Các lãnh đạo cấp cao của Không quân Ấn Độ (IAF) đã bày tỏ sự lo ngại với Bộ Quốc phòng nước này, khẳng định chương trình FGFA với Nga không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về tính năng kỹ chiến thuật tương đương với mẫu F-35 của Mỹ. Một quan chức cấp cao của IAF tiết lộ rằng "IAF không muốn tiếp tục chương trình".
Nguyên mẫu của chiếc Su-57 bay trình diễn tại triển lãm hàng không MAKS 2011.
Chương trình FGFA không đáp ứng được các tính năng tàng hình cũng như tiết diện mong muốn khi so sánh với F-35, do đó, cần phải có những thay đổi lớn về cấu trúc mà nguyên mẫu hiện tại của Nga không đáp ứng được.
FGFA cũng không có thiết kế động cơ dạng module khiến cho công tác bảo trì, bảo dưỡng trở nên tốn kém và phức tạp, chỉ có thể thực hiện bởi nhà sản xuất.
Các nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Nga hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về vấn đề này.
Ông Vaijinder K Thakur, một chỉ huy phi đoàn về hưu của IAF, đồng thời là chuyên gia phân tích quốc phòng lại không đồng ý với đánh giá về tính năng của IAF.
Theo ông Thakur, nguyên mẫu FGFA hiện tại của Nga, hay còn được biết đến là chiếc Su-57, được trang bị động cơ AL-41F1. Tuy nhiên, phiên bản sản xuất loạt của FGFA sẽ được trang bị động cơ Product 30 với khối lượng nhẹ hơn 30%, có lực đẩy tốt hơn, hiệu suất sử dụng nhiên liệu tốt hơn và ít bộ phận chuyển động hơn.
Điều đó làm tăng mức độ tin cậy và giảm 30% chi phí duy trì trong suốt vòng đời của máy bay.
Ông Thakur cho rằng, do hiện tại Ấn Độ không vận hành chiến đấu cơ nào của Mỹ nên IAF khó có thể đưa ra kết luận về chi phí hoạt động trong dài hạn của chiến đấu cơ Nga và Mỹ.
Trước đó, Ấn Độ đã lựa chọn công ty nhà nước HAL là nơi chế tạo các máy bay FGFA. Nước này đã lên kế hoạch đặt hàng 108 chiến đấu cơ và chi 5 tỷ USD cho các giai đoạn phát triển - sản xuất.
"Nhá hàng" tiêm kích thế hệ 5 FGFA