3 lý do khiến Thành Cát Tư Hãn không dám xâm lược Ấn Độ - Vùng đất mệnh danh 'đi dễ về khó'

Hoàng Hiệp |

Với sức mạnh kinh hoàng của kỵ binh Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn tự tin tiến đánh bất cứ quốc gia nào nhưng Ấn Độ thì không. Vì sao?

Năm 1206, danh xưng Thành Cát Tư Hãn (tiếng Mông Cổ nghĩa là Vua của cả thế giới) chính thức được đặt cho Thiết Mộc Chân, người đã thống nhất các bộ lạc du mục ở vùng thảo nguyên Mông Cổ tại hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ (hội nghị Khurultai).

Cũng kể từ đó Thành Cát Tư Hãn dùng sức mạnh quân sự để càn quét khắp lục địa Á – Âu, thiết lập một trong những đế chế nổi tiếng nhất lịch sử thế giới. Lần lượt các quốc gia từ vùng ven Đông Á đến lục địa châu Âu khu vực giáp biển Đen đều bị chinh phục. Tuy nhiên, Ấn Độ – một quốc gia rộng lớn nhiều tài nguyên tại sao lại không đủ "hấp dẫn" với Thành Cát Tư Hãn?

1. Nguyên nhân thứ 1

Thực tế thì không phải Thành Cát Tư Hãn không muốn đánh chiếm Ấn Độ, với sức mạnh kinh hoàng của kỵ binh Mông Cổ, lại làm chủ được nhiều vùng đất rộng lớn, Thành Cát Tư Hãn tự tin tiến đánh bất cứ quốc gia nào, miễn sao thỏa mãn tham vọng chinh phạt của mình. 

Trong số quân đội của ông có không ít binh lính là người Hán, có cả những vị tướng là người Trung Quốc. Nổi bật là Gia Luật Sở Tài (còn gọi là tướng quân Gia Luật), một người sinh ra ở Bắc Kinh.

Theo "Nguyên Sử – phần viết về Gia Luật Sở Tài", lí do khiến Thành Cát Tư Hãi chùn bước khi định xâm chiếm Ấn Độ lại xuất phát từ một con linh vật với hình tượng mang tính mơ hồ, tên gọi là Lục Đoan (1).

Trước đó, quân đội Mông Cổ đã đem 2 vạn binh mã tấn công đế quốc Khawarezm – một quốc gia của người Turk thuộc đế chế Ba Tư. Quốc gia này thất bại và những người lãnh đạo chạy sang vùng đất nay là bắc Ấn Độ và Afghanistan. Sau đó quân Mông Cổ tiếp tục truy đuổi và chiếm vùng đất này. 

Người lãnh đạo cuối cùng của họ là Jalal ad-Din Mingburnu cố gắng chạy vào sâu trong Ấn Độ. Thành Cát Tư Hãn vừa muốn truy đuổi người này, vừa thuận đà tiến công chinh phục Ấn Độ.

3 lý do khiến Thành Cát Tư Hãn không dám xâm lược Ấn Độ - Vùng đất mệnh danh đi dễ về khó - Ảnh 1.

Liệu Thành Cát Tư Hãn có tin vào lời đồn về yêu quái hay ông ta chỉ mượn cớ đó để hoãn binh? (Ảnh: Sohu.com)

Đến thời điểm này, tướng quân mà Thành Cát Tư Hãn tin tưởng là Gia Luật đã khuyên ông ngừng chiến dịch. 

Theo "Nguyên Sử" chép thì Gia Luật khi đến sông Ấn đã thấy hình bóng của quái vật "Lục Đoan". Khi chuẩn bị tấn công, ông nghe rõ tiếng phát ra từ phía Lục Đoan với ngắn gọn bốn chữ "Nhữ Chúa Thảo Hoàn" (ý khuyên tuân theo mệnh trời thì hãy sớm rút lui). Ông chỉ hủy quân Mông Cổ tạm thời dừng tiến đánh vào đất Ấn Độ.

Sau đó, Thành Cát Tư Hãn họp bàn với các tướng lĩnh rồi quyết định không xâm lược Ấn Độ nữa. Gia Luật được cho là người đã khuyên can vị đế vương đầy tham vọng này từ bỏ. Về mặt khoa học lịch sử thì điều này khó mà thuyết phục. 

Tuy nhiên, theo giả thiết của các sử gia thì cho rằng đây có thể là Gia Luật cố ý phóng đại để Thành Cát Tư Hãn ngừng chiến dịch này bởi ông thấy nó sẽ rất khó thành công. Muốn khuyên được Thành Cát Tư Hãn cần phải là một vị tướng có uy tín trực tiếp đưa ra lí do.

Cũng theo Nguyên Sử phần viết về Gia Luật thì khi quân Mông Cổ tiến đến sát sông Ấn, một hiện tượng lạ đã xảy ra. Dòng nước sông tỏa ra nhiều hơi nóng, binh lính đột nhiên cảm thấy trong miệng bị khô lại, nóng rát. Khi muốn vượt sông thì nước sông như sôi lên sùng sục, không thể tiến qua, họ buộc phải tạm dừng.

2. Nguyên nhân thứ hai

Thực tế thời điểm đó, nếu Gia Luật phóng đại chuyện có quái vật trấn yểm thì cũng khó trách ông. Vì Ấn Độ với người Mông Cổ có thể coi là vùng đất "đi dễ khó về". Cần phải nói trước rằng, binh lính Mông Cổ cực kì thiện chiến là bởi họ được quen với việc chiến đấu từ nhỏ và khả năng thích nghi cũng khá tốt.

Theo "Hắc Thát Sử Lược" thì ngay từ lúc sơ sinh, những đứa trẻ đã làm quen với lối sống du mục, tài liệu này mô tả: "Người lớn địu những đứa bé dù mới sinh vào thân mình rồi vẫn phi ngựa di chuyển như thường, lên ba tuổi thì chúng được ngồi trên yên trước người lớn, lên bốn hoặc năm tuổi thì được làm cho những cây cung nhỏ, các loại tên ngắn để làm quen" (với các cuộc đi săn).

3 lý do khiến Thành Cát Tư Hãn không dám xâm lược Ấn Độ - Vùng đất mệnh danh đi dễ về khó - Ảnh 2.

Cuộc sống của người Mông Cổ gắn liền với chiến mã từ nhỏ tới khi trưởng thành (Ảnh: k.sina.com.cn)

Người Mông Cổ cũng dùng sữa ngựa, thịt cừu, thịt thú rừng làm thức ăn chính. Lối sống săn bắn đã là đặc trưng của những người du mục ở thảo nguyên phương bắc. Chính lối sống này đã giúp họ trở nên cực kì thiện chiến, có thể hành quân đi dài ngày, cả khi thiếu thốn thức ăn họ cũng sẽ tự săn bắn được các loài thú để lấy thịt. 

Vì vậy, quân đội Mông Cổ có thể tự tin tung hoành khắp các vùng đất từ Á sang Âu.

Tuy nhiên, khi đến Ấn Độ thì những ưu điểm của họ trở nên kém hiệu quả. Nguyên nhân là bởi khí hậu quá khắc nghiệt (2) ở nơi đây. Thời tiết nóng bức, người lẫn ngựa đều mệt mỏi. 

Các tướng lĩnh và quân chủ lực của Thành Cát Tư Hãn phần nhiều xuất thân từ phương Bắc lạnh giá, cơ địa không phù hợp để đến vùng có nhiệt độ cao, riêng việc đi lại hít thở cũng khiến họ cảm thấy mệt mỏi chứ chưa nói tới chiến đấu. Điều này là cản trở lớn cho quân đội Mông Cổ trong các chiến dịch tiến xuống Nam Á hoặc Đông Nam Á.

3 lý do khiến Thành Cát Tư Hãn không dám xâm lược Ấn Độ - Vùng đất mệnh danh đi dễ về khó - Ảnh 4.

Người Ấn Độ nổi tiếng với voi chiến trong các cuộc giao tranh (Ảnh: Sohu.com)

Thêm vào đó, địa hình Ấn Độ có nhiều sông ngòi, hồ nước, trong khi thế mạnh của quân Mông Cổ là các chiến mã, chúng sẽ trở nên vô dụng khi phải chiến đấu trên các địa hình như vậy. 

3. Nguyên nhân thứ 3

Ngoài ra, người Ấn Độ còn có một thứ vũ khí khác là Voi chiến (3).

Trong văn hóa, tôn giáo họ, voi rất được coi trọng, Ấn Độ giáo tôn thờ một vị thần với hình tượng mình người, đầu voi là thần Ganesha biểu trưng cho tài trí, hạnh phúc và thành công. Các đội tượng binh được tuyển chọn từ những con voi rừng hung dữ lại được người Ấn thuần phục.

Trước đây chúng được dùng chủ yếu cho việc vận chuyển lương thực, vật liệu gỗ, đá, sau này được thuần hóa dùng trong quân sự. Cá biệt, có những con voi với độ cao lên tới 2,7 mét. Lợi thế trên cao sẽ giúp các cung thủ Ấn Độ rất nhiều khi chiến đấu với quân địch. Voi chiến sẽ là nỗi kinh hoàng với những chiến mã lẫn bộ binh của Thành Cát Tư Hãn.

Với những lí do trên, Thành Cát Tư Hãn đã tạm ngừng (thực tế là ngừng hẳn) tham vọng chinh phạt vùng đất rộng lớn, nhiều tài nguyên ở Nam Á như Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại