Máy bay chiến đấu đa nhiệm siêu thanh F-16 Fighting Falcon là một vũ khí đáng gờm trong các cuộc cận chiến trên không. Phi cơ này có độ cơ động cao và tốc độ tối đa trên Mach 2.
Tiêm kích Lavochkin La.7 của Liên Xô, được chế tạo vào cuối Thế chiến 2 nhằm đáp trả các tiêm kích lợi hại của phát xít Đức như Me 109 và Focke Wulf 190. Máy bay giành ưu thế trên bầu trời vào năm 1945 và yểm trợ lục quân Xô viết tiến nhanh về Berlin đánh bại chủ nghĩa phát xít.
Grumman F-14 Tomcat là loại tiêm cường kích siêu thanh 2 chỗ ngồi ra đời để thay thế chiếc F-111. Cánh F-14 có thể tự động chỉnh từ góc 20 độ sang 68 độ để tối ưu hóa tỷ lệ lực nâng - cản.
Ki-100 là một trong các tiêm kích tốt nhất của Nhật Bản trong Thế chiến 2. Máy bay được phát triển để giúp lục quân Nhật đối phó với các đòn tấn công của tiêm kích phe Đồng minh.
Máy bay tiêm cường kích hạng nhẹ Douglas A-4 Skyhawk, chuyên xuất phát từ tàu sân bay. Phi cơ có cánh tam giác và từng được Mỹ triển khai tại chiến trường Việt Nam.
Chiến đấu cơ Dassault Mirage F1 là loại tiêm kích cơ động cao của không quân Pháp. Đây là một trong các thiết kế tiêm kích thành công nhất của thời Chiến tranh Lạnh.
Douglas AD-1 Skyraider là một máy bay cường kích đáng sợ thời Chiến tranh Lạnh. Nó có thể chở được khối lượng lớn, bay lâu phía trên các vị trí đối phương.
Máy bay tiêm kích MiG-29 giúp Liên Xô đối phó các loại tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ. Ngày nay, MiG-29 vẫn được sản xuất.
A-10 Thunderbolt II khét tiếng về khả năng chống chịu hỏa lực bắn thẳng từ các vũ khí xuyên giáp. Nó có khả năng bay ngay cả chỉ còn một động cơ và mất nửa cánh.
Tiêm kích English Electric Lightning của Anh Quốc. Máy bay chiến đấu này được thiết kế để chống lại các oanh tạc cơ loại nhanh trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.