6 điều cần đặc biệt ghi nhớ khi cúng Rằm tháng Giêng

Minh Hoa |

Theo quan niệm dân gian, có 6 điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Cúng Rằm tháng Giêng là nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Bởi vậy vào ngày này mỗi gia đình đều tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn với mong muốn có một năm mới bình an, sung túc. 

Và cho đến nay người dân vẫn lưu truyền một số lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng để lễ cúng diễn ra "chuẩn chỉnh" nhất.

Không bày hoa, trái cây giả lên ban thờ

Nhiều gia đình chọn mua hoa giả, trái cây giả và đặt trên ban thờ vì nghĩ rằng những loại hoa, quả giả này đẹp mắt, giữ được lâu và không lo bị thối hỏng. 

Tuy nhiên đây là việc làm không đúng. Việc thờ cúng phải xuất phát từ tâm, có sao dâng lên vậy, nên sử dụng hoa và trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.

Tùy vào điều kiện kinh tế có thể chọn các loại hoa vừa đẹp vừa ý nghĩa như cúc vàng, hoa hồng, lay ơn... để dâng lên ban thờ.

Nếu cúng trái cây thì nên chọn các loại quả theo kiểu "mùa nào thức nấy" nhưng nên tránh những loại quả có độc, có mùi vị khó chịu, hương thơm quá nồng hoặc có gai góc...

Không dùng đồ chay giả mặn

6 điều cần đặc biệt ghi nhớ khi cúng Rằm tháng Giêng - Ảnh 2.

Đồ chay giả mặn không được khuyến khích bày trong mâm lễ cúng ngày Rằm tháng Giêng. (Ảnh minh họa)

Rất nhiều gia đình chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên trong ngày Rằm tháng Giêng vì không muốn sát sinh đầu năm. 

Tuy nhiên lưu ý khi làm mâm cỗ cúng thì nên là đồ thuần chay thay vì đồ chay giả mặn.

Một phần theo quan niệm đạo Phật ăn đồ chay giả mặn vẫn là một sự phản cảm khi nguyên liệu thực vật nhưng món ăn vẫn có hình hài động vật. 

Hơn nữa thực phẩm chay giả mặn thường được bổ sung thêm nhiều chất khác có thể rất độc hại như chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo vị, chất định hình… không rõ nguồn gốc, thậm chí ngay cả những nhà sản xuất cũng không biết được tác hại của nó.

Không đốt nhiều vàng mã

6 điều cần đặc biệt ghi nhớ khi cúng Rằm tháng Giêng - Ảnh 4.

Đốt vàng mã vừa lãng phí lại gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh minh họa)

Người dân thực hiện lễ cúng Rằm tháng Giêng để cầu mong cho một năm mới an khang thịnh vượng, gặp điều thuận lợi. 

Tuy nhiên, đạo Phật không cổ xúy việc phải đốt vàng mã cho tổ tiên hay người đã mất vì vừa lãng phí lại gây ô nhiễm môi trường. 

Mọi người đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã.

Không đặt tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính

Nhiều gia đình duy trì tục lệ đặt tiền thật lên bàn thờ khi thực hiện lễ cúng với ngụ ý cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên cần lưu ý tiền dâng cúng phải là tiền thật, do chính mình làm ra. Không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc phi pháp, bất chính, có được từ những hành vi trái với pháp luật , đạo đức.

Ngoài ra việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải cứ dâng lên nhiều tiền là tốt và sẽ gặp may mắn. Quan trọng là giữ tâm trong sáng, làm nhiều điều thiện.

Không cúng thủ lợn

6 điều cần đặc biệt ghi nhớ khi cúng Rằm tháng Giêng - Ảnh 6.

Nhiều người tin rằng cúng thủ lợn không tốt, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm.(Ảnh minh họa)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn.Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, nếu cúng cỗ mặn thì gia chủ cần nhớ không nên cúng thủ lợn. Người xưa tin rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm.

Không xê dịch bát hương khi dọn dẹp ban thờ

Có nhiều gia đình sẽ lau dọn bàn thời vào ngày Rằm tháng Giêng. Nhưng khi làm việc này nên lưu ý không tự ý xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị cho lễ cúng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại