Người ta ngưỡng mộ cuộc sống xa hoa, lộng lẫy của người giàu có, lại càng cảm thấy thương cho nỗi vất vả của những người không đủ cơm ăn áo mặc nhưng ít ai lại nghĩ đến tại sao lại có sự phân hoá đó? Một lý lẽ mà tôi thường hay nghe khi nhắc đến vấn đề này chính là: chúng ta không có tiền vì có nhiều người lớn lên đã ngậm chiếc thìa vàng trong miệng. Nhiều người lại có xu hướng “phàn nàn trước” thay vì “phản ánh trước” khi phải tiếp cận với các vấn đề liên quan đến những người giàu.
Tuy nhiên, khi nghĩ về lý do vì sao người giàu lại giàu, trước hết chúng ta nên xác định tại sao “thế hệ giàu” lại giàu. Trước khi “thế hệ giàu” trở nên giàu có, họ thực sự sinh ra từ đống đổ nát. Nếu bạn sinh ra trong một gia đình giàu có thì đó là điều may mắn, nhưng nếu sinh ra trong một gia đình ít điều kiện hơn thì bạn phải đối mặt với vấn đề vươn lên để trở nên giàu có.
(Ảnh minh hoạ)
Tất nhiên, để thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại và trở nên giàu có không phải là điều dễ dàng, nó thường đòi hỏi bạn phải trải qua rất nhiều sự làm mới, nâng cấp bản thân và không ngừng phấn đấu. Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy một nhóm người như vậy, trước hết họ sẽ nêu ra những điều kiện thành công của người khác, rồi phàn nàn rằng mình không được số hưởng như người khác, cho nên họ nghèo.
Có một câu nói: Nếu suy nghĩ không thay đổi thì kết quả cũng sẽ không thay đổi. Sống với suy nghĩ nghèo khó, kém cỏi thì về cơ bản là không thể thay đổi được điều gì. Như nhiều người đã nói, không có gì là ghê gớm khi sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn, điều khủng khiếp là tâm lý nghèo khó được nuôi dưỡng trong một môi trường nghèo nàn.
(Ảnh minh hoạ)
Vì vậy, để thay đổi hoàn cảnh thì một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất là phải thay đổi tư duy.
Tư duy 1: Lãng phí quá nhiều thời gian
Không phải tự nhiên mọi người lại cho rằng “thời gian rất quý giá”, nhưng trong cuộc sống thực, nhiều người có xu hướng đánh giá thấp giá trị của thời gian. Họ cho rằng thời gian không đáng bao nhiêu tiền. Đó không chỉ là suy nghĩ mà còn là thực tế của không ít người. Người có tiền đổi tiền lấy thời gian, còn người khác có thể đổi cái gì để có thêm thời gian?
Bạn thử nghĩ xem, thời gian vô giá trị như thế nào khi ở trong tay những người không trân trọng nó? Trên dây chuyền lắp ráp, nhân viên phục vụ trong nhà hàng, nhân viên bảo vệ trong các trung tâm mua sắm làm việc mỗi ngày có thể lên tới 12 tiếng nhưng thu nhập của họ rất thấp , đồng nghĩa với việc thời gian họ bỏ ra cho công việc thực ra chưa nhận lại đúng giá trị. Nhưng không phải ai cũng nhận ra đồng lương mình nhận được rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với thời gian, công sức mình bỏ ra. Khi đi chợ mua rau, có lẽ sẽ không hiếm trường hợp vì muốn mua cây bắp cải với nửa giá, không ít người dành cả 10 phút, nửa tiếng để mặc cả. Đây chính là suy nghĩ điển hình nên loại bỏ: Đồng tiền đáng giá hơn thời gian.
(Ảnh minh hoạ)
Tất nhiên, điều này đúng với những người không có ý định thay đổi, họ chưa bao giờ cảm thấy thời gian là quý giá mà thay vào đó, họ phàn nàn tại sao mình vẫn kiếm được ít tiền như vậy khi đã làm việc rất chăm chỉ. Tuy nhiên, đừng vội chế giễu những người này vì thực tế, ai trong chúng ta cũng đã từng có những sai lầm tương tự như xếp hàng vài giờ để mua hàng giảm giá…
Tiền có thể kiếm lại được nhưng thời gian thì không. Khi bạn đang đánh đổi thời gian để kiếm được lợi nhuận nhỏ, một số người đang dành thời gian để học hỏi kiến thức, mở rộng mối quan hệ xã hội. Nếu bạn không thể thay đổi quan niệm rằng thời gian không có giá trị bằng tiền bạc và nâng cao giá trị thời gian của mình thì bạn mãi mãi không thể thay đổi.
Tư duy 2: Không có chính kiến
Gần đây có một bài báo khá phổ biến, nói rằng nguyên nhân sâu xa của sự lo lắng về những bấp bênh trong cuộc sống chính là do sự háo hức được sống trong một cuộc sống “tiêu chuẩn”. Cuộc sống “tiêu chuẩn” ở đây có nghĩa là “theo xu hướng”, tôi sẽ sống như những người khác sống. Khi người khác trở thành giám đốc hay Bạch - Phú - Mỹ, đưa cuộc sống đến đỉnh cao thì tôi cũng muốn lấy đó làm mục tiêu của mình. Nói cách khác, đó chính là những suy nghĩ rất thiếu chính kiến, thậm chí là lười suy nghĩ.
(Ảnh minh hoạ)
Bạn có thể nhìn vào những người thiếu thốn xung quanh mình, những người đã sống tê liệt hàng chục năm, sẵn sàng làm nô lệ cho cuộc đời, và không bao giờ nghĩ mình là người có thể làm chủ số phận. Cũng giống như đầu tư, nhiều người không nghiên cứu cách thức đầu tư, không tìm hiểu dự án có đáng tin cậy hay không, họ chỉ chăm chăm muốn có kết quả tốt mà không nghĩ rằng bản thân có thể bị lừa bất cứ lúc nào.
Bản chất của thiếu quyết đoán chính là lười suy nghĩ, và gốc rễ của lười suy nghĩ chính là không tiến bộ. Từ góc độ này, khi bạn hỏi “tại sao tôi nghèo”, thì câu trả lời chính là “bạn xứng đáng bị nghèo”.
Tư duy 3: Không dám mạo hiểm
Đối với nhiều người, kiếm tiền phải theo kịp xu hướng không có nghĩa là bong bóng lúc nào cũng tốt mà phải theo kịp xu hướng và chớp lấy thời cơ, xem nó có mạo hiểm hay không. Vì là bong bóng nên tất nhiên sẽ có rủi ro, muốn ăn lớn thì phải chấp nhận. Nhiều người nói rằng, tôi không cần mạo hiểm, tôi chỉ cần cuộc sống ổn định mà thôi.
(Ảnh minh hoạ)
Điều đáng sợ nhất là nhiều người không dám tự mình chấp nhận rủi ro và họ cũng cười nhạo những người dám chấp nhận rủi ro. Tất nhiên, chấp nhận rủi ro cũng không phải là một canh bạc, mà là tinh thần sẵn sàng đối phó với nguy hiểm trong thời gian bình yên và luôn đủ can đảm để khám phá. Đó là một lựa chọn có chủ ý sau nhiều lần cân nhắc rủi ro. Người dư dả có thể nghĩ về các vấn đề theo một cách khác, sau đó hành động; còn người thiếu thốn hơn sẽ nghĩ về khó khăn trước và tự bào chữa cho việc bản thân không thể làm được.
Thế giới này sẽ không bao giờ đối xử tốt hơn với bạn chỉ vì bạn không có tiền, nếu bạn muốn thay đổi vận mệnh của mình, trước hết hãy thay đổi suy nghĩ kém cỏi của bản thân đã.