giải thích cho hiện tượng này như sau:

"Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng khu vực nước biển rất nóng, có tính axit này có chứa vật chất dạng hạt, các mảnh đá núi lửa và lưu huỳnh".

Ít giờ trước cơ quan địa chất Tonga cho biết hòn đảo này có tổng diện tích 8,6 mẫu Anh (khoảng 34.802 mét vuông) và ước tính cao hơn mực nước biển khoảng 50 feet (15 mét).

Cơ quan này đánh giá núi lửa này có nguy cơ thấp đối với các cộng đồng lân cận tuy nhiên cũng khuyến cáo rằng các thủy thủ nên tránh xa khu vực phun trào.

Số phận của hòn đảo "mới tinh" này sẽ được biết trong thời gian sắp tới. Và mặc dù Home Reef từng hoạt động nhiều lần vào các năm 1852, 1857, 1984 và 2006 - nhưng các hòn đảo hình thành sau đó đã biến mất do quá trình rửa trôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại