Ấn Độ có bị "hớ" nặng trong thương vụ tiêm kích F-21 với Mỹ?

Trịnh Ngọc Tiến |

Washington đang thuyết phục New Delhi mua tiêm kích F-21 "mới" của mình với giá 15 tỷ USD.

Vào ngày 20 tháng 2 năm 2019, Tập đoàn Lockheed Martin đã giới thiệu một máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ mới. Một bài thuyết trình ảo có tên là "Tiêm kích F-21, phiên bản dành cho Ấn Độ" và từ Ấn Độ đã được gắn trên đầu trang Web của công ty. Những cụm từ và lời hứa to lớn từ Lockheed Martin đang được tuôn ra rất nhiều.

F-21 có thực sự được "Make in India"?

Có cấu hình đặc biệt để giành cho Không quân Ấn Độ, máy bay chiến đấu F-21 cung cấp các cơ hội duy nhất cho chương trình "Make in India" do Thủ tướng Ấn Độ Modi khởi xướng và có thể giúp Ấn Độ đến với tương lai của ngành hàng không tiên tiến.

Ấn Độ hy vọng dự án tiêm kích F-21 do Lockheed Martin làm chủ, sẽ giúp tăng tốc hợp tác Ấn Độ - Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao?

Tuy nhiên, người Mỹ ngay lập tức nói rõ rằng: Sẽ không có việc chuyển giao đầy đủ các công nghệ mới.

Bên cạnh việc tạo ra hàng ngàn việc làm mới cho ngành công nghiệp hàng không Ấn Độ, việc sản xuất F-21 cho Ấn Độ cũng hỗ trợ hàng ngàn việc làm của nhà cung cấp Lockheed Martin tại Mỹ và đồng thời tránh phải đóng cửa dây chuyền sản xuất máy bay F-16, mà từ lâu đã không còn nhận được đơn đặt hàng.

Điều này có nghĩa là một phần lớn của dây chuyền lắp ráp và linh kiện chính sẽ được sản xuất tại Mỹ. Vì vậy, việc Mỹ hứa hẹn với Ấn Độ sẽ sản xuất máy bay chiến đấu F-21 cùng đối tác Tata Advanced Systems trực tiếp trên lãnh thổ của Ấn Độ là một điều không tưởng.

Ấn Độ có bị hớ nặng trong thương vụ tiêm kích F-21 với Mỹ? - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa tiêm kích F-21.

F-21 có thực sự là loại máy bay mới?

Trên thực tế, F-21 không phải là loại máy bay mới, đó chỉ là phiên bản nâng cấp của loại máy bay F-16 Fighting Falcon, có nền tảng công nghệ đã được General Dynamics (hiện đã được Lockheed Martin mua lại) đưa vào sản xuất cách đây 41 năm.

Hơn nữa, bản thân người Mỹ từ lâu đã không mua F-16 cho không quân của họ. Ngay cả các quan chức Lầu Năm Góc cũng nói, F-16 đã thực sự lạc hậu trong môi trường phòng không dày đặc hiện nay; hết tiềm năng hiện đại hóa để có thể đáp ứng yêu cầu cho một cuộc chiến hiện đại.

Do đó, Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng Dave Goldfein đã lên tiếng rất thẳng thắn: "Đến năm 2024, F-16 Falcon sẽ đi đến thùng rác của lịch sử". Phía lãnh đạo Không quân Ấn Độ cũng chỉ trích việc mua máy bay F-16.

Thứ nhất, nếu Ấn Độ chọn loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ hoặc trung bình mới trong tương lai, thì loại máy bay này phải bổ sung và hỗ trợ được cho máy bay đánh chặn Su-30MKI hạng nặng; mà trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai, Su-30MKI vẫn là xương sống cơ bản của không quân Ấn Độ.

Nếu chọn F-16, vấn đề này có nghĩa là sẽ cần giải một bài toán rất khó về khả năng tương tác giữa máy bay Nga và Mỹ.

