Mỗi người sống trên đời đều sẽ gặp những chuyện không như ý. Khi gặp rắc rối, có người lựa chọn cách chủ động đối mặt nhưng có những người lại trốn tránh và than phiền, oán trách.
Khi chúng ta bắt đầu oán trách, thực ra chúng ta đã bắt đầu để những chuyện không tốt len lỏi vào sinh mệnh của chính mình.
1. Nhiều việc xấu sẽ xâm nhập vào cuộc sống và sinh mệnh của chúng ta
Việc tốt sẽ thu hút vật tốt, khi chúng ta bắt đầu oán trách, chúng ta đã tạo cơ hội để cho càng nhiều việc không hay len lỏi vào cuộc sống của chúng ta, những chuyện xui xẻo sẽ liên tiếp xuất hiện.
2. Năng lượng tiêu cực lan truyền sang người khác
Năng lượng là thứ có thể lan truyền. Trên thế giới này, mọi sự vật, sự việc đều phân loại theo nhóm dựa trên sự tương đồng. Vì thế nên người tích cực sẽ ở với người tích cực và người tiêu cực sẽ có xu hướng tạo nhóm với người tiêu cực.
Một mực oán trách sẽ chỉ khiến năng lượng tiêu cực từ chúng ta lan truyền sang người khác, khiến tâm trạng của người khác cũng bị ảnh hưởng theo. Điều này sẽ chỉ tạo ra một môi trường sống ngột ngạt, khó thở, gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc của chúng ta.
3. Vấn đề chưa được giải quyết, vẫn chờ đợi chúng ta phải đối diện
Oán trách trước giờ chưa bao giờ có thể giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến thời gian giải quyết vấn đề bị trì hoãn, kéo dài hơn. Đến cuối cùng, việc cần giải quyết vẫn chưa được giải quyết, vẫn đợi chúng ta phải xử lý.
Oán trách chỉ có thể tạm thời xả bớt sự bực tức trong người nhưng rõ ràng, nếu những lời than vãn, oán trách bị người khác loan ra ngoài, sự việc có thể sẽ trở nên tệ hơn rất nhiều.
4. Phá vỡ các mối quan hệ xã hội
Khi chúng ta bắt đầu oán trách, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đã phá hoại mối quan hệ xã hội của mình.
Nguyên nhân là bởi điều này sẽ khiến những người khác cho rằng khi chúng ta gặp gấn đề, chúng ta chỉ biết than vãn oán trách mà không tích cực tìm cách giải quyết.
Một khi đã xây dựng một quan niệm cố hữu đó, họ sẽ cho rằng chúng ta là người như vậy và sẽ chọn cách giảm thiểu số lần qua lại, tiếp xúc với chúng ta.
Ảnh minh họa.
Vì thế, oán trách không chỉ là sát thủ vô hình đối với các mối quan mà nhiều người mà còn tạo thành những tổn thương về sau, hơn nữa những tổn thương này lại xảy ra vào những lúc bản thân ta không để ý.
5. Dễ hình thành thói quen tư duy tiêu cực
Oán trách dễ khiến chúng ta hình thành nên thói quen suy nghĩ tiêu cực, lâu dần, khi chúng ta gặp phải vấn đề thực sự, chúng ta sẽ chỉ biết dùng thái độ oán trách để xả ra cơn giận hay cảm xúc khó chịu của mình mà không tư duy tích cực để tìm cách khắc phục vấn đề.
Cứ như thế, trong mắt người khác, chúng ta sẽ trở thành người chỉ toàn năng lượng xấu.
Cần nhớ rõ, suy nghĩ tích cực có thể mang đến một cuộc đời tích cực, suy nghĩ tieu cực chỉ mang đến một cuộc đời tiêu cực mà thôi.
6. Đẩy niềm vui ra xa cuộc sống của chính mình
Oán trách chính là cách đẩy niềm vui ra xa mình. Vì thế, nếu muốn có cuộc sống vui vẻ lạc quan, hãy học cách sống không oán trách. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể có được cuộc sống hạnh phúc.
Bởi hạnh phúc thông thường đều đến từ sự trân trọng những gì mình có. Nếu chúng ta có thể nghiêm túc nhìn nhận từng việc trong cuộc sống thì những việc nhỏ mà ta gặp trong cuộc đời cũng có thể trở thành nguồn vui.