Bạn có cảm thấy mệt mỏi vì công việc không? Công việc hiện tại của bạn như thế nào?
Có lẽ mệt mỏi, chán nản trong công việc là điều khó tránh khỏi trong môi trường công sở đầy rẫy những rắc rối. Theo báo cáo của Ủy ban sức khỏe tâm thần Canada, ngay cả những người không có tiền sử mắc bệnh tâm lý cũng dễ dàng gặp vấn đề sức khỏe khi làm việc tại môi trường không an toàn với tâm lý.
Môi trường làm việc độc hại là nơi làm việc chuyên môn nhưng rối loạn về vai trò - nhiệm vụ, căng thẳng và không năng suất. Trong môi trường làm việc hiện đại, căng thẳng (stress) được coi là vấn đề sức khỏe hàng đầu và là bệnh nghề nghiệp "nổi trội". Vì vậy, mắc kẹt ở nơi làm việc độc hại quá lâu chắc chắn có thể gây ra hậu quả, cả về chuyên môn và đời sống riêng.
Đương nhiên, bạn muốn tránh nhận việc ở những nơi như thế. Thách thức là: bạn có nhận ra những tín hiệu tinh vi, cảnh báo rằng nơi làm việc đó độc hại không?
Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo môi trường làm việc không lành mạnh về mặt tâm lý:
1. Văn hóa "bà tám và đồn thổi" là phổ biến
Một "sản phẩm phụ" của giao tiếp kém hiệu quả chính là tin đồn văn phòng. Ảnh: EurekAlert
Các mối quan hệ chốn công sở luôn là những câu chuyện không hồi kết. Có những câu chuyện tưởng chừng chỉ là nhỏ nhưng có thể sẽ đem lại nhiều phiền nhiễu nếu bạn không có cách xử trí tốt, tương tự như những câu chuyện "tán gẫu" được truyền miệng từ tai người này sang tai người kia.
Ngoài việc truyền bá thông tin sai lệch, tin đồn có thể dẫn đến chia "bè phái" (một nền văn hóa loại trừ tại chỗ xuất hiện). Mọi người có thể mất việc làm, cạnh tranh, ganh đua phát sinh nhanh hơn và năng suất công việc vì thế cũng đi xuống trầm trọng.
"Tám" chuyện là một hình thức trao đổi có thể đem đến những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Thay thế nó bằng những hình thức trò chuyện tốt và hiệu quả hơn sẽ giúp chúng ta cải thiện chất lượng công việc, cải thiện mối quan hệ và nhờ đó doanh nghiệp có thể phát triển tốt hơn.
2. Nhiều lượt nhân viên ra vào công ty
Trước khi phỏng vấn, hãy tìm đọc đánh giá về công ty từ các nhân viên cũ nếu có. Thử tìm hiểu xem công ty có nhiều nhân viên lâu năm, hay họ thường bỏ việc ngay khi có thể. Quá nhiều lượt nhân viên ra vào công ty có thể là dấu hiệu của một nơi làm việc độc hại.
Thời gian công tác trung bình của một nhân viên thường trong khoảng 3-5 năm. Nếu bạn thấy nhiều người rời đi trong thời gian ngắn hơn, hãy xem điều đó có thể nói lên điều gì về tổ chức.
3. Không có chỗ cho sự phát triển
Tất cả chúng ta đều cố gắng phát huy khả năng của bản thân để hoàn thành tốt nhất công việc của mình chỉ khi chúng ta biết giá trị của công việc đó là gì, đích đến thành công nằm ở đâu? Tuy nhiên, nếu bạn đang làm việc cho một công ty bị "mắc kẹt" trong lối mòn lạc hậu và chống lại những ý tưởng mới, bạn có thể dễ dàng cảm thấy ngột ngạt. Bên cạnh đó, nếu bạn không thể đưa ra những ý tưởng mới hoặc cải thiện kỹ năng của mình, đó có thể là một dấu hiệu đáng lưu tâm.
Với tình trạng này, bạn nên để ý đến đồng nghiệp và giá xem họ có phát triển hay không. Nếu họ vẫn phát triển được bản thân và khẳng định vị thế thì bạn nên kiểm điểm lại chính mình. Ngược lại, nếu họ cũng như bạn, vẫn dậm chân tại chỗ thì bạn nên xem xét lại công việc hiện tại nhé!
4. Bạn không thể tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
"Đừng để nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến bạn không thực sự được sống"-John Wooden. Ảnh: Purewow
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta bị cuốn vào guồng quay của sự nghiệp, buộc mình phải hoàn thành các mục tiêu thăng tiến mà quên đi nhiệm vụ cân bằng cuộc sống và công việc.
Để đạt được mục tiêu, hoài bão, thăng tiến trong sự nghiệp là điều mà ai cũng muốn. Bởi lẽ, chúng mang đến cho mỗi người sự hài lòng về những gì đã cố gắng, có thêm khoản thu nhập để đầu tư cho gia đình, vui chơi, giải trí, du lịch và mua những thứ đắt tiền để tăng thêm cảm giác hạnh phúc. Thế nên, rất nhiều người đã tìm đến các giải pháp để tối ưu hóa hiệu quả công việc, làm thế nào để với khoảng thời gian 8 tiếng ở văn phòng có thể làm nhiều hơn, năng suất hơn mà không biết rằng mình đã vô tình rơi vào một cái bẫy: Cuộc sống sau giờ làm bị đảo lộn nghiêm trọng.
Tác hại của sự thiếu cân bằng này sẽ khiến bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng, cáu gắt, mất tập trung và lo lắng. Nếu không nhanh chóng cân bằng cuộc sống và công việc, bạn có thể bị kiệt sức, gây tổn hại tới cả thể chất và tinh thần. Tệ hơn nữa, hiệu quả công việc giảm sút, làm mất đi tín nhiệm trong công ty.
Ngoài ra, ở một số khía cạnh tiêu cực nhất, sức khỏe của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng trầm trọng. Những trường hợp như trụy tim, đột quỵ, trầm cảm đều xuất phát từ triệu chứng căng thẳng quá độ. Cách để xử lý trong các trường hợp mất cân bằng cuộc sống và công việc đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực từ chính bản thân bạn.
5. Ông chủ quản lý gay gắt cách làm việc
Nơi làm việc độc hại làm tăng nguy cơ trầm cảm lên 300%. Ảnh: Hygger
Các nhà quản lý giỏi thường quan tâm đến kết quả công việc, không phải quá trình. Mặc dù quá trình làm việc cũng nói lên hiệu suất và năng lực của nhân viên nhưng kiếm soát chặt chẽ tất cả các khía cạnh "vi mô" cũng sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của họ. Ví dụ, thói quen vừa đọc báo cáo vừa đánh máy và ghi lại lưu ý trong khi nghe nhạc giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt là những người thích làm việc trong môi trường tự do sáng tạo thì càng không nên ép buộc vào khuôn mẫu.
Cách thức làm việc theo quy chuẩn sẽ khiến nhân viên cảm thấy mất đi hứng thú. Ví dụ trong quá trình làm việc, nhân viên A muốn làm công đoạn này trước công đoạn kia trong khi nhân viên B thường làm ngược lại. Có vô số phương pháp để hoàn thành công việc và mang đến kết quả như nhau. Vậy tại sao phải giám sát quá khắt khe cách thức làm việc của nhân viên? Mức căng thẳng sẽ càng tăng nếu họ cảm thấy không được phép làm việc theo cách bản thân thoải mái và hiệu quả nhất.
6. Tác phong thiếu chuyên nghiệp
Tại một số công ty, đôi khi quản lý, giám đốc còn thiếu chuyên nghiệp hơn cả nhân viên. Điều đó được bộc lộ thông qua các biểu hiện như đến muộn, ăn mặc không chỉnh tề, thực hiện cuộc họp thiếu nghiêm túc…
Đây là dấu hiệu điển hình cho thấy một nơi làm việc không tốt. Khi làm việc tại đây, bạn có thể không được đào tạo chuyên môn tử tế, hoặc không tiếp thu hay phản hồi ý kiến một cách xác đáng.
Mẹo đối phó với môi trường làm việc độc hại
Ảnh: Internet
Môi trường làm việc độc hại là nơi nguy hiểm cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm trong thời điểm này để giúp kiểm soát một số triệu chứng đang gặp phải cho đến khi bạn có thể thoát khỏi tình trạng này.
- Tìm một mạng lưới đồng nghiệp hỗ trợ: Đầu tiên, điều quan trọng là phải kết hợp với nhau. Dựa vào tình bạn thân thiết giữa các đồng nghiệp, nếu bạn đang gặp phải một số triệu chứng này, rất có thể bạn không đơn độc. Có một đồng minh hoặc một người bạn làm việc mà bạn tin tưởng sẽ giúp bạn cảm thấy được kết nối và được hỗ trợ.
- Dành thời gian cho chính mình: Và, tất nhiên, bạn cần tìm cách khôi phục khi bị áp lực bằng cách làm việc gì đó mà bạn yêu thích. Điều này không chỉ giúp bạn bắt đầu cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà còn giúp bạn có không gian để làm những việc hoàn toàn không liên quan đến những tác nhân gây căng thẳng trước mắt. Hãy luôn hướng tới niềm vui.
Thường xuyên kiểm tra bản thân và chú ý đến những phản ứng trực quan của đường ruột. Nếu bạn đã cố gắng giải quyết một số vấn đề mà bạn đang gặp phải nhưng không có gì thay đổi và bạn đã sẵn sàng rời đi, hãy thực hiện các bước nhỏ để biến điều đó thành hiện thực.
Theo Purewow