Nếu bạn là bất cứ ai giống như tôi, thì một trí thông minh siêu đẳng sẽ là một trở ngại lớn trong cuộc đời của bạn. Nghe có vẻ chẳng giống lẽ thường chút nào, nhưng tin tôi đi, đó là một bài học đắt giá được rút ra từ kinh nghiệm của rất nhiều người khác.
Một người bạn của tôi từng đăng một bức ảnh lên Instagram với dòng nội dung vô cùng buồn bã – một dấu hiệu của trầm cảm.
Trong bức ảnh, cậu ấy ngồi ở góc vỉa hè và trông như thể cậu ta vừa uống hết cả một nhà máy rượu vậy.
Lạ lùng rằng điều làm tôi chú ý không phải bản thân post mà là bình luận của một follower để lại: "Không phải cậu rất thông minh sao? Tại sao không nghĩ cách để bản thân vui lên ấy."
Cứ coi như tôi là một người trung lập thì câu hỏi đó cũng có chút hợp lý. Nhưng phần lớn trong tôi chỉ nghĩ thật là ngu ngốc khi nói như thế với ai đó.
Dù có thông minh đến thế nào, họ vẫn chỉ là con người, không phải máy móc.
Có một sự thật mà ai cũng biết là "Chẳng có ai hoàn hảo cả". Chúng ta có thể làm rất tốt ở một số việc nhưng có thể rất dở ở một vài việc khác.
Đứa bạn có thể lực tốt nhất ở trường trung học của bạn chắc chắn không phải đứa thông minh nhất, và tôi cá rằng điều ngược lại cũng đúng.
Tôi tin rằng đó là cách tự nhiên cân bằng mọi thứ - làm chúng ta cần nhau bởi những điều khác biệt. Và cuối cùng, "một cây chẳng thể nên non" đúng không?
Vậy vì sao kẻ thông minh thường dễ bị đau khổ?
Chúng ta ý thức được những điều chúng ta không biết
Bạn đã bao giờ nghe về hiệu ứng Dunning-Kruger chưa? Nếu chưa, bạn vẫn có thể đã trải nghiệm qua nguyên lý này rồi.
Đây là một quy tắc tâm lý: Người kém cỏi nhất lại là người tự tin nhất, trong khi người thông minh nhất lại hoài nghi về khả năng của chính mình.
Hiểu một cách đơn giản, những người ngu ngốc quá "tối dạ" để biết họ ngốc đến mức nào. Còn những người thông minh thì đủ thông minh để tự ý thức rằng họ không biết bao nhiêu.
Triết gia người Anh Bertrand Russel, người đầu tiên đưa ra ý tưởng có lẽ đã tóm tắt nó một cách dễ hiểu nhất: "Rắc rối của thế giới này chính là kẻ ngu ngốc thì luôn kiêu ngạo còn kẻ thông minh thì luôn hoài nghi".
Về cơ bản, chúng ta khá sai lầm về ý thức giới hạn năng lực của bản thân, dù cách này hay cách khác.
Chúng ta thường dễ cô đơn và bị trầm cảm
Carol Graham từ Viện nghiên cứu Brookings giải thích với tờ Washington Post rằng: "Những người có chỉ số thông minh cao và khả năng sử dụng nó lại không dành nhiều thời gian cho việc giao tiếp xã hội vì họ tập trung vào các mục tiêu dài hạn khác."
Mỗi khi tôi nhận ra tôi không hề xuất hiện những lo lắng như bạn bè đồng trang lứa, tôi có xu hướng ở một mình.
Hoặc tệ hơn, tôi tự giam mình với trạng thái căng thẳng. Tôi rối loạn trong việc phân tích các vấn đề tôi không thể giải quyết và nó dẫn đến việc trầm cảm.
Người khác kỳ vọng quá nhiều vào chúng ta
Có một bộ não thông minh, xán lạn cũng tuyệt vời đấy. Nhưng đối mặt với những kỳ vọng của mọi người về những điều vĩ đại mà tôi làm với bộ não này thì không tuyệt chút nào.
Áp lực đến một lúc nào đó sẽ như quả bóng nén khí "phình to" quá sức, và như tôi đã nói ở trên, chúng ta không phải máy móc.
Chúng ta nghĩ rằng mình quá xuất sắc để làm những điều bình thường
Thành thực, tôi đã nghĩ như vậy. Hoàn thiện những việc cơ bản luôn trở thành một nhiệm vụ khó khăn.
Tại sao phải phí thời gian với những thứ cơ bản như vậy trong khi tôi có khả năng học hỏi nhanh như khi tôi làm việc.
Tôi thường tránh những điều cơ bản để tránh để lộ sự thiếu hiểu biết của mình.
Chúng ta dễ bị hiểu lầm
Rất khó để tìm được ai đó hiểu về con người chúng ta và những gánh nặng chúng ta đang phải chịu đựng.
Vì lẽ đó, chúng ta thường có mối liên kết về cảm xúc lẫn tinh thần một cách tự nhiên khi gặp ai đó có phần giống mình.
Chúng ta cảm thấy khó khăn khi trao đi hay bộc lộ tình yêu thương
Người yêu tôi là người cảm nhận rõ nhất điều này. Tôi có thể trở thành người dễ xa cách và đôi khi không đủ tinh tế để nhận ra vấn đề.
Trong các mối quan hệ thông thường, tôi thường bỏ qua các dấu hiệu cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức tôi không thể ngó lơ được nữa.
Bởi vì luôn có quá nhiều thứ phải nghĩ đến và tôi cảm thấy khó khăn khi phải tỏ ra đồng cảm và chia sẻ với người khác. Không thể chối cãi rằng trí thông minh cảm xúc của tôi thực sự bị ảnh hưởng, nhưng nó cần rất nhiều sự cố gắng.
Tạm kết
Chúng ta cố gắng tránh khỏi cảm giác chênh vênh bằng cách lang thang trong trí tưởng tượng của mình phần lớn thời gian.
Thế giới quan của mỗi người thực sự khác nhau. Người khác sẽ thấy khó mà hiểu được chúng ta, bởi vậy chúng ta trở thành một nhóm đặc thù.
Tất cả chúng ta đều có những sai lầm của riêng mình. Điều quan trọng nhất là bạn biết chúng là gì và tiếp tục khắc phục chúng.
Tôi đã chấp nhận được tôi là ai và tất cả những thứ đi cùng nó. Nếu bạn đang trong hoàn cảnh tương tự, bạn có thể làm giống như tôi. Nếu bạn quen ai đó giống như vậy, ít nhất bây giờ bạn có thể hiểu họ hơn một chút.