Thời đại mới mang lại những giá trị và chuẩn mực hành vi mới cho con người. Đôi khi, chỉ một vài luật lệ hà khắc từ thời xa xưa cũng đủ để nói về cha ông chúng ta: Buôn chuyện dành cho những kẻ bất lịch sự và kém cỏi, cưới xin thì tổ chức sáng để tối còn nghỉ ngơi.
Nhưng mà phải khó tính thì thế hệ con cháu sau này mới nên người được nhỉ?
1. Màu sắc, chất liệu của ô dù có thể nói lên địa vị của người sở hữu
Vào thời kì Victoria ở Anh, phong trào sử dụng ô dù phổ biến tới mức nhà văn nổi tiếng Robert Louis Stevenson đã viết một bài luận về chủ đề có tên là Triết lý của ô dù vào năm 1894.
Trong tác phẩm của mình, ông này tiết lộ rằng những chiếc ô thể hiện vị trí xã hội của chủ nhân, trong khi chất liệu vải có thể nói lên rất nhiều điều về tính cách của chủ nhân.
Ảnh minh họa
Vì vậy, theo người viết, những phụ kiện làm bằng lụa là dành cho những kẻ đạo đức giả, trong khi những chiếc ô gingham dành cho những người “đàng hoàng và có uy tín”.
2. Buôn chuyện chỉ dành cho những kẻ bất lịch sự
Trong thời kì Victoria, độ dài của một cuộc trò chuyện, cũng giống như bất kỳ sự kiện nào khác của đời sống xã hội, bị giới hạn bởi các quy tắc nghiêm ngặt.
Ảnh minh họa
Bạn bè gặp nhau trên phố phải chào hỏi ngắn gọn để việc dừng xe giữa đường không làm phiền ai cả. Nghe thì hơi hà khắc nhưng mọi người (thực ra) vẫn được phép ra công viên để tán gẫu với nhau.
3. Cưới xin phải cũng phải đúng giờ, đúng giấc
Đã từng có một khoảng thời gian ngắn, việc cưới xin phải diễn ra hoàn toàn trước 6 giờ tối, ai cố tình chống lại sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí có thể bị tống vào tù.
Ảnh minh họa
Cuốn sách có tên "The Habits of Good Society: A Handbook for Ladies and Gentlemen" xuất bản năm 1863 có đề cập đến thực tế này. Mặc dù dài hơn 400 trang nhưng không hề có một lời giải thích nào cho quy tắc khó hiểu này.
4. Nâng váy bằng hai tay là vô văn hóa
Dù là ở thời nào thì một chiếc váy cũng luôn là phụ kiện hấp dẫn nhất của phái nữ. Thế nhưng, rất nhiều quy tắc hà khắc tới khó hiểu dành cho phụ nữ thời đó đã khiến việc mặc một chiếc váy là cực kì bất tiện.
Ảnh minh họa
Khi sang đường, cô gái phải nâng váy bằng tay phải của mình để lửng qua mắt cá chân một chút. Làm điều này bằng cả hai tay sẽ bị coi là thô tục. Một cử chỉ khiếm nhã như vậy thì chắc chắn sẽ khiến cả đường quay ra đánh giá bạn đó!
5. Bố mẹ không được phép chơi đùa với con cái
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, sự giao tiếp giữa mẹ và các bé rất khác so với những gì chúng ta hiểu ngày nay. Phụ nữ được khuyên không nên thể hiện tình cảm quá mức đối với con cái của họ.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, cha mẹ được thông báo là không được chơi với trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi.
6. Gọi điện mà không niềm nở là dở rồi!
Ngày nay, thật khó để khiến bất kỳ ai ngạc nhiên bằng một cuộc điện thoại. Tuy nhiên, vào những năm 40 của thế kỷ 20, người ta coi nó là một phép màu công nghệ thực sự.
Ảnh minh họa
Thậm chí còn có những quy tắc đặc biệt để chuyên dùng dành cho những dịp trọng đại như vậy. Ví dụ: Mặc dù người ở đầu dây bên kia không thể nhìn thấy người mà họ đang nói chuyện, nhưng vẫn nên mỉm cười và nói với tông giọng hạnh phúc khi phải trò chuyện qua điện thoại.
7. Chiều dài của đôi giày cho biết chủ sở hữu sang hay hèn
Quần áo từng có rất nhiều ý nghĩa đối với tầng lớp thượng lưu thời Trung cổ, vì chúng là cách thể hiện sự giàu có và ưu thế so với người nghèo. Vì vậy, giới quý tộc châu Âu đã có rất nhiều xu hướng thời trang theo suy nghĩ rất cute.
Ảnh minh họa
Một trong số đó là giày mũi dài dành cho nam giới, còn được gọi là “giày ống”. Chiều dài của chúng cho thấy vị trí của chủ sở hữu trong xã hội: mũi càng dài thì địa vị của người đó càng cao.