Doanh nhân Nhật Bản Inamori Kazuo đề xuất một công thức: Kết quả của cuộc sống/công việc=cách suy nghĩ + nhiệt tình + khả năng. Theo quan điểm của Inamori, có cách suy nghĩ đúng đắn quan trọng hơn việc có IQ cao và vóc dáng đẹp.
Tại sao tôi đã nghe rất nhiều bài diễn thuyết về sống tốt đẹp và áp dụng nhưng vẫn có một cuộc sống tồi tệ?
Tại sao tôi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thành công? Tại sao một số người không thông minh, nhưng luôn đạt thành tích cao?
Có người suy nghĩ rằng cách làm của mình không hiệu quả nên quyết định đổi mới và suy nghĩ các giải pháp hiệu quả để chạm tới thành công.
Nhưng cũng có nhiều người nghĩ rằng nếu cố gắng đến đâu thì cũng chả đạt được nên buông xuôi, lười biếng.
Mỗi người suy nghĩ khác nhau khi nhìn vào cùng một sự việc, tình huống, thì kết luận họ rút ra và hành vi ứng xử của họ thường rất khác nhau.
Nhiều lúc, logic và cách xử lý tình huống là yếu tố chính quyết định liệu anh ta hoặc cô ta có thể đạt hiệu quả hay không.
Chúng ta phải thừa nhận rằng cách suy nghĩ đúng đắn quan trọng hơn làm việc chăm chỉ. Nắm vững cách suy nghĩ chính xác là chìa khóa để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Ba suy nghĩ tiềm ẩn sẽ giúp bạn mạnh mẽ và cảm thấy đời tốt đẹp hơn.
1. Tập trung vào sở trường của mình
Hiệu ứng thùng gỗ rất phổ biến trong một thời gian trước đây: Một cái xô có thể chứa bao nhiêu nước, tùy thuộc vào tấm ván ngắn hay dài. Điểm yếu của bạn sẽ quyết định mức độ thành công của bạn.
Trong thời đại công nghiệp hóa, lý thuyết thùng gỗ thực sự rất hiệu quả.
Nhưng trong thời đại của Internet toàn cầu, khái niệm này không còn phù hợp nữa. Bởi vì trong sự phân công lao động xã hội ngày nay, chúng ta thực sự không cần phải ôm hết tất cả mọi thứ.
Đối với một công ty nước ngoài, dù vị trí là nhân viên tài chính, nguồn nhân lực, dịch vụ pháp lý hoặc quan hệ công chúng, các công ty thường chọn thuê những người chuyên môn để giải quyết, thậm chí họ có thể thuê bên ngoài những vị trí mà công ty chưa có.
Ví dụ, chiến lược của Pepsi ở Trung Quốc là như thế này:
Họ thuê tất cả nhân viên ngoài công ty giúp họ các khâu sản xuất, kênh phân phối, giao hàng và hậu cần, chỉ để lại một vài người trong bộ phận tiếp thị vận hành thương hiệu Pepsi.
Họ chỉ tập trung vào tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Từ cách làm việc của công ty này, ta có thể thấy thay vì phải dành thời gian và năng lượng để học những thứ mà bạn không giỏi, tốt hơn hết là tối đa hóa điểm mạnh của bạn.
Đã từng có một chiến lược nghề nghiệp trên Internet trước đây, được gọi là "chuyên biệt - đa năng - không khiếm khuyết".
Một người chuyên biệt có nghĩa là bạn có một chuyên môn rất mạnh có thể giúp bạn nổi bật giữa đám đông. "Đa năng": Từ "năng" nghĩa là có một vài khả năng để phù hợp với công việc.
"Không khiếm khuyết" có nghĩa là vượt qua những nỗ lực của chính bạn và hợp tác bên ngoài để làm cho điểm yếu của bạn biến mất. Loại chiến lược này dường như không phải là cách làm của người thông minh.
Có câu nói: Những người chuyên nghiệp tuy làm rất ít chuyện nhưng làm chuyện nào phải hoàn thành tốt chuyện đó.
Một khi họ tìm thấy một vùng đất có giá trị cao, họ tập trung vào việc canh tác và trồng trọt và họ không để những ngọn đồi xanh "thư giãn".
Trong môi trường làm việc hiện đại, hãy tìm ra sở trường của riêng bạn, nỗ lực của riêng bạn, mở rộng con đường đó và làm cho bạn có đủ năng lực cạnh tranh là quan trọng nhất.
2. Bật đèn xanh trong giao tiếp
Tuần trước, M. đi ăn cơm cùng vài người bạn cũ. Một số trong số họ đã quay về làm việc ở quê nhà, còn một số người thì ở lại thành phố lớn.
M. than thở rằng có những ưu và nhược điểm trong việc phát triển sự nghiệp ở các thành phố lớn và vùng quê. Khi M. chưa nói xong, M. bị bạn bè chặn lại: "Vô lí, ai mà chả muốn lập nghiệp ở các thành phố lớn. Cậu đổi đề tài đi!".
M. chỉ muốn thảo luận về chủ đề này với anh ấy. Anh ấy không cho phép M. nói tiếp.
Anh ấy tiếp tục: "Đô thị hóa là xu hướng trong tương lai. Những người quay về quê thì sau này quê hương phát triển thì họ cũng già, lấy sức khỏe đâu mà làm việc?". Sau đó, anh lại bắt đầu nói lên sự tồi tệ của một loạt các thành phố nhỏ.
Trong thực tế, những cuộc nói chuyện của anh ta chỉ phơi bày những hạn chế trong suy nghĩ của anh về bất kì đề tài nào.
Nhiều người không ở lại thành phố làm việc vì họ cảm thấy không theo kịp nhịp sống ở thành phố, hoặc là họ muốn đóng góp cho quê hương họ.
Họ có thể kiếm tiền giỏi hơn những người đang làm việc ở thành phố dù họ đang ở quê. Những điều này, anh bạn này có thể không hiểu và không muốn hiểu.
Trong thực tế, nhiều người chưa suy nghĩ sâu xa đã vội phản bác ý kiến của người khác khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Trong quyển sách "Học tập thật tốt", tác giả Thành Giáp đã gọi cách phản bác và buộc tội này là suy nghĩ đèn đỏ.
Ai cũng biết đèn đỏ thì không được đi, đèn xanh thì tiếp tục đi.
Những người có suy nghĩ đèn đỏ thường miễn cưỡng thử những điều mới, không sẵn sàng thực hiện thay đổi, tiếp thu ý kiến và quan điểm của người khác và sự phát triển của họ sẽ rất chậm.
Điều thực sự giúp chúng ta tiếp tục phát triển là: bật đèn xanh trong giao tiếp.
Suy nghĩ kiểu bật đèn xanh có nghĩa là khi gặp phải những ý kiến khác nhau, phản ứng của anh ta không phải là bác bỏ, mà là suy nghĩ, làm thế nào để dùng ý kiến hay quan điểm của người đối diện làm tư liệu để nói lên ý kiến của mình.
Điều đó có nghĩa là, những người có tư duy đèn xanh thường có thể đón nhận kiến thức mới với một tâm trí cởi mở, nghĩ rằng đây là cơ hội cho sự phát triển và nhận thức của chính họ.
Do đó, những người có suy nghĩ bật đèn xanh sẽ là những người phát triển nhanh trong xã hội này.
Về cách suy nghĩ về tư duy đèn xanh, cuốn sách "Học tập thật tốt" đưa ra ý kiến rằng phải phân biệt giữa "Tôi" và "Quan điểm của tôi".
Trong cuộc sống, hầu hết mọi người thường vô thức gắn kết "tôi" và "quan điểm của tôi" với nhau. Nó sẽ được hiểu là sự từ chối của chính chúng ta. Ví dụ, có người nói với bạn: "Dự án của bạn đang làm quá tệ!".
Tại thời điểm này, phản ứng đầu tiên của bạn là không nghĩ về việc dự án có hoạt động tốt hay không.
Thay vào đó, anh ta sẽ cảm thấy rằng anh ta không giỏi, rồi anh buộc tội chính mình, và sau đó anh ta sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và anh thấy mình trở nên tệ hơn.
Để thay đổi tình trạng này, cần phải làm rõ rằng "Tôi" và "Ý kiến/hành vi của tôi" là khác nhau.
Bạn lắng nghe ý kiến của người khác, coi chúng là cơ hội để tiếp nhận thêm các quan điểm hoặc khía cạnh khác nhau của vấn đề và biết thêm một số quan điểm bạn không hề suy nghĩ đến.
