Ai cũng nghĩ đây là "quái vật" cho đến khi đọc bài viết này

Minh Hân |

Trông nó có vẻ giống như một quái vật với tốc độ tăng trưởng cực nhanh nhưng thực ra đây lại là sinh vật khá quen thuộc.

Nếu không được giải thích rõ ràng chắc nhiều người "chạy mất dép" hoặc khóc thét lên vì hoảng sợ.

Ai cũng nghĩ đây là quái vật cho đến khi đọc bài viết này - Ảnh 1.

Thực chất bạn đang được chứng kiến quá trình phát triển của một loại nấm khá phổ biến - NẤM NHẦY. Cảnh tượng kỳ quái này khiến nhiều người phải đau tim vì ngỡ rằng một con quái vật có vẻ ngoài bầy nhầy ghê sợ nào đó đang tấn công.

Nấm nhầy là một sinh vật nguyên sinh, gọi là nấm nhưng chúng lại không được xếp vào giới nấm. Chúng thường được biết đến với sự di chuyển chậm chạp và theo hình dáng cố định.


Video: Quá trình phát triển của nấm nhầy.

Nhìn trong hình ảnh động bên trên, bạn có thể thấy chúng phát triển cực nhanh nhưng thực chất các nhà khoa học phải mất đến 2 ngày để quan sát nấm nhầy phát triển được thêm chỉ vài centimet.

Nhà khoa học Greg Weber cùng cộng sự của ông đã sử dụng công nghệ video timelapse để ghi lại sự biến đổi thú vị của tế bào nấm nhầy.

Ai cũng nghĩ đây là quái vật cho đến khi đọc bài viết này - Ảnh 2.

Nấm nhầy được xếp vào hai nhóm: nấm nhầy có cấu tạo cộng bào (Myxomycetes) và nấm nhầy có cấu tạo tế bào (Acrasiomycetes).

Ai cũng nghĩ đây là quái vật cho đến khi đọc bài viết này - Ảnh 3.

Ai cũng nghĩ đây là quái vật cho đến khi đọc bài viết này - Ảnh 4.

Ai cũng nghĩ nấm mốc thật đáng sợ nhưng một số loài nấm nhầy có vẻ đẹp khá thú vị đấy chứ.

Ai cũng nghĩ đây là quái vật cho đến khi đọc bài viết này - Ảnh 5.

Ai cũng nghĩ đây là quái vật cho đến khi đọc bài viết này - Ảnh 6.

Trước đó, nhóm các nhà khoa học của Đại học Sydney tại Australia đã tiến hành thử nghiệm khả năng di chuyển của một dạng nấm nhầy có tên Physarum polycephalum và phát hiện ra nấm nhầy có bộ nhớ kỳ lạ đến khó tin.

Dù không có não hay hệ thần kinh nhưng chúng lại có thể di chuyển cực thông minh nhờ bộ nhớ đặc biệt.

Ai cũng nghĩ đây là quái vật cho đến khi đọc bài viết này - Ảnh 7.

Hình ảnh nấm nhầy Physarum polycephalum.

Theo đó, các nhà khoa học đã đặt loại nấm nhầy này lên mặt một chiếc đĩa có keo agar, loại keo được dùng để nuôi cấy vi trùng.

Ở mặt kia của chiếc đĩa, họ đặt một ít thực phẩm có đường để thu hút nấm nhầy, sau đó đặt một vật cản hình chữ U giữa nấm nhầy và nguồn thức ăn đó để quan sát đường đi của nó.

Kết quả họ nhận được là khi nấm nhầy di chuyển trên cái đĩa, chúng để lại những vết chất nhờn ở phía sau và chúng không di chuyển vào những vết nhờn đó nữa.

(Nguồn: Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại