Căn cứ Kluzevo ở Ba Lan được người Đức xây dựng vào năm 1935 và bị Hồng quân Liên Xô chiếm giữ trong năm 1945, tới năm 1948 thì Không quân Liên Xô bắt đầu đưa máy bay chiến đấu thường trực tại đây.
Sau khi Liên Xô tan rã, ngày 10/7/1992, các tiêm kích Su-27 của Không quân Liên Xô bắt đầu được sơ tán khỏi căn cứ Kluzevo. Nhiếp ảnh gia Rob Schleiffert đã ghi lại những hình ảnh của "ngày cuối cùng" này.
Với vị trí đặc biệt nằm ở Trung Âu của Ba Lan, giáp với khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO cho nên Không quân Liên Xô đã ưu tiên trang bị cho đơn vị đóng tại Kluzevo những tiêm kích tốt nhất của mình.
Theo ước tính tại căn cứ không quân Kluzevo thường xuyên có khoảng 40 tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker, bao gồm chủ yếu là Su-27S, Su-27P và Su-27UB.
Tại thời điểm đầu thập niên 1990, tiêm kích Su-27 có vai trò tương tự như những chiếc Su-35S hiện tại, số lượng lớn Su-27 tập trung tại đây cho thấy rõ mức độ quan trọng của căn cứ này.
Thậm chí nếu so sánh với hình ảnh của Không quân Nga vào thời điểm hiện tại thì cũng khó mà nhận thấy sự khác biệt, bởi vì những chiếc Su-27 này phần lớn vẫn còn phục vụ.
Không quân Nga hiện đã nâng cấp rất nhiều tiêm kích Su-27S của mình lên chuẩn Su-27SM, Su-27SM2 hay Su-27SM3 nhưng thay đổi chủ yếu là ở bên trong, bên ngoài gần như giữ nguyên.
Tiêm kích Su-27 của Không quân Liên Xô khi đó được đánh giá có khả năng không chiến vượt trội F-16 Fighting Falcon do chiếc F-16 lúc này chủ yếu làm nhiệm vụ tiêm kích bom, năng lực không chiến chưa được như hiện tại.
Đối thủ chính của tiêm kích Su-27 Liên Xô triển khai trên đất Ba Lan là các chiến đấu cơ hạng nặng F-15 Eagle của Không lực Hoa Kỳ cũng như Tornardo của châu Âu.
Đây cũng là thời điểm mà Nga bắt đầu xuất khẩu tiêm kích Su-27 ra nước ngoài với số lượng lớn mà khách hàng đầu tiên của họ chính là Không quân Trung Quốc.
Ấn tượng trước tính năng kỹ chiến thuật vượt trội của Su-27 trước MiG-29 mà Không quân Trung Quốc đã đặt mua tới 100 chiếc Flanker đi kèm giấy phép sản xuất tại chỗ.
Nếu không được chú thích, chắc nhiều người sẽ tưởng rằng bức ảnh này mới được chụp tại căn cứ không quân Hmeimim của Nga trên lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên sau khi nhìn lại những hình ảnh năm 1992 và so sánh với hiện tại thì dễ dàng nhận thấy rằng tốc độ hiện đại hóa của Không quân Nga đang diễn ra khá chậm chạp.
Trong khi Không lực Hoa Kỳ đang tiến nhanh với tiêm kích thế hệ 5 thì Không quân Nga vẫn phải sử dụng nền tảng Su-27 Flanker ra đời đã rất lâu làm chủ lực.
Cho dù có được hiện đại hóa với các công nghệ của tiêm kích thế hệ 5 để cho ra đời chiếc Su-35S đi nữa thì nó vẫn có khoảng cách nhất định khi đặt cạnh F-22 hay F-35.
Điều này cũng phản ánh rõ ràng cán cân quân sự đã có sự chênh lệch lớn sau khi Liên Xô sụp đổ, vì Nga chẳng thể nào đủ lực chạy đua với Mỹ nữa.
Không quân Nga đang cố gắng hoàn thiện chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 của mình nhưng chưa rõ đến bao giờ nó mới trực chiến với đầy đủ sức mạnh.
Cho nên những hình ảnh như thế này được dự báo sẽ còn gắn với Không quân Nga thêm một khoảng thời gian rất dài nữa.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-ngac-nhien-truoc-hinh-anh-khong-quan-nga-cach-day-gan-3-thap-nien/794298.antd