Thứ hai, New Delhi đã có kinh nghiệm liên quan đến máy bay F-16 của Mỹ trong cuộc xung đột Cargil: Cụ thể, máy bay F-16 của Pakistan vào tháng 5/1997 đã thất bại trong việc bắn hạ chiếc MiG-25 của Ấn Độ, khi chiếc máy bay này đã bay ngang qua Islamabad với tốc độ siêu thanh.

Và vào giữa năm 1999, một cặp MiG-29 của Ấn Độ đã chặn và khóa mục tiêu là chiếc F-16 của Pakistan; nếu lệnh khai hỏa được hạ, thì chắc chắn chiếc F-16 sẽ bị tiêu diệt.

Thứ ba, máy bay chiến đấu F-16, là máy bay lớn nhất và hiện đại nhất của Không quân Pakistan; mà Pakistan là kẻ thù nguy hiểm và dai dẳng nhất của Ấn Độ.

Đối với Ấn Độ, F-16 là máy bay mang tính biểu tượng của kẻ thù không đội trời chung; Ấn Độ rất vui mừng khi biết những trục trặc liên quan đến loại máy bay này.

Tất nhiên, những nhà tiếp thị của Lockheed Martin nhận thức được những vấn đề trên, và do đó họ đã nghĩ ra một mẹo để đổi tên F-16 thành F-21; mặc dù trên thực tế đây là F-16E, phiên bản hiện đại hóa của F-16 giành cho Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Ở phiên bản F-16E, Lockheed Martin đã nâng cấp với một động cơ và radar mạnh hơn với chức năng quét mạng pha điện tử, đồng thời cập nhật hệ thống ngắm mục tiêu giành cho tên lửa không đối không tầm xa AIM-120D; nhưng không có những cải tiến cơ bản, ngoại trừ một màn hình lớn hơn trong buồng lái.

Sự khác biệt bên ngoài duy nhất có thể thấy từ chiếc F-21 so với F-16E là việc tăng thêm hai tên lửa đối không tầm gần AIM-9X Sidewinder và sáu tên lửa cho tấn công tầm xa; thay vì bốn như của F-16E.

Liệu Ấn Độ có bị "hớ" trong thương vụ F-21?

Vào tháng 6/2017, Tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Mỹ là Lockheed Martin và Tập đoàn công nghiệp số 1 của Ấn Độ là Tata Advanced Systems đã ký một bản ghi nhớ: Nếu Bộ Quốc phòng Ấn Độ lựa chọn máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, thì hai bên đồng ý xây dựng một nhà máy sản xuất chung để lắp ráp không quá 70 chiếc F-16 BL.

Ấn Độ có bị hớ nặng trong thương vụ tiêm kích F-21 với Mỹ? - Ảnh 2.

Ảnh đồ họa tiêm kích F-21.

Sau đó Lockheed Martin (công ty sản xuất F-16) tuyên bố rằng, thay vì bán phiên bản F-16 cũ cho Ấn Độ, họ đã chế tạo một máy bay chiến đấu thuộc thế hệ 4++; có những thành phần của máy bay chiến đấu thế hệ 5 giành cho Ấn Độ.

Cụ thể đó là phát biểu của ông Vivek Lall, Phó Chủ tịch Chiến lược và Phát triển kinh doanh của Lockheed Martin nói rằng: F-21 có sự khác biệt "cả trong lẫn ngoài"?

Nhưng có lẽ tuyên bố của ông Vivek Lall chỉ là chiêu trò "truyền thông" của Lockheed Martin mà thôi; việc đổi tên từ F-16 sang tiêm kích F-21, Lockheed Martin đã mượn "chiêu" này từ người Nga như thương hiệu Sukhoi Su-27.

Người Nga sau khi hiện đại hóa, đã cho thương hiệu lại một tên mới Su-30, Su-35... nhưng về bản chất vẫn dựa trên chiếc Su-27 được thiết kế cách đây trên 40 năm.

Lưu ý thêm một mánh khóe của những nhà tiếp thị từ Lockheed Martin: họ cho rằng F-21 khác với F-22 chỉ bằng một đơn vị.

