Trong môi trường công sở, 3 kiểu đồng nghiệp này sẽ giúp bạn thăng tiến như diều gặp gió.
1. Đồng nghiệp cùng chung chí hướng
Trong công sở, khi gặp gỡ những đồng nghiệp cùng chí hướng, sẽ giúp bạn có ý thức mạnh mẽ về mục đích làm việc hơn và tăng tính gắn kết trong đội ngũ. Các bạn còn có thể học hỏi từ những điểm mạnh của nhau và cùng phát triển.
Đàn và Bình hiện đang là kiểm toán trong một công ty. Kể từ khi gia nhập công ty, họ thường xuyên tăng ca cùng nhau để giải quyết các khiếu nại mà công ty nhận được. Các nhà lãnh đạo cũng thường xuyên khen ngợi Đàn và Bình vì sự chăm chỉ của họ trong các cuộc họp tổng kết, cả hai đều đạt danh hiệu nhân viên xuất sắc cuối năm.
Hai người còn cùng nhau chuẩn bị cho cuộc thi tư pháp, mỗi ngày họ đều đến văn phòng sớm hơn các đồng nghiệp khác 2 tiếng để đọc và ôn kiến thức, buổi trưa sẽ cùng nhau trao đổi những thắc mắc và giải đáp. Sau nửa năm chuẩn bị, cả hai đều đã thành công vượt qua kỳ thi tư pháp đó, đúng lúc công ty mở rộng thêm một bộ phận mới, thế là cấp lãnh đạo đã giao bộ phận đó trực tiếp cho Đàn và Bình quản lý.
2. Đồng nghiệp làm việc nghiêm túc và có tiêu chuẩn cao
Môi trường công sở giống như là thâm cung nội chiến vậy, có rất ít người chịu nói sự thật khi bạn nhờ họ đánh giá. Nhưng những người có tiêu chuẩn cao trong công việc sẽ luôn chỉ ra những khiếm khuyết của bạn một cách chí công vô tư. Khi bắt gặp những người như thế thì đừng đánh mất họ, vì họ có thể sẽ là người giúp bạn nâng cao năng lực cá nhân đấy.
Chị Tô là quản lý mới của một công ty, chị ấy là một người rất nổi tiếng trong bộ phận. Vì trong công việc, chị Tô kiểm tra mọi thứ rất nghiêm ngặt. Ai làm việc không nghiêm túc và mắc phải lỗi thì chị ấy đều sẽ không ngần ngại mà chỉ ra khuyết điểm của họ.
Có một nhân viên mới, tên là Hồng Mai, rất thích sự bộc trực của chị Tô, bởi vì chị ấy rất thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm của cô, nhờ vậy mà Hồng Mai có thể cải thiện nó vào lần sau.
Sau này, Hồng Mai mới biết thì ra từ nhỏ chị Tô đã sống ở nông thôn, mỗi ngày đều phải dậy rất sớm để phụ giúp gia đình, và tính nghiêm túc làm việc của chị cũng đã được rèn luyện nên từ đó. Vì thế mà Hồng Mai ngày càng kính trọng và quan tâm chị Tô hơn, sau này, hai người họ đã trở thành bạn bè thân thiết của nhau.
Trong công sở, những đồng nghiệp luôn nghiêm túc với công việc và có tiêu chuẩn cao, dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn, thì cũng đồng nghĩa là họ có thể giúp bạn phát triển hơn.
3. Đồng nghiệp bộ phận vận hành (operation)
Tại nơi làm việc, đôi khi chúng ta sẽ cần liên hệ với những đồng nghiệp ở các bộ phận khác để lấy một ít thông tin ở nhiều khía cạnh, giúp bản thân có được bức tranh toàn cảnh hơn để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề của mình.
Tiệp mới gia nhập công ty với tư cách là giám đốc sản phẩm, vì trước đây Tiệp cũng đã từng làm trong ngành này rồi nên được lãnh đạo trọng dụng rất nhanh. Nhưng cuối cùng giai đoạn khó khăn cũng đã đến, kể từ khi vào công ty đến nay cũng đã được một khoảng thời gian dài, vậy mà Tiệp vẫn chưa đạt được thành tích đột phá nào, do đó cậu ấy đã rất lo lắng. Tiệp đột nhiên nghĩ đến Lily, đồng nghiệp đầu tiên mà cậu quen biết khi vừa vào công ty, vì vậy cậu ấy quyết định tìm Lily để hỏi chuyện.
Vì Lily làm bên phòng vận hành, nên cô đã cho Tiệp biết rất nhiều phản hồi của khách hàng cũng như ý kiến của riêng cô ấy, điều này mang lại rất nhiều nguồn cảm hứng cho Tiệp. Vì thế, cả hai đã hợp tác với nhau, kết quả, không chỉ đổi mới sản phẩm một cách hiệu quả mà còn trở thành những người bạn tốt của nhau.