Cốt lõi của việc tiết kiệm là gì?
Một phóng viên từng phỏng vấn ngẫu hứng người đi đường Trung Quốc câu hỏi “Hai năm sau tốt nghiệp, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?” Có người trả lời “10.000-20.000 NDT” nhưng cũng có người nói “Không nợ là tốt rồi, không dám nghĩ đến tiết kiệm”.
Đó là thực trạng của không ít người trẻ khi mới ra trường được ít năm, công việc còn chưa ổn định và họ chưa biết cách quản lý tài chính. Thế nhưng cũng những trường hợp ngoại lệ, tiết kiệm được số tiền lớn từ rất sớm
Chàng trai Ngô Huân, sau tốt nghiệp 2 năm tích lũy được 200.000 NDT (hơn 600 triệu đồng). Anh tốt nghiệp Đại học Công nghệ Vũ Hán năm 2021 và làm nhân viên kinh doanh cho một công ty nước ngoài.
Ảnh minh họa
Để gây ấn tượng tốt với khách hàng, anh đã chi nửa tháng lương mua một bộ vest tươm tất, đi giày da, ăn mặc bảnh bao mỗi khi có cuộc gặp mặt. Nhưng có lẽ đó là lần duy nhất Ngô Huân chi tiêu một cách xa hoa như vậy.
Trên thực tế, cho dù bạn sống ở thành phố nào, dù muốn tiết kiệm chúng ta vẫn không thể tách rời những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Cốt lõi của việc tiết kiệm không gì khác chính là bạn kiếm được bao nhiêu (nguồn thu) và cách bạn cân đối chi tiêu (điều chỉnh).
3 bí quyết để tiết kiệm dễ dàng hơn
Thu nhập của sinh viên đại học vừa tốt nghiệp đại học về cơ bản là vài nghìn NDT. Nếu bạn muốn tăng nguồn thu, tốt nhất là tận dụng thời gian sau khi tan sở để nhận thêm việc tay trái tại nhà hoặc làm một vài công việc bán thời gian.
Nhưng trước năm 30 tuổi, bạn có thể chọn đầu tư thời gian vào bản thân vì công việc bán thời gian thường đem lại thu nhập không cao. Hãy tận dụng lợi thế của người trẻ tuổi, nhanh nhạy tiếp xúc với những điều mới để học hỏi nhiều kiến thức hữu ích cũng như tích lũy các mối quan hệ. Khi giá trị của bản thân được nâng cao, bạn sẽ dễ dàng có được công việc với mức lương cao hơn.
Ngô Huân chọn đầu tư vào bản thân thay vì đi làm thêm ngoài giờ hành chính. Ảnh: ST
Đây cũng là sự lựa chọn của Ngô Huân. Vậy nên bí quyết đầu tiên chính là anh chọn tập trung vào “điều chỉnh”. Mỗi mùa anh chỉ mua 3 bộ quần áo, kiểu dáng đơn giản dễ phối đồ để mặc thay đổi. Chàng trai này cũng không bao giờ mua đồ ăn ngoài giá quá 20 NDT. Bữa ăn của anh chỉ cần đủ thịt đủ rau, quan trọng là đồ lành mạnh.
Về phương tiện di chuyển, theo Ngô Huân, “những người đi bộ không đi xe đạp và những người có thể đi xe đạp sẽ không đi taxi”. Ngô Huân khuyên bạn nên dậy sớm, chọn phương tiện nào cũng sẽ thong thả mà không cần vội bắt taxi vì sợ muộn giờ làm.
Nhiều người nói với chàng trai này rằng họ đều thực hiện được những việc này nhưng vẫn không thế giữ được tiền. Ngô Huân gợi ý họ làm theo bí quyết số 2 của anh: Có 2 thẻ ngân hàng.
Một thẻ để tiết kiệm và một thẻ cố định cho chi tiêu hàng ngày. Sau khi lĩnh lương hàng tháng, anh sẽ gửi một khoản vào thẻ cố định để trả tiền thuê nhà, điện nước và tiền tiêu vặt. Phần còn lại sẽ chuyển ngay vào thể tiết kiệm. Quan trọng là bạn giữ được kỷ luật: Thẻ tiết kiệm chỉ được gửi tiền vào chứ không được rút ra.
Ngô Huân để riêng tiền chi tiêu và tiền tiết kiệm vào 2 thẻ ngân hàng. Ảnh: ST
Nhờ 2 phương pháp đơn giản này, Ngô Huân đã tiết kiệm được 200.000 NDT sau 2 năm ra trường. Anh còn bật mí thêm một cách giúp anh giảm được một nửa tiền thuê nhà nhưng vẫn sống trong trung tâm thành phố mà không cần thuê ở ngoại ô.
Đó là chọn thuê một căn phòng tối giản, chỉ có chức năng chính để Ngô Huân ngủ sau khi đi làm về. Lựa chọn này phù hợp với nhu cầu của anh chàng khi hầu hết thời gian cả ngày chỉ làm việc tại công ty hoặc gặp gỡ khách hàng. Vậy nên anh cũng không cần không gian quá rộng để tập thể dục hay phục vụ nhu cầu giải trí khác.
Cuối tuần, Ngô Huân cũng làm thêm giờ hoặc ngủ bù ở nhà. Anh không cần những tiện ích như phòng gym hay sân bóng trong khuôn viên khu nhà mình. Những căn phòng cho thuê càng nhiều tiện ích, càng đắt đỏ trong khi nhiều người không thực sự sử dụng chúng thường xuyên.
Với những người đi làm cả ngày, lựa chọn những căn phòng nhỏ cũng là cách để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Bloomberg
Vậy nên một cách để bạn tiết kiệm đơn giản nhất chính là loại bỏ những khoản tiền không thực sự cần thiết cho cuộc sống của mình và cân nhắc nhu cầu nào nên được ưu tiên. Ngô Huân sống trong căn phòng nhỏ hơn nhưng vị trí gần trung tâm, tiết kiệm thời gian đi lại nên anh cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Cuộc sống đôi khi khó đoán trước được những gì sẽ xảy ra tiếp theo nên nếu bạn có được sự chuẩn bị cơ bản về mặt tài chính, bạn sẽ thoải mái và bĩnh tĩnh hơn rất nhiều.