Sáng nay (16/11), lần đầu tiên trong lịch sử, 2 chiếc trực thăng Nga Mi-171A2 và Ansat hiện đại bậc nhất của Nga cất cánh từ sân bay Gia Lâm bay trình diễn trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh
Mi-171A2 là phiên bản nâng cấp mới nhất của lớp máy bay trực thăng "Mi-8", được hiện đại hóa sâu sắc từ chiếc Mi-171 với hơn 80 thay đổi. Ảnh: Hoàng Anh
Nó có thể hoạt động cả ngày đêm, trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, địa hình đồi núi và trên mặt nước. Ảnh: Hoàng Anh
Máy bay được trang bị hai động cơ VK-2500PS-03 với hệ thống điều khiển kỹ thuật số. Ảnh: Hoàng Anh
Sức mạnh một động cơ như vậy là 2500 mã lực ở chế độ cất cánh và tối đa 2800 mã lực ở chế độ khẩn cấp. Ảnh: Hoàng Anh
Trực thăng được trang bị cánh quạt đuôi hình chữ X cho hiệu quả cao hơn và cánh quạt chính mới với các cánh chế tạo hoàn toàn từ composite. Ảnh: Hoàng Anh
Ngoài ra, các bình nhiên liệu được bố trí ở hai bên, giúp gia tăng sức chứa, cho phép phạm vi bay của máy bay lên đến 800 km. Ảnh: Hoàng Anh
Mi-171A2 được trang bị thiết bị kỹ thuật số tinh vi, hoạt động trên nguyên tắc "cabin kính", do đó phi hành đoàn giảm xuống còn hai người. Ảnh: Hoàng Anh
Video camera cải thiện khả năng hiển thị khi làm việc cùng với hệ thống treo phía bên ngoài. Ngoài ra trên trực thăng còn lắp đặt hệ thống hiện đại ngăn chặn va chạm với mặt đất, máy bay và chướng ngại vật khác trên đường bay. Ảnh: Hoàng Anh
Trong khi đó, Ansat là trực thăng đa dụng hai động cơ hạng nhẹ được Nhà máy trực thăng Kazan phát triển và sản xuất thương mại. Ảnh: Hoàng Anh
Máy bay có thể được vận hành ở các khu vực miền núi ở độ cao tới 3500 mét so với mực nước biển, ở những vùng xa xôi có khả năng tiếp cận giao thông khó khăn. Ảnh: Hoàng Anh
Ansat có thể chở tới 1300 kg trọng tải với tốc độ bay 250 km / h (tối đa 275 km / h) trong khoảng cách 510 km. Ảnh: Hoàng Anh
Tổng công suất của động cơ của Ansat là 1260 mã lực (2 x 630 mã lực), nhưng đã có kế hoạch nâng cấp với động cơ mạnh hơn (2 x 800 mã lực). Ảnh: Hoàng Anh