1. Nga sở hữu đầu đạn hạt nhân nhiều nhất thế giới
Ở thời điểm hiện tại, theo đánh giá của các nhóm chuyên gia quốc tế trên cơ sở các báo cáo trong khuôn khổ trao đổi dữ liệu Hiệp ước giải trừ vũ khí chiến lược III (START III), Nga sở hữu 508 trên lửa chiến lược đã triển khai. Tổng cộng, những tên lửa nay mang 1.796 đầu đạn hạt nhân.
Trong khi đó, Mỹ - đối thủ của Nga- sở hữu 1.367 đầu đạn hạt nhân trên 681 tên lửa.
Ảnh minh họa
2. Số đầu đạn hạt nhân trên thực tế lớn hơn gấp nhiều lần
Theo START III, mỗi nước không được phép sỡ hữu quá 1.500 đầu đạn. Cả Mỹ, cả Nga đều có số đầu đạn suýt soát hạn mức này. Tuy nhiên, ngoài các đầu đạn hạt nhân đang được triển khai chiến đấu, còn có những đầu đạn hạt nhân dự trữ, bảo quản dài hạn.
Những đầu đạn này phải bị tiêu huỷ theo hiệp ước nhưng không bên nào vội vàng thực hiện điều đó.
Theo nhiều đánh giá khác nhau, Nga có thể sở hữu gần 6.800 đầu đạn này, còn Mỹ - gần 7.600.
Ảnh minh họa
3. So với số lượng đầu đạn hạt nhân Liên Xô từng sở hữu, đó chỉ là số ít
Những tưởng rằng, 1.500 đầu đạn là nhiều, nhưng trên thực tế Liên Xô từng sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân hơn thế.
Thời điểm năm 1975, Liên Xô sở hữu tối đa khoảng 46.000 đầu đạn hạt nhân. Để so sánh: vào thời điểm năm 1967, Mỹ sở hữu tối đa 31.000 đầu đạn.
Ảnh minh họa
4. Vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga tiên tiến nhất thế giới
Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga chủ yếu gồm các tên lửa được chế tạo theo nguyên mẫu của Liên Xô - "Voevoda", "Topol" và "Topol-M".
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, có khoảng hơn 70 tên lửa RS-24 "Yars" - mẫu thiết kế năm 2009 được triển khai tuần tra chiến đấu.
Trong khi đó, Mỹ sở hữu duy nhất tên lửa hành trình xuyên lục địa LGM-30G Minuteman-III, qua tên lửa mới nhất được sản xuất vào năm 1978. Có nghĩa là tên lửa "trẻ nhất" hiện giờ của Mỹ đã 38 tuổi.
Ảnh minh họa
5. Tên lửa hạt nhân của Nga vươn tới bất cứ đâu
Công nghệ hiện đại cho phép tăng tối đa tầm bay của các tên lửa hạt nhân xuyên lục địa. Ví dụ như tên lửa hành trình xuyên lục địa RS-28 Sarmat của Nga đang trong quá trình thử nghiệm và sẽ được bàn giao cho quân đội vào năm 2018 để thay thế R-36M2 "Voevoda".
Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.
Ảnh minh họa
6. Chỉ 1 tên lửa Voevoda đã có thể tấn công toàn lãnh thổ của Mỹ
Tổ hợp tên lửa R-36M2 "Voevoda" có thể mang 10 đầu đạn dẫn hướng độc lập với sức công phá lên tới gần 750 kiloton/một đầu đạn.
Đây là dòng ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng vô địch thế giới về trọng lượng tên lửa khi phóng (nặng tới 211 tấn), khối lượng đầu đạn có thể mang theo (gần 9 tấn) và tầm bắn cực xa (16.000 km).
7. Chỉ cần chưa đầy 1% VKHN thế giới để tạo nên "mùa đông hạt nhân"
Các chuyên gia đã tính toán rằng, để tạo hiệu ứng thời tiết chưa từng có trên trái đất, giống như kỷ băng hà, chỉ cần mỗi bên tham gia chiến tranh hạt nhân cho nổ khoảng gần 50 đầu đạn.
Vào thời điểm hiện nay, 50 đầu đạn - tương đương với sức công phá của quả bom được ném xuống Hirosima - chỉ chiếm 0,3% tổng số lượng vũ khí hạt nhân thế giới. Song, nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân bất ngờ nổ ra thì chắc chắn sẽ có hơn 50 đầu đạn hạt nhân được kích nổ.
Ảnh minh họa
8. Nga không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân
Theo Học thuyết quân sự mới nhất, Nga vẫn giữ quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả hành động tương tự từ phía quốc gia khác.
Các tên lửa hạt nhân có thể được phóng đi trong trường hợp Nga hoặc các đồng minh bị tấn công bằng vũ khí huỷ diệt hàng loạt và cả trong trường Nga bị tấn công bằng vũ khí thông thường nhưng đe doạ sự tồn vong của đất nước.