Hàng xa cừ trên đường Kim Mã (cạnh hồ Thủ Lệ) bị chặt hạ, đánh chuyến tháng 9/2016 nhằm phục vụ tuyến đường sắt đô thị bị gọi là rùa "thập kỷ" Metro Nhổn - Ga Hà Nội.
Hàng xà cừ trên đường Kim Mã có tán lá rộng tạo bóng mát và cảnh quan đẹp bên hồ công viên Thủ Lệ, gắn bó với nhiều thế hệ người dân sống quanh khu vực.
Khi 109 cây bị chặt hạ, nhiều người dân đã tỏ vẻ tiếc nuối.
Quá trình hiện đại hóa đô thị đang dần làm mất đi những "lá phổi xanh" của thành phố. Làm mùa hè nóng càng thêm nóng.
30 cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng bị chặt để làm cầu vượt Láng Bưởi nhằm phục vụ công trình xây dựng tuyến đường Vành đai 2 đoạn nối từ Cầu Giấy đến Nhật Tân.
Cũng như những dự án chặt cây khác, nhiều người dân xung quanh tiếc nuối, "lá phổi" thành phố lại bị "thủng" thêm một lỗ.
Đây đều là những cây xà cừ có tán lá tương đối rộng cho bóng mát, tạo mỹ quan đô thị.
Hàng cây trên tuyến phố đẹp nhất Thủ Đô - Nguyên Chí Thanh trước khi được thay thế bằng loại cây khác vào tháng 3/2015. (Ảnh: Zing)
Theo thống kê của Sở Xây dựng, đường Nguyễn Chí Thanh có 381 cây bóng mát thuộc 15 loài được trồng hai bên vỉa hè. Ngoài 228 cây hoa sữa và 81 cây keo còn có 13 loài cây khác. (Ảnh chụp tháng 7/2011 - Zing)
Hàng cây trên đường Nguyễn Trãi cũng chung số phận, bị khai tử để phục vụ đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông... (Ảnh: Vnexpress)
...sau khi chặt. (Ảnh: Vnexpress)
Trong một diễn biến mới nhất, Hà Nội đang có chủ trương chặt hạ và đánh chuyển 1.300 cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng.
Tuy nhiên, các bên liên quan đang họp lấy ý kiến nhiều bên và các chuyên gia về việc chặt hạ, di chuyển số cây xanh nói trên nên chưa có phương án cuối cùng.
Trong thời điểm Hà Nội "bê tông hóa" ồ ạt như hiện nay, việc chặt hạ 1.300 cây vấp phải nhiều ý kiến chưa đồng tình từ phía người dân. Có ý kiến cho rằng Hà Nội nên công khai nói về các tính toán phương án khi lập dự án. Nếu việc giữ cây là bất khả do các lý do về an toàn hay kinh phí, cũng cần nói rõ để người dân biết, giải thích rõ vì sao không thể giữ cây.
Đây là dự án mở rộng đường vành đai 3 dài 5,5 km với điểm đầu là ngã tư Mai Dịch, điểm cuối là phía nam cầu Thăng Long. Dự án sẽ thực hiện mở rộng đường hiện tại (mỗi bên 3 làn xe) thành mỗi bên 6 làn xe (4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp), theo tiêu chuẩn tuyến đường đô thị chính cấp I. Tổng mức đầu tư 3.113 tỉ đồng của Dự án có 1.824 tỉ đồng dành cho giải phóng mặt bằng với 796 hộ dân, 55 cơ quan bị thu hồi đất.