Biết đâu sau khi nghe người khác trình bày, bạn sẽ nqy ra ý tưởng hay, mới lạ.
Những người thông minh sẽ phân biệt cái "tôi" và "quan điểm của tôi" rất rõ ràng.
Vì vậy, lần tới khi bạn gặp phải những ý kiến khác nhau, đừng vội phủ nhận, hãy cho mình thời gian để suy nghĩ về sự hợp lý của nhau và xem liệu bạn có thể giúp mình không.
3. Tư duy phép trừ trong cuộc sống
Ba trạng thái nô lệ "kinh điển" được điều khiển bởi cuộc sống trên Internet:
Vô thức mua và mua những thứ có thể sẽ không cần thiết để xả stress hoặc bực tức trong lòng.
Ăn uống không kiểm soát để bù đắp những căng thẳng, những tổn thương trong cuộc sống.
Cày phim, chơi game hay lướt web từ sáng đến tối chỉ vì muốn giết thời gian.
Vì vậy:
Phòng của bạn chứa đầy những thứ bạn chưa từng sử dụng trước đây;
Cơ thể của bạn chứa nhiều chất béo, bạn đã đánh đổi vóc dáng để lấy một chế độ ăn uống không được kiểm soát;
Tâm trí của bạn có đầy đủ các thông tin rác chưa được xử lý.
Dần dần, bạn cảm thấy rằng cuộc sống đang trở nên mệt mỏi và dường như bạn không thèm đón chào ngày mới mà để cho đời đẩy đâu mình theo đó.
Lo lắng, cáu kỉnh, bực tức và đầy rẫy thói quen xấu hàng ngày nhưng bạn vẫn không biết mình đã sai ở đâu. Trong thực tế, điều này rất có thể bởi vì bạn đã thêm quá nhiều vào cuộc sống của bạn.
Một người thực sự trưởng thành, sống biết cách tạo ra một phép trừ trong cuộc sống. Anh A. trước đây là một người thích kết bạn. Dù ngoài phố hay công viên, ngoài đời thực hay trên mạng xã hội, anh có rất nhiều bạn bè.
Nhưng sau khi trải qua rất nhiều chuyện, anh quyết định lọc bạn bè trên mạng xã hội. Những ai không trao đổi công việc, tám chuyện hay những người ưa hỏi anh lương bao nhiêu... anh xóa hết.
Anh cảm thấy cuộc sống này rất dễ dàng và toàn bộ cuộc sống của anh thay đổi.
Tất cả thời gian của anh không còn nhìn thấy những người không thích nữa. Không tin nhắn làm phiền, không tốn nhiều thời gian trả lời tin nhắn của vài người hay dò hỏi thông tin công việc, gia đình.
A. giải thích rằng anh không bao giờ lãng phí thời gian vào những thứ vô nghĩa, mọi thứ đều đưa hiệu quả lên hàng đầu.
Đôi khi, sẽ cần thiết để chúng ta thực hiện một vài phép trừ trong cuộc sống, để loại bỏ những mục tiêu cực đó, những gì còn lại trong đầu có thể sẽ là những thứ bạn muốn.
Cuộc sống hiện đại bị trói buộc bởi những ham muốn vật chất, nhiều người nghĩ rằng càng cố nắm thật nhiều thứ trong cuộc sống, chúng ta càng thành công và hạnh phúc. Nhưng thực ra không phải vậy.
Nếu bạn muốn thỏa mãn nhu cầu của riêng mình, cố ôm lấy quá nhiều thứ bạn thực sự muốn, bạn sẽ rất mệt mỏi và kiệt sức.
Bỏ bớt những thứ bạn không thực sự cần hoặc những thứ không đáng và làm những việc thực sự quan trọng đối với bản thân.
Một khi cách suy nghĩ của bạn thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trải qua những thay đổi về chất. Nắm vững cách suy nghĩ đúng đắn sẽ không bị lãng phí hoặc vụt mất cơ hội thành công.
Từ hôm nay, hãy cố gắng thay đổi suy nghĩ của bạn, trân trọng những thứ và những người xung quanh, biết thế nào là đủ và bớt ôm đồm mọi thứ.
Hãy thử nghĩ về "những gì khác có thể mất nếu bạn nắm chặt nhiều thứ", cuộc sống có thể mang đến cho bạn những điều bất ngờ khác nhau.