Đất nước Do Thái được mệnh danh là quốc gia giàu có nhất thế giới, nên những người Do Thái cũng được công nhận là các bậc thầy kiếm tiền.
Gần đây, Alex, người bạn đang du học thạc sĩ ở Mĩ của tôi đã gửi thư về, nói anh ta cảm thấy thật may mắn khi vô tình gặp được một doanh nhân người Do Thái.
Tiếp xúc với nhau trong một thời gian dài, rốt cuộc người kia cũng đã chỉ cho Alex năm tư duy kiếm tiền vô cùng bổ ích:
Tư duy 1: Dù người khác nghĩ gì, đừng từ bỏ dễ dàng
Đối với người Do Thái, dù là những tích góp nhỏ nhất, vẫn có thể tạo ra tiền bạc.
Nói rộng hơn, không chỉ riêng về việc tiết kiệm, mà còn cả vấn đề cống hiến sức lực. Bạn dám trả giá bao nhiêu, thì sẽ nhận được về điều tương tự.
Người Do Thái thường nói với nhau: "Bản lĩnh đến đâu, bản thân sống đến mức độ đó. Có gan lớn bao nhiêu, thì dễ thành công bấy nhiêu."
Giống như vài người bạn cấp ba của tôi, hoàn cảnh gia đình không có gì đặc biệt. Nhưng họ vẫn chấp nhận đi làm công ty với mức lương ổn định mấy năm trời, sau đó tiết kiệm tiền bạc tự mình lập nghiệp.
Giờ đây, có người làm chủ tiệm quần áo. Có người vừa làm chủ quán đồ ăn vặt vừa kiêm luôn chức shipper, giao hàng cho khách. Cũng có người chưa thành công với quyết định của mình.
Tuy vậy, họ chưa bao giờ từ bỏ. Vì đó là mục tiêu để họ sống ngày một tốt hơn!
Tư duy 2: Kiếm tiền từ người giàu, nhưng không chi tiền cho đồ xa xỉ
Hầu như người Do Thái nào cũng rất giỏi trong việc kinh doanh. Họ bị đánh giá là thực dụng, vì thường không dám chi trả cho những món hàng xa xỉ phẩm.
Nhưng người bạn Do Thái kia chia sẻ, khi một vật không mang lại bất kì giá trị nào cho bản thân họ ngoài sự phù phiếm bên ngoài, vậy họ sẽ từ chối mua nó. Bởi vì họ không cần loại "danh tiếng" như vậy.
Trên đường phố của các thành phố lớn ở Israel, bạn sẽ rất khó tìm được các cửa hàng bán xa xỉ phẩm, thay vào đó đều là những thương hiệu mang lại giá trị thiết thực.
Đối với những đứa trẻ Do Thái, chúng rất biết cách "xài tiền". Đó cũng là lí do khi lớn lên, nhận thức kiếm tiền của họ lại mạnh mẽ như vậy.
Tư duy 3: Trong kinh doanh, lợi nhuận là trên hết
Không giống như chúng ta, việc nhờ vả có thể nói là điều bình thường trong các mối quan hệ thân thiết.
Riêng người Do Thái thường cho rằng: Bạn nhờ tôi, bạn cần tôi, đó chính là cơ hội kiếm tiền của tôi.
Tư duy này được áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh. Và vì vậy họ bỏ bớt sự cả nể mà người Việt Nam thường phạm phải. Thay vào đó là "tinh thần thép", xem lợi ích là hơn hết!
Tư duy 4: Không bao giờ giảm giá
Kinh doanh là nghề chính của người Do Thái, nhưng khác với những người buôn bán khác, họ không thích giảm giá hay khuyến mãi mặt hàng của mình.
Thậm chí, nếu bạn mặc cả hàng hóa, họ sẵn sàng để bạn đi.
Mỗi món đồ đều đã được định giá rõ ràng, nếu bạn thực sự thích, hãy mua chúng mà đừng trả giá. Vì sẽ chẳng bao giờ người Do Thái chịu bán nó cho bạn với giá thấp hơn.
Bạn nghĩ quan điểm này của họ thật cố chấp, không linh hoạt theo thị trường. Nhưng họ lại rất kiên quyết với việc này.
Tại sao lại như vậy?
Vì họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình, tin rằng sản phẩm xứng đáng với mức giá đã nêu.
Nếu họ giảm giá và chấp nhận cái giá mà khách hàng mặc cả, điều này đồng nghĩa với việc họ đang tự hạ thấp giá trị sản phẩm của mình.
Tư duy 5: Đồ đã bán, miễn trả lại
Đối với người Do Thái, hàng đã bán ra, vậy khách hàng mới là người cần chịu trách nhiệm với món hàng, mà không phải họ.
Nếu bạn muốn kiện cáo gì, hãy kiểm tra sản phẩm ngay tại chỗ. Khi phát hiện ra lúc mua, họ nhất định sẽ chịu trách nhiệm về chúng. Còn đã mua về nhà, vậy thì miễn bàn vấn đề đổi trả.
Nghe có vẻ khá ngang ngược, nhưng người Do Thái ở xã hội hiện đại lại cho rằng, đó là một điều hết sức bình thường. Đâu phải họ không chịu trách nhiệm, nhưng điều kiện để họ chịu trách nhiệm là gì? Khách hàng cần nắm cho rõ.
Thứ đã bán ra, nằm trong tay bạn, thì bạn hãy tự chịu trách nhiệm.
Đây chính là 5 quan điểm kiếm tiền của người Do Thái, mong rằng bạn sẽ học được điều phù hợp với mình!