80 năm ngày phát xít Đức phát động tấn công Liên Xô

Đình Nam |

Ngày 22/6/1941, Đức quốc xã đã mở màn chiến dịch Barbarossa, bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Sự kiện đã mở ra cuộc chiến tranh toàn diện Liên Xô-Đức kéo dài đến tận 9/5/1945, khiến hàng chục triệu người thiệt mạng.

Ngày 22/6/1941, Đức quốc xã đã mở màn chiến dịch Barbarossa, bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Ảnh: Britannica

Ngày 22/6/1941, Đức quốc xã đã mở màn chiến dịch Barbarossa, bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Ảnh: Britannica

Chiến dịch tấn công Liên Xô được Đức quốc xã lên kế hoạch bí mật và chi tiết trong nhiều tháng. Ngày 22/6/1941, Đức quốc xã đã xóa bỏ Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô – Đức và tiến hành tấn công không báo trước toàn bộ biên giới phía Tây của Liên Xô, với sự tham gia của hơn 3,5 triệu lính Đức cùng quân đồng minh, kết hợp cả không quân, bộ binh và pháo binh.

Cuộc tấn công khiến quân Liên Xô bị bất ngờ hoàn toàn. Nhiều lính Liên Xô bị bắt giữ, các máy bay của quân Liên Xô bị tấn công ngay cả khi chưa cất cánh.

Vào ngày 3/7/1941, với lời hiệu triệu của Joseph Stalin, người dân Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh “Vệ quốc vĩ đại” kéo dài chống lại sự xâm lược của quân phát xít và kết thúc bằng sự kiện lịch sử Ngày chiến thắng 9/5/1945.

Trong lễ kỷ niệm ngày chiến thắng năm nay, Tổng thống Nga Putin đã gọi ngày 22/6/1941 là một trong những ngày bi thảm nhất lịch sử.

“Ngày 22/6/1941 là một trong những ngày bi thảm nhất trong lịch sử của đất nước ta. Kẻ thù đã reo rắc sự chết chóc, đau thượng, sự sợ hãi. Quân thù không chỉ muốn xóa bỏ hệ thống Xô-viết mà còn muốn xóa xổ đất nước chúng ta. Chống lại sự xâm lược Đức Quốc xã là mục tiêu chung của toàn dân, toàn thế giới, để buộc kẻ thù chịu trách nhiệm trước lẽ phải”, Tổng thống Putin nói.

Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây cũng đã gọi Ngày 22/6/1941 là một ngày “đáng hổ thẹn” của lịch sử Đức. Bà cho biết, Đức sẽ không quên những ký ức bi thương mà người dân các nước thuộc Liên Xô cũ phải gánh chịu khi Đức Quốc xã tấn công. Theo bà, nước Đức “có nợ” với hàng triệu nạn nhân của cuộc chiến tranh và con cháu của họ.

Còn nghị sĩ Đức Tino Krupalla thừa nhận, Châu Âu, trong đó có Đức, sẽ không thể tưởng tượng được nếu không có Nga. Nếu không nhờ có Nga, Đức sẽ không trở thành một nước thực tế như ngày nay - quốc gia thống nhất, dân chủ ở trung tâm châu Âu.

Dự kiến, một buổi lễ đặt vòng hoa sẽ được tổ chức tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Liên Xô – Đức ở thủ đô Berlin.

Trước đó, vào ngày 18/6 vừa qua, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cũng đã tham dự một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân của cuộc chiến Liên Xô-Đức tại 1 bảo tàng Nga – Đức ở Thủ đô Berlin – được xây trên địa điểm Đức quốc xã đã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện quân Liên Xô và lực lượng đồng minh./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại