1. Cá nóc Fugu (Nhật Bản)
Cá nóc từ lâu đã là một món đặc sản ở Nhật Bản. Loài cá này có hương vị ngon tuyệt nhưng lại chứa chất độc tetrodotoxin, ngoài việc gây ngứa, làm tê liệt cảm giác... chất này thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nơi chứa nhiều độc tố nhất của cá nóc là phần nội tạng như buồng trứng, trứng và thận.
Do vậy nếu không biết chế biến, đôi khi người ăn phải trả giá bằng chính sinh mạng mình.
Chính vì độc như thế nên ở Nhật, chỉ những đầu bếp được đào tạo nghiêm túc và được cấp phép mới có thể chuẩn bị món ăn này. Trong các nhà hàng, cá nóc độc thường được chế biến để ăn gỏi dưới dạng những lát cắt rất mỏng.
Người ta bảo cá nóc có mùi vị giống như thịt gà. Sự nổi tiếng của món cá nóc khiến nhiều người mạo hiểm ăn món này ở những nơi không chính thống, nhưng ngược lại, nhiều người thì dù biết món này siêu nổi tiếng cũng không dám thử.
2. "Pho mát phân hủy" Casu Marzu (Sardinia, Ý)
Casu Marzu là một đặc sản địa phương cực kì được ưa chuộng ở vùng Sardinia, Italy. Để làm pho mát Casu Marzu, trước tiên phải làm pho mát Pecorino.
Để đẩy nhanh quá trình lên men, người ta để một loài ruồi đẻ trứng vào pho mát. Những quả trứng ruồi khi nở thành giòi sẽ ăn chất béo trong pho mát, làm cho món ăn mềm, mịn và có hương vị đặc biệt.
Điểm nổi bật của Casu Marzu là nếu nhìn gần, bạn sẽ thấy những con giòi lúc nhúc trong phô mai. Nhưng những người mê nó khẳng định rằng miễn là giòi còn sống thì phô mai vẫn ăn được. Món phô mai này cực kì mềm và có vị rất cay, thường làm người ăn phải ứa nước mắt.
Vấn đề của Casu Marzu là món phô mai này có thể gây ra dị ứng hay gây ra nguy cơ sán dạ dày và nhiễm ấu trùng đường ruột.
Bởi thế, loại pho mát này bị hội thực phẩm châu Âu gắn mác bất hợp pháp vì không tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh. Tuy nhiên, vào năm 2010, món ăn này được công nhận là một phần của di sản văn hóa của Sardinia.
Những người muốn thưởng thức loại pho mát này sẽ được cảnh báo trước khi ăn về các nguy cơ dị ứng. Ngoài ra Casu Marzu còn gây ra nguy cơ sán dạ dày và nhiễm ấu trùng đường ruột.
Nếu các chất axít trong dạ dày có thể không đủ mạnh để giết giòi, chúng sẽ ở lại trong dạ dày gây viêm loét nghiêm trọng, xuyên thủng thành dạ dày, dẫn tới đau bụng, nôn mửa, chóng mặt và tiêu chảy ra máu.
3. Ackee (Jamaica)
Ackee là một loại quả quả nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Phi. Ở Jamaica, quả ackee rất phổ biến.
Tuy vậy quả này chỉ có thể ăn được khi đã chín và phần phần ăn được duy nhất của quả là phần thịt quả màu vàng. Khi ăn, người ta phải cẩn thận tách lấy phần thịt vàng, còn hạt đen chứa chất độc bỏ vứt riêng.
Quả này nếu không được ăn đúng cách có thể khiến người ăn bị ngộ độc, hôn mê, thậm chí tử vong. Đó là do khi trái này chưa chín có chứa chất độc gọi là hypoglycin.
Trên thực tế cá ướp muối với Ackee là một đặc sản khó có thể bỏ qua khi đến Jamaica, nhưng vì tiếng "quả độc", ăn không cẩn thận dễ trúng độc mà nhiều người cũng tỏ ra thận trọng khi thưởng thức quả này.
Phần ăn được của quả ackee là thịt vàng nhưng tất nhiên phải bỏ hạt.
4. Ấu trùng kiến (Mexico)
Món ấu trùng kiến (Escamoles) được làm từ trứng của loài kiến đen to khổng lồ tên là Liometopum. Loài kiến này thường sống dưới gốc cây agave ở Mexico. Món đặc sản kỳ lạ này có hương vị đậm đà và béo như bơ còn kết cấu thì như phô mai.
Trứng kiến đen không có độc, tuy nhiên, nếu được chuẩn bị không đúng cách, những con kiến đen chứa độc có thể bị lẫn vào món ăn có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Và đó là lý do khiến một số người e ngại không dám thưởng thức món đặc sản này.
5. Bạch tuộc Sannakji
Nakji là một loại bạch tuộc nhỏ được phục vụ ở các nhà hàng Nhật Bản và chợ cá Noryangjin ở Seoul. Các xúc tu được cắt và ăn ngay khi chúng vẫn còn giãy giụa trên đĩa, hoặc nếu can đảm hơn, bạn có thể ăn sống cả con.
Bạch tuộc sống được chấm với sốt xì dầu pha mù tạt, rắc thêm vừng. Sannakji được thực khách rất ưa thích bởi hương vị ngọt tự nhiên rất tuyệt của thịt tươi. Món ăn này độc đáo đến mức được nhiều vị khách quốc tế coi là thử thách không thể bỏ qua khi đến Hàn Quốc.
Vấn đề là các giác hút trên xúc tu vẫn có khả năng dính cực chặt trong miệng hoặc cổ họng, dễ dàng gây hóc hay ngạt thở. Ở Hàn Quốc, mỗi năm có khoảng 6 người chết vì món ăn này. Nếu đủ can đảm, bạn nên nhai kỹ và uống thật nhiều nước, tránh ăn món này lúc đang say.
5. Tiết canh
Với người Việt đây được xem là món ngon đặc sắc và thậm chí người ta còn tin ăn tiết canh vào đầu tháng sẽ mang lại may mắn bởi màu đỏ đặc trưng của món này. Tuy nhiên bản chất là huyết sống làm đông, trộn với các loại rau thơm và gia vị nên tiết canh ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Nếu con vật chẳng may mắc bệnh thì tiết canh chắc chắn sẽ biến thành nguồn truyền nhiễm bệnh sang con người. Các bệnh thường gặp khi ăn tiết canh không đảm bảo là liên cầu lợn, viêm não, nhiễm giun, sán, nhiễm khuẩn huyết...
Cũng bởi thế, nhiều người ngại ngùng khi thưởng thức món này. Đối với khách Tây, tiết canh lại càng là một đặc sản kinh dị hơn bởi nguồn gốc và cách chế biến của nó.
6. Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu là món cháo đặc sản ở Hà Giang. Món cháo này ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông nhưng về sau trở thành món ăn đặc sản được nhiều người yêu thích.
Để nấu một nồi cháo ấu tẩu rất công phu, ngoài việc chọn những nguyên liệu như chân giò, trứng gà, gạo tẻ, gạo nếp cái thì khâu mất nhiều thời gian nhất có lẽ là khâu làm củ ấu tẩu.
Đây là loại củ khá độc nên người nấu phải chế biến qua nhiều bước để giảm bớt và nấu thật lâu để khử độc tính trong củ. Nếu làm ẩu, nấu chưa đủ thời gian người ăn có thể bị trúng độc, thậm chí còn có thể tử vong do ăn cháo...
Điểm đặc trưng của cháo ấu tẩu là vị đắng, nếu lần đầu ăn bạn có thể phải nhăn mặt nhưng nếu đã ăn quen rất dễ gây nghiện. Bát cháo ấu tẩu thành phẩm có sắc nâu đậm, vị bùi béo, thơm, ngọt. Món ăn còn giúp an thần và giải cảm.