Ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống gia đình trọn vẹn, con cháu sum vầy. Thế nhưng, cuộc sống luôn ẩn chứa những điều bất ngờ, chẳng ai có thể nói trước được điều gì. Nếu một ngày kia, người bạn đời thân yêu ra đi trước, để lại bạn một mình đối diện với những tháng ngày tuổi già, bạn sẽ làm gì?
Thứ nhất, hãy làm việc chăm chỉ khi còn có thể. Khi mới bước vào đời, chúng ta hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem bản thân mình thích ngành nghề gì, có phù hợp với nó hay không. Sau khi đã xác định được, hãy cố gắng để gặt hái những thành tựu mới, đạt mục tiêu mà mình đề ra.
Nếu như đến khi về già, sức khỏe suy yếu bạn vẫn không có được 1 công việc ổn định thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Lúc này những khó khăn về tài chính sẽ đè nặng khiến bạn sống trong sự lo lắng và bất an.
Thứ hai, hãy nhớ rằng "dù ở viện dưỡng lão cao cấp hay bình dân, bạn cũng sẽ không được tự do như ở nhà". Nếu con cháu bận hoặc không có người chăm sóc, bạn có thể lựa chọn ở nhà và sử dụng dịch vụ giúp việc theo giờ. Đây một giải pháp tối ưu, vừa đảm bảo sự tự do, vừa giúp bạn có được sự chăm sóc tốt nhất.
Thứ ba, việc nuôi dưỡng những sở thích cá nhân như đọc sách, vẽ tranh, chơi cờ… sẽ giúp bạn tránh được cảm giác nhàm chán, đơn điệu và tìm thấy niềm vui cho riêng mình. Điều quan trọng là bạn cần sống cho bản thân, vì bản thân. Đừng ngần ngại tìm đến những hoạt động cộng đồng, tham gia các câu lạc bộ để kết nối với những người bạn mới. Sự sẻ chia, kết nối với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều.
Thứ tư, quản lý tài chính cũng là điều vô cùng quan trọng. Bạn nên giữ vững tay chèo tài chính của mình, đừng trao hết cho con cái vì đôi khi họ không được như bạn mong đợi. Hãy nhớ rằng, khi về già, tiền còn đáng tin hơn con cháu – một sự thật phũ phàng nhưng lại rất thực tế. Thay vì phó mặc cho số phận, hãy chủ động tìm kiếm niềm vui từ những điều giản dị trong cuộc sống.
Thứ năm, đừng quá lo lắng về bệnh tật, hãy khám sức khỏe định kỳ, nếu có bệnh gì thì chữa trị kịp thời. Điều này giúp bạn tránh việc khám chữa quá nhiều, lãng phí tiền bạc mà lại thêm lo lắng. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, sống một cuộc sống an nhiên, tự tại.
Thứ sáu, đừng phí thời gian hối tiếc vì những điều đã xảy ra trong quá khứ. Quá khứ dù tốt hay xấu thực ra cũng không đáng nhắc đến. Những điều tốt đẹp không cần phải phô trương hết lần này tới lần khác, như thể sợ người khác không biết. Những điều tồi tệ đã qua thì hãy để chúng qua đi, nhắc đi nhắc lại chỉ có hại cho bản thân mà thôi.
Thứ bảy, chuyện vợ chồng, ai ra đi trước, ai ở lại sau đều là lẽ thường tình. Quan trọng là bạn phải học cách chấp nhận hiện thực và sống tiếp quãng đời còn lại một cách tốt đẹp nhất. Hãy nhớ rằng, độc thân hay kết hôn chỉ là một dạng thức của cuộc sống, điều quan trọng là bạn cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn của mình. Việc tìm kiếm một người bạn đời mới ở tuổi xế chiều không phải là điều xấu, nhưng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những tổn thương, mất mát về sau. Bởi hôn nhân khi về già thường thiếu đi nền tảng tình cảm vững chắc, dễ dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản.
Thứ tám, khi rời khỏi thế giới này, hãy ra đi thanh thản, đừng để lại gánh nặng cho con cháu. Việc tổ chức tang lễ đơn giản, không ầm ĩ là một cách an nghỉ. Những người thực sự yêu quý bạn, họ sẽ nhớ đến bạn mãi mãi. Việc tổ chức đơn giản cũng giúp con cháu bớt phải lo toan.
Theo 163