Họ nhấn mạnh, sự gần gũi của Fighting Falcon khi được cập nhật với nhiều công nghệ giành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, giống như việc thiết kế F-35 của Mỹ dựa trên nền tảng công nghệ phát triển của F-22; do vậy nếu Ấn Độ mua F-21 họ sẽ chỉ cách bí quyết hiện đại nhất của Mỹ là F-22 một bước?

Tuy nhiên, bài thuyết trình không chỉ ra bất kỳ chi tiết nào làm nổi bật những công nghệ cao được đưa vào F-21, nhưng giá của thỏa thuận là 15 tỷ USD cho 144 chiếc máy bay tiêm kích F-21; với giá cả như vậy, Ấn Độ có thể mua tương đương số lượng máy bay chiến đấu F-35 thế hệ năm "xịn".

Năm 2018 Tại New Delhi, Hội đồng mua sắm quốc phòng đã thông qua Gói thầu giành cho các nhà cung cấp toàn cầu, thông báo rằng: Không quân Ấn Độ dự định mua hơn 110 máy bay chiến đấu hạng nhẹ hoặc trung bình, bao gồm 83 chiếc (75%) một chỗ ngồi và 27 chiếc hai chỗ ngồi (25%) làm nhiệm vụ huấn luyện phi công.

Trong đó chỉ có 15 máy bay đầu tiên sẽ được mua ở dạng thành phẩm hoàn thiện; phần còn lại - phải được lắp ráp tại các nhà máy của Tata Advanced Systems. Do đó bản ghi nhớ hợp tác giữa Lockheed Martin và Tata Advanced Systems vào tháng 6/2017 đã bị loại bỏ.

Các tập đoàn Boeing (Mỹ) và Saab (Thụy Điển) cũng sẵn sàng cạnh tranh hợp đồng (mặc dù không quá nhiệt tình); họ cũng tuyên bố rằng sẽ sẵn sàng tạo ra một liên doanh ở Ấn Độ nếu các máy bay chiến đấu của họ - lần lượt là F/A-18 Super Hornet và Gripen-E được Ấn Độ chọn lựa.

Đồng thời, các nhà quan sát lưu ý rằng, Ấn Độ là quốc gia hiện đang vận hành lực lượng không quân lớn với nhiều loại máy bay nhất thế giới, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng tương tác và tăng đáng kể chi phí vận hành cũng như việc đảm bảo hậu cần, kỹ thuật.

Ấn Độ có bị hớ nặng trong thương vụ tiêm kích F-21 với Mỹ? - Ảnh 4.

Tiêm kích MiG-35 do Nga chế tạo.

Một tính toán sẽ là hợp lý cho ngân sách của New Delhi hơn, nếu họ sử dụng MiG-29 hoặc phiên bản nâng cấp sâu là MiG-35, do giá cả loại máy bay này thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác; bên cạnh đó Không quân Ấn Độ cũng đã và đang khai thác nhiều MiG-29 nên thuận lợi cho việc bảo đảm kỹ thuật.

Nga là đối tác quốc phòng lâu năm của Ấn Độ, họ cũng đã gửi cho Ấn Độ đề xuất về một hợp đồng có thể cung cấp một lô lớn máy bay chiến đấu MiG-29 hoặc MiG-35 theo đúng tinh thần "Make in India" của Thủ tướng Ấn Độ Modi, nhưng chưa nhận được cái gật đầu từ phía Ấn Độ.

Loại máy bay hạng nhẹ nào sẽ được phía Ấn Độ lựa chọn, trong nước hay nước ngoài, nguồn gốc Châu Âu, Mỹ hay Nga?

Đó và việc khó đoán định, bởi vì việc đàm phán các hợp đồng quốc phòng với Ấn Độ thường kéo dài, nhiều lúc lâm vào bế tắc? Chúng ta cùng nhau theo dõi loại máy bay nào sẽ được chọn trong việc bảo đảm an ninh không phận Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại